Trị gàu bằng chanh, bạn đã nghe nói đến chưa?
Nấm sinh ra gàu là nỗi ám ảnh của nhiều người. Trị gàu bằng chanh là một trong những phương pháp hữu hiệu từ thiên nhiên mà bạn không thể bỏ qua.
Công dụng trị gàu của chanh
Chanh có tác dụng trị gàu sở dĩ trong chanh có chứa nhiều thành phần axit citric có khả năng kháng khuẩn, tiêu diệt nấm, ngăn ngừa sự phát triển của gàu. Ngoài ra, các vitamin B, C có trong loại trái này còn giúp kích thích sự phát triển của nang tóc, nuôi dưỡng mái tóc chắc khỏe, suôn mượt, ngăn ngừa sự gãy rụng.
Chúng ta có thể hoàn toàn sử dụng mẹo trị gàu bằng chanh hoặc kết hợp chanh với nhiều nguyên liệu khác. Đây là cách đơn giản những đảm bảo an toàn, tiết kiệm.
Ảnh minh họa quả chanh trị gàu. Ảnh: BoldSky
Cách trị gàu bằng chanh tươi tại nhà đơn giản
Sử dụng nước cốt chanh trị gàu là cách đơn giản nhất nhưng lại vô cùng hiệu quả. Các chất khoáng trong chanh sẽ giúp làm sạch da đầu, chất nhờn, mảng bám, tiêu diệt nấm gây ra gàu. Mang lại cho bạn một mái tóc dày, khỏe mượt.
Cách thực hiện:
Sử dụng khoảng 10 quả chanh tươi, bổ đôi, vắt lấy phần cốt. Tùy vào lượng tóc nhiều hay ít mà dùng lượng chanh vừa đủ.
Sau khi đã làm ướt tóc với nước sạch, thoa nướt cốt chanh lên da đầu và tóc.
Massage khoảng 10 – 15 phút, sau đó gội lại với dầu dội thông thường.
Video đang HOT
Để đạt hiểu quả cao, bạn có thể sử dụng đều đặn ngày 1 lần trong tuần đầu tiên và dãn cách từ 3 – 4 ngày gội 1 lần của tuần tiếp theo. Cứ dãn dần số lần gội cho đến khi hết gàu hoàn toàn.
Kết hợp chanh với nhiều nguyên liệu gì để trị gàu?
Chanh kết hợp với giấm: dùng 1 thì nước cốt chanh kết hợp với 2 thìa giấm trắng sau đó thoa đều lên da và tóc, massage nhẹ khoảng 10 phút và sau đó gội lại bằng nước sạch.
Chanh kết hợp với dầu dừa: Vắt lấy cốt 1 quả chanh cho vào chén nước ấm, thêm 2 muỗng dầu dừa vào và trộn đều. Thoa hỗn hợp lên da và massage khoảng 10 phút. Sau đó gội sạch lại với nước hoặc với dầu gội.
Chanh kết hợp với lòng trắng trứng gà: Lấy 1 thìa nước cốt chanh trộn đều với phần lòng trắng trứng, sau đó thoa đều lên da đầu và tóc, massage nhẹ khoảng 15 phút rồi gội lại với nước sạch hoặc nước ấm.
Chanh kết hợp với mật ong: Trộn 2 thìa nước cốt chanh với 4 thìa mật ong, trộn đều. Cho thêm một ít nước nếu như thấy dung dịch đậm đặc. Massage hỗn hợp trực tiếp lên da đầu khoảng 15 phút, sau đó gội lại với nước sạch.
Ảnh minh họa chanh kết hợp với mật ong trị gàu. Ảnh: BoldSky
Những lưu ý khi trị gàu bằng chanh
Việc thoa trực tiếp lên da đầu sẽ gây ra một số tác dụng phụ cho một số người. Thế nên, khi bắt gặp triệu chứng nóng rát da đầu, ngứa và nổi mẩn đỏ thì hãy nên dừng sử dụng.
Trị gàu bằng chanh là phương pháp hoàn toàn tự nhiên nên bạn cần phải kiên trì trong một thời gian dài, không nên nóng vội, gấp gáp. Đặc biệt đối với da khô và yếu thì cần cẩn trọng khi sử dụng.
Để đạt được kết quả tốt nhất, bạn nên bảo vệ mái tóc của mình trước những chất độc hại và ô nhiễm.
5 chất dinh dưỡng giúp tăng số lượng hồng cầu của bạn
Bạn có thường cảm thấy vô cùng mệt mỏi ngay cả sau một giấc ngủ yên bình vào ban đêm? Hay bạn đột nhiên gặp phải tình trạng 'mất điện' vào giữa ngày?
Thịt đỏ, các loại đậu, trứng, đậu và trái cây khô là một số nguồn cung cấp sắt phổ biến - ẢNH: SHUTTERSTOCK
Nếu bạn gặp những tình trạng này thường xuyên, thì đó có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng được gọi là thiếu máu, nói chung có nghĩa là số lượng tế bào hồng cầu (RBC) của bạn thấp.
RBC chịu trách nhiệm vận chuyển ô xy đến các bộ phận khác của cơ thể và khi số lượng của nó thấp, cơ thể bạn phải làm việc nhiều hơn để cung cấp ô xy đi khắp cơ thể. Điều này có thể khiến bạn có nguy cơ phát triển các biến chứng như trầm cảm, sinh non, nguy cơ nhiễm trùng cao và các biến chứng khác.
Để khắc phục vấn đề này một cách tự nhiên, hãy tiêu thụ các chất dinh dưỡng giúp sản xuất RBC. Dưới đây là 5 chất dinh dưỡng rất thiết yếu trong chế độ ăn uống của bạn để tăng số lượng hồng cầu, bổ máu, theo Times of India .
1. Thực phẩm giàu sắt
Thiếu sắt là nguyên nhân phổ biến của bệnh thiếu máu và để khắc phục điều này cần bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất sắt hơn.
Chất dinh dưỡng này giúp tăng cường sản xuất hemoglobin, một loại protein được tìm thấy trong các tế bào hồng cầu, do đó, làm tăng số lượng hồng cầu.
Thịt đỏ, các loại đậu, trứng, đậu và trái cây khô là một số nguồn cung cấp sắt phổ biến.
2. Folate
Folate là một loại vitamin B, cần thiết để tạo ra các tế bào máu đỏ và trắng trong tủy xương. Việc bổ sung folate được gọi là a xít folic.
Cơ thể chúng ta sử dụng folate để sản xuất heme, một thành phần thiết yếu của hemoglobin. Thiếu chất dinh dưỡng này có thể ngăn cản quá trình trưởng thành của các tế bào hồng cầu.
Các loại rau lá xanh như rau bina (cải bó xôi), đậu Hà Lan và đậu lăng là một số nguồn folate tuyệt vời.
3. Vitamin B12
Vitamin B12 có vai trò quan trọng trong việc hình thành hồng cầu. Sự thiếu hụt chất dinh dưỡng này có thể dẫn đến sự phát triển bất thường của RBC và ngăn cản sự phát triển của chúng, được gọi là thiếu máu hồng cầu khổng lồ.
Chất dinh dưỡng này chủ yếu được hình thành trong các sản phẩm từ sữa và các nguồn thực phẩm có nguồn gốc động vật như thịt đỏ, cá và động vật có vỏ. Bên cạnh đó, ngũ cốc ăn sáng cũng được tăng cường vitamin B12.
4. Đồng
Chất đồng không trực tiếp giúp sản xuất RBC, nhưng nó giúp RBC tiếp cận với sắt, cần thiết để tự tái tạo. Lượng đồng ít hơn có thể gây khó khăn cho toàn bộ quá trình.
Ăn thực phẩm giàu đồng như động vật có vỏ, quả anh đào và cá có thể giúp sản xuất RBC dễ dàng.
5. Vitamin C
Cũng giống như đồng, vitamin C cũng không ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản xuất RBC, nhưng cải thiện sự hấp thu sắt trong cơ thể.
Ăn các loại thực phẩm giàu vitamin C đặc biệt quan trọng khi bạn đang có các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật để đáp ứng lượng sắt hấp thu.
Kết hợp thực phẩm giàu vitamin C với nguồn sắt không phải heme có thể giúp cơ thể bạn hấp thu nhiều sắt hơn, theo Times of India .
Mang tiếng là tội đồ mấy chục năm, đến khi Mỹ cấm 'trans fat', chất béo bão hòa mới được minh oan Chất béo bão hòa, chẳng hạn như mỡ lợn, từng bị xem là "thủ phạm số 1" gây hại sức khoẻ tim mạch trong suốt nhiều chục năm! Các loại chất béo trong chế độ dinh dưỡng Chất béo là nguồn dưỡng chất thiết yếu với sức khoẻ con người. Có 3 loại chất béo chính trong chế độ dinh dưỡng: chất béo...