Tretinoin: Dùng đúng thì sẽ là “thần dược”, dùng sai chẳng khác nào phá huỷ làn da
Được công nhận với sức mạnh gấp 20 lần so với Retinol, vậy Tretinoin là gì? Và có nên sử dụng hay không?
Nếu bạn biết đến Retinol là một loại Vitamin A có khả năng chống lão hoá, cải thiện sắc tố da hiệu quả thì bạn không thể bỏ qua 1 “người anh em” khác cùng họ Vitamin A nhưng lại có sức mạnh cực đỉnh không thua kém, đó là Tretinoin (hay còn gọi là Retin-A). Không phải tự nhiên mà Tretinoin lại trở thành loại thuốc kê đơn phổ biến tại Mỹ với hơn 1 triệu liều được bán ra vào năm 2018. Tuy nhiên thành phần này cũng dính vào nhiều tranh cãi vì những phản ứng phụ khi sử dụng, bên cạnh đó cũng có trường hợp chưa biết cách sử dụng Tretinoin khiến mặt lên mụn.
Hầu hết các chuyên gia trong lĩnh vực làm đẹp, bác sĩ da liễu đều phải công nhận về hiệu quả của Tretinoin. Không chỉ cải thiện tông màu và sắc tố da, chống lão hóa mà Tretinoin còn được kê đơn để điều trị nếp nhăn sâu, thậm chí là mụn trứng cá.
Một số thông tin về Retin-A (Tretinoin)
- Loại chất: Vitamin A (acid)
- Tác dụng chính: Tăng sinh tế bào Collagen, chống oxy hóa.
- Ai nên sử dụng: Người đang gặp vấn đề về mụn trứng cá, nếp nhăn sâu và được bác sĩ kê đơn, chỉ định sử dụng.
- Tần suất sử dụng: Từ 2-3 lần/tuần phụ thuộc vào đơn của bác sĩ
- Có thể kết hợp với: Chất dưỡng ẩm, chống oxy hoá
- Không nên kết hợp với: Vitamin C, chất tẩy tế bào chết vật lý và hóa học, các công thức Retinoids khác.
Tretinoin là gì?
Tretinoin hay còn gọi là Retin-A, Retinoic Acid, là 1 dạng Vitamin A có tính acid. Tretinoin được phát hiện lần đầu tiên vào những năm 60s bởi Tiến sĩ Albert Kligman. Thực tế, Tretinoin lần đầu được ứng dụng chăm sóc da với khả năng điều trị mụn trứng cá, nhưng trong quá trình điều trị, Tretinoin lại được phát hiện có khả năng làm đầy nếp nhăn và chống lão hoá.
Bàn về nguyên nhân gây ra nếp nhăn trên da, có thể được giải thích như sau: Lớp biểu bì được tạo thành từ các hàng tế bào da xếp lớp, khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và các loại tia khác (UVA, UVB), các hàng tế bào trở nên vô tổ chức, bám chặt hơn vào bề mặt và giảm khả năng tái tạo, dẫn đến xuất hiện nếp nhăn. Ngoài ra, những áp lực từ môi trường bên ngoài hạn chế việc sản xuất Collagen, Elastin trong khi đây là những chất cung cấp “sức mạnh” cho các tế bào để nâng đỡ, duy trì khả năng đàn hồi của da.
Khác với Retinol cần thời gian để chuyển hóa thành Retinoic Acid rồi mới phát huy hiệu quả thì bản thân Tretinoin đã là Retinoic Acid rồi. Cho nên Tretinoin sẽ phản ứng với da ngay khi được thoa lên. Tretinoin thường được ví có sức mạnh hơn Retinol gấp 20 lần, cũng vì thế mà khi muốn sử dụng Tretinoin, bạn cần có bác sĩ kê đơn và theo dõi.
Phản ứng thường thấy nhất sau khi thoa Tretinoin đó là tình trạng da kích ứng, mẩn đỏ, có bong tróc nhẹ. Tuy nhiên bạn có thể hiểu rằng Tretinoin đang “cố tình” làm vậy để nhanh chóng xóa sổ những tế bào da cũ, thúc đẩy sản sinh tế bào da mới và thay thế. Tretinoin thâm nhập vào các tế bào sừng bên ngoài của biểu bì, gây ra phản ứng loại bỏ các tế bào chết nằm trên bề mặt, làm tăng lưu lượng máu trong da và do đó, tăng tốc độ sao chép tế bào biểu bì mới và tổ chức collagen ở lớp hạ bì. Quá trình này cho phép làn da khỏe mạnh hơn, ít nếp nhăn hơn. Còn về tác dụng trị mụn, vì Tretinoin sẽ liên tục đẩy các tế bào chết đi, lỗ chân lông bạn sẽ thông thoáng hơn và về lý thuyết, điều này làm cho mụn khó hình thành hơn.
Tác dụng chính của Tretinoin
Video đang HOT
Tretinoin thúc đẩy quá trình chuyển hóa tế bào trên da dẫn đến những lợi ích sau:
- Giảm nếp nhăn
- Giảm viêm liên quan đến mụn trứng cá
- Giảm chứng tăng sắc tố
- Cải thiện kết cấu của da
- Tăng tổng hợp collagen
Tác dụng phụ của Tretinoin
Điều gây tranh cãi nhất xung quanh Tretinoin đó là những tác dụng phụ mà nó gây ra. Nếu bạn bắt đầu sử dụng Tretinoin, bạn nên loại bỏ hết các sản phẩm tẩy da chết vật lý, hóa học (kể cả AHA, BHA) và tập trung vào thói quen chăm sóc da nhẹ nhàng để da phục hồi nhanh hơn. Một thành phần khác cần tránh là Benzoyl Peroxide, chất thường được sử dụng để điều trị mụn trứng cá, nhưng nếu sử dụng kết hợp với Tretinoin, cả hai tác dụng có thể triệt tiêu lẫn nhau hoặc gây ra phản ứng không mong muốn. Bên cạnh đó, bạn không cần thay đổi toàn bộ sản phẩm trong chu trình dưỡng da của mình nếu những sản phẩm này vẫn đang giúp ích, chỉ cần tránh những sản phẩm chứa cồn và hương liệu vì chúng có thể làm da mẫn cảm hơn.
Vào những ngày đầu sử dụng Tretinoin, tình trạng mẩn đỏ, bong tróc da sẽ xảy ra. Nhưng hãy nhớ rằng đây là dấu hiệu cho thấy Tretinoin đang hoạt động hiệu quả, vì thế hãy kiên trì sử dụng. Một chu trình chăm sóc da bổ sung nhiều độ ẩm (Hyaluronic Acid) hoặc phục hồi da (B5, tinh chất rau má) được ưu tiên hơn cả khi bạn muốn sử dụng Tretinoin.
Vậy nên sử dụng Retinol hay Tretinoin?
- Retinol cần có thời gian để chuyển hóa thành dạng acid. Khi tồn tại ở dạng acid, retinol mới thực sự phát huy hết được tác dụng của mình trên da. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh Retinol không thể chuyển hóa 100% thành acid được.
- Khác với Retinol, Tretinoin là acid sẵn rồi vì thế chúng sẽ phát huy công dụng mạnh hơn hẳn khi thoa trên da. Điều này đồng nghĩa với việc Tretinoin dễ gây kích ứng cũng như các tác dụng phụ khác trên da cao hơn Retinol
- Nếu bạn muốn da có hiệu ứng căng mọng, bóng bẩy, ngăn chặn một số dấu hiệu lão hóa và da bạn cũng không phải điều trị vấn đề gì đặc biệt thì Retinol là sự lựa chọn thiết thực nhất.
- Đối với những vấn đề như mụn trứng cá, mụn đầu đen, các vấn đề về sắc tố và nếp nhăn sâu hơn, Tretinoin sẽ mang lại cho bạn nhiều hiệu quả hơn. Tuy nhiên đối với Tretinoin, bạn tuyệt đối không nên tự mua sử dụng mà phải có bác sĩ da liễu hoặc chuyên gia kê đơn và theo dõi.
Một số sản phẩm Tretinoin phổ biến
Obagimedical
1.900.000
Theperfectdermapeel
2.400.000
Beautygarden
130.000
LƯU Ý:
Phụ nữ có thai không sử dụng Tretinoin
Phần lớn các loại Tretinoin được bán trong nhà thuốc, các cơ sở làm đẹp được cấp phép
Sử dụng Tretinoin và nồng độ bao nhiêu cần có sự kê đơn và theo dõi của bác sĩ/ chuyên gia da liễu. Tuyệt đối không tự ý mua sử dụng
Uống thuốc nội tiết tố chữa nám, bác sĩ da liễu cảnh báo nguy hiểm chị em cần biết
Khi uống thuốc nội tiết tố hoặc chữa nám theo kiểu truyền miệng chị em dễ bị rối loạn nội tiết, rối loạn sắc tố, sạm da, nám thứ phát, mất sắc tố, bào mòn da...
Một trường hợp bị rối loạn sắc tố da do sử dụng kem trộn làm trắng, chữa nám mặt (ảnh minh hoạ)
Nguyễn Thu Trang (37 tuổi) đến viện vì toàn bộ vùng da trên má bị nám đen. Cô cho biết, lúc trẻ cô cũng có một vài nốt trên má nhưng vài năm gần đây, nhất là từ khi mang thai con thứ hai các nốt tàn nhang trên má ngày càng nhiều.
"Một số nốt tàn nhanh đã lan rộng ra và có xu hướng thành những đốm nám. Tôi rất lo lắng nên dùng mỹ phẩm "đặc trị" mà vẫn chưa cải thiện. Nhiều người có kinh nghiệm cho biết, tôi bị rối loạn nội tiết tố, dẫn đến bị nám da, tàn nhang. Có người mách nên dùng thuốc nội tiết tố (thuốc tránh thai) có thể cải thiện tình trạng nám", chị Trang cho hay.
Nghe lời, chị cũng mua một vỉ thuốc tránh thai hàng ngày uống thử trong một tháng nhưng những nốt tàn nhang vẫn ngày một dày lên chi chít. Chưa kể việc uống thuốc tránh thai cũng khiến cho kỳ kinh của chị bị rối loạn. Lo sợ chị tìm đến viện để khám.
Trao đổi với phóng viên Infonet,Đại tá, BSCK II chuyên ngành da liễu Nguyễn Xuân Trừ, cho biết nám da là một bệnh lý tăng sắc tố lành tính có cơ chế bệnh sinh phức tạp. Một trong số đó là sự ảnh hưởng của yếu tố nội tiết. Tuy nhiên, việc uống thuốc nội tiết để điều trị nám lại không được các bác sĩ khuyến cáo.
"Thậm chí trong một vài trường hợp thuốc nội tiết (thuốc tránh thai, các hormone thay thế...) lại là nguyên nhân khiến nám khởi phát hoặc tăng nặng", bác sĩ Nguyễn Xuân Trừ cho hay.
Đáng ngại hơn, GS.TS Nguyễn Viết Tiến, Giám đốc trung tâm hỗ trợ sinh sản quốc gia từng nhấn mạnh, sử dụng bất cứ thuốc nội tiết nào vào cơ thể bao gồm cả thuốc tránh thai phải tầm soát tất cả ung thư như ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng,.. Sử dụng bổ sung nội tiết không đúng cách đều tăng khả năng ung thư.
Do đó, các chuyên gia da liễu khuyến cáo, chị em đừng nhầm tưởng là uống nội tiết điều trị nám. Vì điều đó không chính xác, không an toàn. Nếu muốn uống thuốc để điều trị nám thì nên uống các thuốc có thành phần như: vitamin C, Glutathion, vitamin PP, L-cystin,
Lý giải điều này, BSCK II Nguyễn Xuân Trừ cho biết, nám do rất nhiều nguyên nhân, có thể chia làm 2 nhóm nguyên nhân lớn: Nguyên nhân nội sinh và nguyên nhân ngoại sinh.
Nguyên nhân nội sinh bao gồm các yếu tố gia đình, nội tiết (tuổi dậy thì, mang thai và cho con bú, mãn kinh, bệnh lý tuyến giáp, tử cung - buồng trứng...) hay đơn giản là tình trạng lão hoá da theo thời gian và một số nguyên nhân khác.
Nguyên nhân ngoại sinh hàng đầu là do tia UV có trong ánh sáng mặt trời, tiếp đến là do lạm dụng nhiều loại mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, kem lột tẩy, làm trắng, kem chứa corticoid. Ngoài ra môi trường ô nhiễm cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tình trạng nám da.
"Để điều trị nám an toàn và hiệu quả cần có sự thăm khám, tư vấn của bác sĩ có chuyên môn. Đồng thời mỗi người phải có một quy trình chăm sóc da cơ bản: làm sạch- dưỡng ẩm- chống nắng, đặc biệt là chống nắng để có thể nâng cao cũng như duy trì tốt kết quả điều trị", BS Xuân Trừ nhấn mạnh.
Theo ông, việc tự ý điều trị nám da bằng việc uống thuốc nội tiết hoặc bôi đắp rượu thuốc, lá trầu không... theo kiểu truyền miệng không những không có hiệu quả mà thậm chí còn để lại những hậu quả rất nghiêm trọng.
Theo đó, chị em có thể phải đối diện với những hệ quả như rối loạn nội tiết, rối loạn sắc tố, sạm da, nám thứ phát, mất sắc tố, bào mòn da... Đây đều là những mặt bệnh cực kì khó điều trị.
"Ví dụ như việc bôi/ đắp lá trầu không được rất nhiều người truyền tai nhau, thậm chí chia sẻ trên mạng xã hội như facebook, tiktok... là do trong lá trầu không có chứa Hydroquinon - là một hợp chất đã được khoa học chứng minh có tác trong điều trị nám.
Tuy nhiên, hợp chất này phải được bào chế, chiết xuất dưới dạng dược phẩm, mỹ phẩm mới an toàn và có hiệu quả chứ không thể sử dụng được ở dạng "thô" sẽ dẫn đến sạm da, rối loạn sắc tố", BS Xuân Trừ cho hay.
Vị đại tá bác sĩ cho hay, ông từng gặp vô vàn những trường hợp điều trị nám sai cách. Đó là những trường hợp dùng acid, xăm màu da lên vùng nám, đốt nám bằng laser CO2, bôi/ đắp rượu thuốc, lá trầu không, bôi kem trộn chất lột tẩy, sử dụng mỹ phẩm chứa thuốc cản quang đường uống hoặc đường bôi...
Những việc làm này đều để lại những hậu quả rất đáng tiếc. Việc điều trị khắc phục hậu quả rất mất thời gian, công sức và tiền bạc, thậm chí không thể trả lại làn da ban đầu.
Đáng lưu ý, trong mùa dịch việc thăm khám bị hạn chế, vì thế nhiều chị em lại tìm kiếm cách chữa nám...Tuy nhiên, với kinh nghiệm bản thân, BS Xuân Trừ cho rằng, việc tham khảo thông tin trên những tạp chí uy tín, những bác sĩ, chuyên gia là rất cần thiết.
Chị em tuyệt đối không áp dụng bất kì một hình thức điều trị nào trên da mặt mình nếu chưa tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa. Khi có điều kiện chị em hãy tới các cơ sở uy tín để được bác sĩ thăm khám, soi da và tư vấn đưa ra phác đồ, liệu trình phù hợp nhất với làn da của mình.
Song song với đó nên duy trì thói quen chăm sóc da hàng ngày bao gồm làm sạch, dưỡng ẩm và chống nắng đồng thời kết hợp với lối sống lành mạnh ăn uống và tâp luyện, hạn chế stress và thức khuya.
Cách chọn kem dưỡng trắng da body cho làn da tươi tắn tự nhiên 2021 Nếu bạn còn băn khoăn về cách chọn kem dưỡng trắng da body phù hợp nhất, giúp cho làn da tươi tắn một cách tự nhiên thì đây chính là bài viết dành cho bạn. Đôi khi, việc lựa chọn loại kem dưỡng trắng da body nào phù hợp nhất với làn da của mình làm các chị em phân vân rất lâu....