‘Trèo cao’ để được nhìn ngắm thế giới

Theo dõi VGT trên

Trong căn nhà Đại đoàn kết của hai mẹ con Ngọc Giàu ở Tây Ninh những ngày này đầy ắp niềm vui từ kết quả thi đại học của cô con gái nhỏ. Sự học là hành trình dài phía trước, và Giàu đã bước được những bước đầu tiên.

Trèo cao để được nhìn ngắm thế giới - Hình 1

Học tập và đọc sách đưa Giàu đến một chân trời mới – Ảnh do nhân vật cung cấp

“Mình từng đọc được trong một quyển sách rằng ‘Tôi trèo cao không phải để được thế giới nhìn ngắm mà là để nhìn ngắm thế giới’. Câu nói đó đã trở thành triết lý sống của mình suốt nhiều năm qua” – Lê Nguyễn Ngọc Giàu, cô tân sinh viên ngành ngữ văn Trung Quốc (ĐHKHXH&NV, ĐHQG TP.HCM), trải lòng.

Mình nhận ra có nhiều cơ hội để phát triển nếu mình biết nhìn ra cơ hội thay vì cứ mãi lo lắng về thất bại.

Lê Nguyễn Ngọc Giàu

“Con gái thì cần gì phải học?”

Khi Ngọc Giàu được 2 tháng tuổi, cha cô bỏ đi. Người mẹ bị khuyết tật ở chân từ năm lên 4 tuổi, giờ ôm đứa con trong vô vọng. Lúc đó, nghe tin ở viện mồ côi có một đứa trẻ được nuôi nấng, lo ăn uống đầy đủ, rồi vừa được đi nước ngoài, người mẹ muốn con mình cũng có cuộc sống tốt đành mang con gửi vào đó.

“Ngày đầu tiên ở trại mồ côi, mẹ thấy mình bị mấy đứa lớn hơn ăn hiếp rồi cũng không hòa nhập được. Mẹ xót, ôm mình về. Mẹ nói dù sao cũng sẽ cố gắng lo cho mình bằng mọi giá vì đó là con của mẹ, gửi mình đi mẹ không đành lòng”, Giàu kể lại câu chuyện cô được nghe từ mẹ.

Năm Giàu vào lớp 1, hai mẹ con vẫn còn sống chung với bà ngoại. Chỉ những người con trai trong nhà được đi học, còn con gái thì không.

“Ngoại nói cho mình ở nhà lo gia đình, phụ mẹ, chứ con gái mà học làm gì, học để làm ông làm cha chắc? Nhưng bản thân mẹ từng cố gắng học may, kiếm tiền từ nghề may rồi còn dạy lại cho học trò. Mẹ không được học hành đầy đủ, thiệt thòi rất nhiều nên quyết tâm bằng bất cứ giá nào cũng phải cho mình đi học”, cô nói.

Từ miếng đất được bà ngoại chia, người mẹ bán lấy tiền, dành dụm mua được một căn nhà, cho Giàu đi học. Thời gian trôi đi, thấm thoát cô bé lên lớp 6. Lúc này gia đình thiếu nợ lớn, căn nhà của Giàu cũng bị xiết nợ. Hai mẹ con ôm đồ đi ở ké nhà người khác, rồi được một quán cơm chay nhận làm việc cho ở nhờ.

“Giai đoạn đó mình và mẹ cùng làm việc, chỉ sống qua ngày, mong có cơm ăn. Mình chạy xe đạp đi học, trưa về phụ bán, có khi vừa ăn vừa phụ chạy bàn, còn mẹ xắt rau củ nấu. Hai mẹ con không có tiền công, mà lúc đó cũng chỉ mong có chỗ ăn chỗ ở, không mong cầu gì hơn”, Ngọc Giàu kể.

Làm được hai tháng, người mẹ quyết định về ngoại, xin được ở tại miếng đất dùng để chôn cất của gia tộc. Một nhóm từ thiện đến cất căn nhà tạm trên mảnh đất đó. Căn nhà được xây xong chỉ trong hai tiếng, có mái tôn, cửa bằng cây gỗ, hai bên vách làm bằng vách bồ và lá cây, cũng chưa có nền nhà hay điện đóm.

Giàu và mẹ xin được cái giường từ nhà ngoại để nằm ngủ. Buổi tối họ đi kiếm lá dừa, củi, cây xung quanh để đốt lửa. Những ngày trời mưa, sình lầy chảy tràn vào nhà. Người mẹ thức suốt đêm để thắp lửa, canh cho con ngủ.

Ở được bốn năm, hai mẹ con Ngọc Giàu may mắn được tặng một căn nhà Đại đoàn kết. Do khuyết tật ở chân từ bé, mẹ Giàu gặp nhiều hạn chế trong quá trình tìm việc làm. Bà nỗ lực chạy chiếc xe ba bánh đi bỏ mối dầu phộng cho các quán ăn, mỗi tháng kiếm từ 2-4 triệu đồng.

Cố gắng lên chút nữa!

Video đang HOT

Trèo cao để được nhìn ngắm thế giới - Hình 2

Lê Nguyễn Ngọc Giàu bên mẹ, bà Nguyễn Thị Kim Sang – Ảnh do nhân vật cung cấp

“Đối với mình, mẹ là người rất kiên cường, dù hoàn cảnh thế nào mẹ cũng cố gắng vượt qua. Mẹ chính là động lực, là minh chứng sống cho mình về sự nỗ lực”, Ngọc Giàu nói. Giàu cũng học tấm gương từ mẹ. Trong cuộc sống, mọi việc cô đều dốc hết sức để thực hiện. 12 năm, Giàu là học sinh giỏi, bất chấp những khó khăn bủa vây.

Những ngày ôn thi đại học, 7h sáng Giàu ngồi vào bàn bắt đầu học. Mỗi khi giải xong một bài luyện thi, cô dặn mình “cố gắng thêm chút nữa”. Cứ thế, khi kim đồng hồ chỉ quá nửa đêm, Giàu mới chịu đi ngủ.

“Mỗi lần nói với bản thân câu đó, mình cứ làm thêm một chút nữa mà không biết mệt”, cô tân sinh viên cười.

Năm nay Ngọc Giàu thi vào ngành ngôn ngữ Trung Quốc, bởi cô muốn viết tiếp ước mơ mà mẹ đã bỏ dở. Hè năm lớp 9, Giàu tình cờ tìm thấy vở ghi chép và những quyển sách cũ của mẹ.

“Mình thấy mẹ cố gắng học tiếng Trung nhưng không thành công vì thiếu điều kiện. Mình bắt đầu tự tìm hiểu tiếng Trung, tự học viết, phát âm, từ vựng, nghe nhạc…”, cô kể. Thấm thoát 4 năm trôi qua, Giàu quyết định chọn thi đại học khối D4. Cô tự ôn thi bằng cách in đề những năm trước, giải rồi sửa theo đáp án, tra từ vựng, tham gia các nhóm luyện thi khối D4. Ngoài ra, cô còn tìm các bài thi thử miễn phí để ôn luyện.

Ngọc Giàu yêu thích thể thao nên cô chơi mọi trò từ bóng chuyền, đá banh đến đá cầu. Trong đó, bóng chuyền trở thành một trong những đam mê của Giàu, là động lực để cô nâng đỡ tinh thần sau những giờ học căng thẳng. Năm lớp 11 và 12, Giàu cùng bạn mang dự án tham gia cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp tỉnh dành cho học sinh trung học, lần lượt đoạt giải ba và sau đó là giải nhất.

Mùa dịch, giá dầu phộng tăng cao, kinh tế khó khăn, số tiền mà mẹ Giàu kiếm được chỉ còn khoảng 1-2 triệu, có khi không có. Hai mẹ con sống nhờ vào sự hỗ trợ của chính quyền địa phương qua các chính sách dành cho hộ khó khăn. Giữa ngần ấy gian truân, họ cứ chắt chiu từng hạnh phúc nhỏ của đời thường. Mẹ là người dạy Giàu mọi thứ từ nhỏ đến lớn. Giàu nói cô thường ôm mẹ từ phía sau mỗi khi được mẹ chở đi trên đường. Buổi tối, cô kể cho mẹ nghe về những gì mình học được trong ngày.

Ngoài thời gian học, Ngọc Giàu cũng thường đọc sách. Sách đưa cô đến những chân trời mới, gieo vào tâm trí Giàu ước mơ một ngày nào đó, chính cô cũng được đặt chân đến những nơi này. Câu nói mà Giàu nhặt nhạnh từ sách, biến thành triết lý sống của bản thân, cũng chính là câu trả lời của Giàu cho câu hỏi: “Con gái thì cần gì phải học?”.

“Thế giới rộng lớn, còn mình thì quá nhỏ bé. Một ngày nào đó mình sẽ tự trải nghiệm những nơi được nhắc đến trong sách. Mình sẽ học để tìm được một công việc tốt lo cho kinh tế gia đình, cho mẹ mình”, cô nói.

Lo cho bản thân và xã hội

Bà Nguyễn Thị Kim Sang, mẹ của Ngọc Giàu, cho biết bản thân không được tiếp cận giáo dục nên thiệt thòi rất nhiều. Vì vậy, bà luôn khích lệ con nỗ lực học để có tri thức, sau này tự lo được cho bản thân và còn có thể giúp ích cho cộng đồng, xã hội. Lớn lên từ một môi trường không tạo điều kiện để con gái được học, bà Sang ấn tượng với những người phụ nữ giữ vai trò chủ tịch hội, nhóm ở tỉnh Tây Ninh.

“Có lần một cô từng khuyên tôi con trai học được thì con gái cũng học được, nam nữ bình đẳng. Vậy nên tôi ráng noi gương họ, phải cho con biết chữ, phải vươn lên”, bà Sang nói.

Từ ngày người cha bỏ đi, Giàu không còn giữ liên lạc. Năm Giàu lên lớp 1, có thời gian cha đưa cô đi học. “Bữa đó tôi có việc nhờ cha cháu đón, nhưng nhìn thái độ ông ấy không khích lệ tinh thần cho con đi học, từ đó về sau tôi cũng không nhờ cậy gì thêm”, mẹ Ngọc Giàu kể.

“Tôi khuyết tật, phải chống gậy nhưng cũng ráng nấu cơm, làm việc, lên xe ba bánh chạy đi bỏ dầu. Nay sức khỏe kém nhiều phần, nhưng tôi mong mình khỏe để thấy ngày con gái được thành tài”, bà chia sẻ.

Học là không định nghĩa "muộn" hay "sớm"

Hồi đi học ở Trung Quốc và Đài Loan tôi phát hiện ra một thực tế rất thú vị và đáng để học tập. Đó là ở một số nước, đặc biệt là các quốc gia phát triển như Nhật, Hàn...thì tuổi nào họ cũng học, bởi quan niệm của học là "sống đến già, học đến già".

Ở năm học thứ nhất, ban đầu bước vào lớp học ngoại ngữ tôi khá ngạc nhiên khi nhìn thấy ba anh chị người Hàn rất luống tuổi ngồi học cùng chúng tôi. Tìm hiểu ra thì biết một chị đã 52 tuổi, một chị 45 tuổi và một anh 50 tuổi (lúc đó tôi 32 ). Họ sang Trung Quốc theo chồng hoặc đi làm công việc kinh doanh của riêng mình. Vì không muốn sử dụng phiên dịch trong giao tiếp hàng ngày và đàm phán, thương thảo với đối tác nên họ bỏ thời gian ra để học tiếng Trung.

Thực ra tôi biết tuổi của họ khi "láu cá" xem danh sách có thông tin cá nhân cơ bản của cả lớp để trên bàn giáo viên lúc ra chơi chứ hỏi thì họ chỉ cười trừ và chưa một ai nói cho tôi biết tuổi thật. Vậy mà ngày đó tôi cứ nghĩ mình là lớn tuổi nhất, vì ở Việt Nam 32 tuổi mới sang đó học Thạc sĩ thì chẳng còn gì là sớm nữa, bởi lớp Thạc sĩ chuyên ngành của tôi toàn các bạn kém tôi từ 7-8 tuổi.

Ở Trung Quốc thì họ thường học luôn một chặng dài mới đi làm, có nghĩa là học xong đại học sẽ học tiếp thạc sĩ, rồi học lên tiến sĩ luôn. Bởi vậy ở họ số người có bằng tiến sĩ lúc 28-30 tuổi là chuyện hết sức bình thường, chẳng có gì đáng phải "á, ồ", ngạc nhiên cả.

Suy nghĩ của họ không giống với mình ở chỗ là họ hành động theo tư duy độc lập mà không bị ảnh hưởng nhiều bởi thị phi hay dư luận xã hội. Có nghĩa là họ sống theo cảm xúc cá nhân nhiều hơn là bị người khác chi phối. Lên lớp không sinh viên nào ngồi nem nép nhìn thầy cô giảng bài trên bục rồi ngồi chép 1 - định nghĩa; 2- khái niệm...như ở ta.

Trừ môn ngoại ngữ ra thì tất cả các môn học chuyên ngành khác giáo sư chỉ lên lớp đúng buổi đầu tiên để khái quát nội dung và ý nghĩa của môn học. Sau đó sẽ giao cho mỗi sinh viên một đề tài để về chuẩn bị và lên thuyết trình. Khi sinh viên đứng trên bục thuyết trình thì thầy ngồi dưới nghe và điều chỉnh những nội dung cần thiết.

Mỗi giờ giải lao thầy trò ngồi tranh luận rôm rả, nhiều lúc nảy lửa chan chat bởi quan điểm giữa thầy và trò trái ngược nhau. Không giống sinh viên ở mình nhiều lúc vì "sợ" hay "nể" thầy mà nhượng bộ, sinh viên của họ sẵn sàng cãi tay đôi với giáo sư đến lúc ngã ngũ thì thôi. Nhiều lúc thầy phải chấp nhận thua trò bởi lý lẽ của trò sát với thực tế hơn, khả thi hơn.

Học là không định nghĩa muộn hay sớm - Hình 1

Lớp học ngoại ngữ đủ các lứa tuổi với nhiều quốc gia tại Taiwan

Tôi vừa ngồi nghe giảng, vừa quan sát mới thấy được vì sao sinh viên của họ luôn có những thành tích nổi trội và suy nghĩ vượt qua lằn ranh giới của tuổi tác. Nếu là tôi khi ở Việt Nam thì khi ngồi học cùng với các bạn kém mình 7-8 tuổi kiểu gì cũng ra dáng một đàn chị, nhưng ở đó thì ranh giới tuổi tác bị xóa nhòa, bởi họ cũng chỉ xưng hô "ủa" với "nỉ", giống như tiếng Anh chỉ có hai ngôi "I" và "you", và mình cũng đang chỉ học những kiến thức ngang bằng với họ, thế nên nếu tự nghĩ mình là "chị" với họ thì sẽ lố bịch vô cùng.

Lại nói tiếp chuyện học không bao giờ là sớm hay muộn. Bởi vì, lớp học ngoại ngữ của tôi có khoảng 15 người đến từ hơn 10 quốc gia, nào Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên, Mông Cổ, Nga, Việt Nam,Đức, Pháp, Bỉ.. cùng đa dạng lứa tuổi. Mấy anh chị người Hàn cùng lớp với tôi kia thì đáng tuổi cô, tuổi chú. Còn ở các quốc gia khác như Nga, Ukaraina, Triều Tiên thì toàn các bạn mới 15-18 tuổi.

Thế nhưng dù là tuổi tác gì, quốc gia nào thì khi lên lớp họ đều học với một tinh thần nghiêm túc và cần mẫn đáng nể phục. Họ tỉ mỉ ghi chép từng câu, từng chữ, đánh dấu những chỗ khó để hỏi lại thầy cô những điều mà họ chưa rõ.

Ban đầu lớp học giống như một bản thanh âm được gõ bởi đủ các nốt lộn xộn kiểu đồ, son, pha, si, la.. chẳng ra một dòng nhạc gì bởi cô giáo dạy trên bục giảng là người China, các trò ngồi phía dưới thì đủ các thứ ngôn ngữ của các quốc gia, chẳng ai hiểu ai nói cái gì. Và kèm với đó cũng là những tràng cười bất tận của mọi người mỗi khi cô vác cái thước kẻ, giẫm chân bình bịch chạy qua chạy lại trên bục như Tôn Ngộ Không để biểu thị từ "vác" hoặc từ "đi", "chạy".

Học là không định nghĩa muộn hay sớm - Hình 2

Lưu học sinh quốc tế trong ngày hội văn hoá thể thao tại các trường đại học ở Trung Quốc

Thế nhưng, nhờ những phương pháp tuyệt vời đó, không cần đến một lời tiếng Anh chú thích nào mà hai tháng ròng rã sau đó chúng tôi đã có thể trò chuyện và hiểu nhau bằng tiếng Trung. Tôi cảm thấy phút giây đó thật diệu kỳ, xúc động làm sao. Và lớp học đủ lứa tuổi, nhiều quốc gia của chúng tôi bắt đầu cùng nhau thực hiện những hoạt động ngoại khóa cuối tuần, mấy anh chị Hàn Quốc lớn tuổi và mấy cô bé, cậu bé người Nga, Triều Tiên nhỏ tuổi vô tư nô đùa, vui chơi cùng nhau dưới tán ngân hạnh vàng tươi hoặc rặng phong đỏ thắm mỗi khi thu về, hoặc cùng nhau ra sân vận động đắp tượng ông già tuyết, bốc những nắm tuyết trắng mịn ném trêu nhau mỗi khi mùa đông đến. Chúng tôi đi ăn uống, đi hát, đi dã ngoại, không khí giống như một gia đình lớn hơn là một lớp học bởi có người đáng tuổi cha mẹ, có người đáng tuổi con, tuổi cháu cùng vui vẻ, hòa thuận bên nhau, sẻ chia những nét văn hóa khác biệt cùng nhau. Và cảm giác lạ lẫm trong tôi biến mất tự khi nào không biết nữa.

Học là không định nghĩa muộn hay sớm - Hình 3

Cụ già Nhật Bản chăm chỉ học tập bên máy tính

Sang năm học thứ hai thì tôi nâng bậc học của mình lên cao hơn một chút so với lớp học cũ nên tôi nhảy qua một lớp khác. Và ở đây tôi còn chứng kiến nhiều điều đáng ngạc nhiên hơn khi lớp học này có hai "cụ" khá lớn tuổi người Nhật và người Hàn. Gọi là cụ bởi vì lúc đó cụ người Nhật đã gần 80 tuổi và cụ người Hàn đã gần 70.

Hai cụ lên lớp trong một tâm thái của người có tuổi 70, 80 nhưng trái tim là của tuổi 20 vì các cụ vui tươi, tự tin bước vào lớp học toàn những người đáng tuổi con cháu mình, bắt đầu học nói từng câu, đánh vần từng câu sao cho đúng nghĩa, đúng ngữ pháp một cách rất chuyên tâm, rất bài bản.

Các cụ không đem cảm giác e ngại, sĩ diện hão ra để đối diện với thực tế là mình là người già tuổi nhất trong lớp mà vẫn còn đi học. Nhiều câu nói sai làm cả lớp cười ồ nhưng các cụ không vì thế mà ngại ngần hay xấu hổ,bởi đơn giản họ xác định học một môn ngoại ngữ khác không phải ngôn ngữ của mình thì chắc chắn không ai là không mắc lỗi sai.

Họ ngay lập tức nhận sai, ngay lập tức chính sửa, họ sẵn sàng chú thích chi chít vào quyển giáo trình để ghi nhớ ngữ, nghĩa và tập viết chữ mọi lúc, mọi nơi. Tinh thần tiết kiệm và tận dụng tối đa thời gian của họ làm tôi phải xấu hổ vì thấy mình còn quá lười và lãng phí rất nhiều thời gian.

Có một cậu người Nhật cứ hết giờ học buổi sáng là chạy ngay xuống nhà ăn mua một hộp cơm lên lớp ngồi ăn vội ăn vàng rồi lại cắm đầu vào quyển từ điển cặm cụi học đến chiều tối mới về phòng. Trong khi đó thì tôi chỉ mong mau chóng hết giờ học chạy ngay về sà vào ngồi tí toáy thêu mấy bức tranh chữ thập. Thời gian mà cậu ấy gọi là nghỉ trưa chỉ gói gọn 1 tiếng trong lúc ăn cơm hộp và ngồi uống nước tại lớp. Rồi lại đến một anh người Hàn trên 50 tuổi ở đối diện phòng tôi.

Anh sang Trung Quốc công tác công vụ, mỗi tuần chỉ đi làm 2 ngày, lương cao ngất ngưởng, nhưng không vì thế mà tự do đi chơi hay nghỉ ngơi tùy tiện. Ngoài ngày đi làm thì thời gian còn lại anh ấy đầu tư trọn vẹn cho việc lên lớp học ngoại ngữ, nhưng học khác lớp tôi nên mãi sau tôi mới để ý. Vì ở cùng ký túc lại cũng thuộc diện thế hệ 6X,7X nên chúng tôi nhanh chóng thân quen với nhau. Anh ấy biết tôi đã thành thạo ngôn ngữ này nên thỉnh thoảng nhờ tôi sang giảng giải giúp.

Tôi vô cùng ngạc nhiên khi tất cả các trang đã học qua trong sách giáo khoa của anh ấy đều chi chít những chữ tiếng Trung được viết tỉ mẩn hàng ngày sau mỗi buổi lên lớp. Trong khi đó quyển giáo trình của tôi ngoài mục giải nghĩa mấy từ mới mà tôi viết ra lác đác thì các trang vẫn trắng trơn.

Tôi còn quen một anh người Thổ Nhĩ Kì khác trên 50 tuổi cũng chăm chỉ lên lớp với các bạn trẻ suốt mấy năm, anh ấy bảo với tôi cứ mỗi một quốc gia anh ấy đến làm việc thì cũng đồng nghĩa với việc anh ấy sẽ học thứ ngôn ngữ của đất nước đó để giao tiếp, để ký kết hợp đồng với đối tác. Những lần đi chơi xa cùng nhóm lưu học sinh, trong khi bọn tôi cắm đầu vào màn hình điện thoại chat chit, xem phim giải trí thì anh ấy lại mở một cuốn sách hoặc cuốn từ điển ra để học. Tôi thật sự ngưỡng mộ thái độ sống và sự ham học hỏi bất kể tuổi tác của họ.

Thời gian sống và làm việc ở Đài Loan tôi cũng gặp những ví dụ tương tự như thế khi trong lớp "phân tích tin tức thời sự" tại Đại học Sư phạm Taiwan của chúng tôi có 3 anh chị người Nhật đều trên 50 tuổi, là những người kinh doanh buôn bán và chuẩn nội trợ tại gia. Họ không vì sự bận bịu trong công việc kinh doanh hay chăm sóc gia đình mà quên bồi dưỡng kiến thức cho bản thân. Họ đăng ký vào các lớp học tiếng Trung để học giao tiếp, vui chơi, ca hát, dã ngoại với các bạn sinh viên trẻ bằng tuổi con em mình.

Tôi thường xuyên đi chơi với hai chị người Nhật và khi trò chuyện với họ mới biết là con cái họ đều đã có gia đình riêng và công việc riêng hết cả. Lương chồng các chị ấy đủ nuôi sống cả gia đình nên không phải suy nghĩ về tiền, nhưng họ không muốn sống nhàn hạ một cách vô vị nên đi học để tìm hiểu về văn hóa của nước sở tại và đi du lịch. Tinh thần lạc quan, sự ham mê học tập của họ với bất kể mục đích là gì thực sự đã kích thích sự chăm chỉ trong tôi một cách mạnh mẽ.

Và tôi rút ra một sự so sánh cá nhân trong suốt quãng thời gian học tập ở Trung Quốc và ở Đài Loan là: người Việt Nam vô cùng nhanh nhẹn, thông minh và sắc sảo, sinh viên Việt Nam chỉ cần học bằng một nửa thời gian so với người Nhật, người Hàn là lĩnh hội được lượng kiến thức tương đương.

Bằng chứng là tôi và 5 bạn sinh viên Việt Nam ít ỏi tại thời điểm đó vừa học, vừa chơi nhưng luôn luôn đứng trong danh sách những sinh viên có điểm tiếng Trung xuất sắc và tuyệt đối nhất ở Học viện Hán ngữ quốc tế.

Vì thế nên tôi suy nghĩ, mình vừa thông minh, vừa nhạy bén như vậy, giá mình cộng thêm được một chút chuyên cần và tự tin như những cụ già hay những anh chị người Nhật, người Hàn kia thì tốt hơn biết bao nhiêu.

Tôi thấy tâm lý người Việt còn ngại học, ngoài một bộ phận trí thức có suy nghĩ tiên tiến, vượt trội luôn coi việc học tập là chìa khóa mở muôn vàn cánh cửa tri thức ra thì đa phần người Việt cứ tốt nghiệp đại học ra đi làm một thời gian là không muốn học lên cao hơn một cách tự nguyện tự giác. Phần nhiều vì công việc yêu cầu hay đòi hỏi bắt buộc về trình độ, bằng cấp thì mới miễn cưỡng học để không bị ảnh hưởng đến việc tăng lương, khen thưởng, tinh giản biên chế.

Thế nên mới có chuyện khi tôi tham gia một đoàn công tác tại Đài Loan có trên 140 quốc gia tham dự nhưng duy nhất chỉ có đoàn Việt Nam phải dùng phiên dịch khi vào tham quan phủ Tổng thống vì lãnh đạo của mình không biết tiếng Anh. Trong khi đó kể các các nước Lào, Campuchia, Malaysia, Thái Lan..xung quanh chúng ta họ nói tiếng Anh như gió mà chẳng cần đến phiên dịch.

Thế hệ trẻ của Việt Nam hôm nay được sống trong một môi trường đầy đủ, tiện nghi vượt trội. Vì vậy hy vọng họ sẽ dùng tố chất thông minh bẩm sinh của người Việt để sải cánh trên khắp mọi nẻo đường kiếm tìm kho tri thức bất tận của nhân loại.

Chúng ta từ khi sinh ra đã phải học đủ thứ, từ học lẫy, học bò, học đi, học nói..rồi đến học chữ. Bởi thế đã là học thì đừng dùng từ "sớm" hay "muộn", mà nên lựa chọn những gì phù hợp với cuộc sống của mình để học và tự nâng cao hiểu biết của bản thân. Hãy học hỏi quan điểm của người Nhật "sống đến già, học đến già" để mỗi ngày trôi qua đều đong đầy niềm vui và ý nghĩa.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

4 người sống "phông bạt" ồn ào nhất Việt Nam năm 2024, top 1 đang cố tẩy trắng4 người sống "phông bạt" ồn ào nhất Việt Nam năm 2024, top 1 đang cố tẩy trắng
10:04:39 18/12/2024
Mẹ chết lặng khi xem video con trai 1 tháng tuổi bị giúp việc quăng némMẹ chết lặng khi xem video con trai 1 tháng tuổi bị giúp việc quăng ném
09:58:01 18/12/2024
1 tuần sau khi mẹ vợ qua đời, vợ liền đưa cho tôi tờ đơn ly hôn, tôi hoảng hốt níu kéo nhưng vợ phũ phàng nói: "Không cần"1 tuần sau khi mẹ vợ qua đời, vợ liền đưa cho tôi tờ đơn ly hôn, tôi hoảng hốt níu kéo nhưng vợ phũ phàng nói: "Không cần"
08:24:27 18/12/2024
Chi nghìn USD đến Việt Nam, khách Tây ngồi rửa bát, tự nhóm bếp củi nấu cơmChi nghìn USD đến Việt Nam, khách Tây ngồi rửa bát, tự nhóm bếp củi nấu cơm
06:56:55 18/12/2024
Hyun Bin cúi mặt, cố nín nhịn 1 điều khi nghe tới tình đầu của Son Ye JinHyun Bin cúi mặt, cố nín nhịn 1 điều khi nghe tới tình đầu của Son Ye Jin
07:46:01 18/12/2024
Chồng giấu tôi bí mật đau lòng, 10 năm bên nhau trở thành vô nghĩaChồng giấu tôi bí mật đau lòng, 10 năm bên nhau trở thành vô nghĩa
07:03:41 18/12/2024
Sao Việt 18/12: Trấn Thành gặp gỡ 2 Hoa hậu nổi tiếng, Bảo Anh bình yên bên conSao Việt 18/12: Trấn Thành gặp gỡ 2 Hoa hậu nổi tiếng, Bảo Anh bình yên bên con
08:02:49 18/12/2024
Một mỹ nhân showbiz sở hữu biệt thự 1.100 tỷ đồng, 15 tuổi được tặng chuyên cơ riêng: Gia thế hiển hách khiến ai cũng kiêng nểMột mỹ nhân showbiz sở hữu biệt thự 1.100 tỷ đồng, 15 tuổi được tặng chuyên cơ riêng: Gia thế hiển hách khiến ai cũng kiêng nể
07:49:47 18/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Mỹ nam ngông cuồng nhất Trung Quốc đang bị "tế" khắp MXH, chồng quốc dân hoen ố danh tiếng vì "ảo tưởng sức mạnh": Chuyện gì đây?

Mỹ nam ngông cuồng nhất Trung Quốc đang bị "tế" khắp MXH, chồng quốc dân hoen ố danh tiếng vì "ảo tưởng sức mạnh": Chuyện gì đây?

Hậu trường phim

12:48:10 18/12/2024
Vương Hạc Đệ bị chê bai khắp cõi mạng, thậm chí ở nền tảng Weibo, có tới 12 hot search mỉa mai nam diễn viên, hình ảnh của anh đang trở nên hoen ố.
Những lý do khiến bạn ra rạp xem Công Tử Bạc Liêu

Những lý do khiến bạn ra rạp xem Công Tử Bạc Liêu

Phim việt

12:40:55 18/12/2024
Một trong những sức hút lớn nhất của bộ phim Công Tử Bạc Liêu chính là sự quy tụ của dàn diễn viên trẻ nổi bật hàng đầu làng giải trí Việt Nam hiện tại.
Gội đầu bằng chanh có tốt không?

Gội đầu bằng chanh có tốt không?

Làm đẹp

12:38:53 18/12/2024
Những người có da đầu nhạy cảm, bị eczema, vảy nến, hoặc các vấn đề về da đầu nên tránh sử dụng chanh, vì tính axit của chanh có thể gây kích ứng hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng vốn có.
Dấu hiệu cơ thể thiếu Omega-3

Dấu hiệu cơ thể thiếu Omega-3

Sức khỏe

12:04:50 18/12/2024
Omega-3 không chỉ tốt cho da, giúp ngủ ngon hơn, giúp trí não phát triển mà còn tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, giảm mỡ máu trong gan. Việc bổ sung Omega-3 cho cơ thể là cần thiết.
Mùa lạnh thêm nổi bật với vải xuyên thấu thời trang

Mùa lạnh thêm nổi bật với vải xuyên thấu thời trang

Thời trang

11:40:13 18/12/2024
Không chỉ gợi cảm, vải xuyên thấu mang nét đẹp mềm mại, lãng mạn, thích hợp với những bối cảnh tràn ngập hoa xuân và đặc biệt phù hợp khi được sử dụng làm phụ kiện hoặc cổ trang, Việt phục (các kiểu trang phục lễ hội).
Nhan sắc không thể tin nổi của Song Hye Kyo

Nhan sắc không thể tin nổi của Song Hye Kyo

Phim châu á

11:34:48 18/12/2024
Những ngày gần đây, những bức ảnh tiết lộ tạo hình mới nhất của Song Hye Kyo trong Black Nuns đang trở thành tâm điểm bàn tán của dư luận.
Quảng Nam xử lý kiên quyết "vàng tặc"

Quảng Nam xử lý kiên quyết "vàng tặc"

Pháp luật

11:32:52 18/12/2024
Vào thời điểm cuối năm, các đối tượng từ khắp nơi thường gia tăng tìm kiếm cơ hội trà trộn vào các khu vực rừng núi tại tỉnh Quảng Nam để đào đãi vàng trái phép.
Tâm huyết muốn theo đuổi sự nghiệp streamer, nam game thủ "miệt mài" vẫn 0 mắt, CĐM khuyên can hết lời

Tâm huyết muốn theo đuổi sự nghiệp streamer, nam game thủ "miệt mài" vẫn 0 mắt, CĐM khuyên can hết lời

Trắc nghiệm

11:28:10 18/12/2024
Tâm sự của anh chàng game thủ trên con đường trở thành streamer đang nhận được rất nhiều đóng góp từ phía cộng đồng mạng.
Rất mê chơi game nhưng vẫn kịp deadline, nam game thủ văn phòng hé lộ bí quyết

Rất mê chơi game nhưng vẫn kịp deadline, nam game thủ văn phòng hé lộ bí quyết

Mọt game

11:24:17 18/12/2024
Nam game thủ rất đam mê chơi game nhưng vẫn hoàn thành tốt công việc. Nam game thủ đam mê chơi game nhưng vẫn hoàn thành tốt công việc
Tư duy đỉnh cao: Tôi thật sự "choáng váng" trước "trí tuệ nhà bếp" của mẹ mình!

Tư duy đỉnh cao: Tôi thật sự "choáng váng" trước "trí tuệ nhà bếp" của mẹ mình!

Sáng tạo

11:17:20 18/12/2024
Những người phụ nữ trung niên, mà ví dụ điển hình là mẹ tôi. Bà có hàng chục năm kinh nghiệm làm bếp. Những mẹo làm bếp của bà rất đơn giản nhưng vô cùng hữu ích.
Thủ môn Lâm Tây khóa môi vợ bầu trên Porsche bạc tỷ, cuộc sống viên mãn khiến fan ao ước

Thủ môn Lâm Tây khóa môi vợ bầu trên Porsche bạc tỷ, cuộc sống viên mãn khiến fan ao ước

Sao thể thao

11:14:44 18/12/2024
Chiều 17/12, trên mạng xã hội, bà xã thủ môn Đặng Văn Lâm thu hút sự chú ý khi chia sẻ khoảnh khắc ngọt ngào cùng chồng trên xế hộp bạc tỷ.