Trẻ tự kỷ sẽ thiệt thòi nếu theo học hòa nhập
Số lượng trẻ tự kỷ theo học tại các trường tiểu học tăng lên trong những năm gần đây, nhưng nhiều bậc phụ huynh có con mắc chứng tự kỷ vẫn chưa sẵn sàng thừa nhận.
Điều này khiến cho trẻ chịu nhiều thiệt thòi và càng khó phát triển bình thường vì không được can thiệp đúng cách.
Trẻ tự kỷ ở Trường chuyên biệt Khai Trí – HUỲNH NGỌC ĐIỀN
Trẻ tự kỷ tăng đột biến
Bác sĩ Huỳnh Tấn Mẫm, Chủ tịch HĐQT Trường giáo dục chuyên biệt Khai Trí và Trung tâm phát triển giáo dục hòa nhập Khai Trí, cho biết: “Những năm gần đây, trung bình mỗi năm có khoảng 300 trẻ tự kỷ đăng ký học tại các cơ sở của Khai Trí. Các cơ quan chức năng như giáo dục, y tế… chưa có nơi nào thống kê số lượng trẻ tự kỷ là bao nhiêu, nhưng thực tế cho thấy ở những bệnh viện nhi đồng, trung tâm tâm thần và tâm thần nhi đang quá tải người đến khám về tự kỷ và chậm phát triển”.
Còn tiến sĩ Ngô Xuân Điệp, Trưởng khoa Tâm lý học Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, cho rằng trên thế giới, trẻ tự kỷ gần đây tăng đột biến và VN cũng không ngoại lệ. Ông Điệp thông tin: “Cách đây 20 năm, 10.000 trẻ mới có 5 – 6 trẻ tự kỷ. Năm 2014, Tổ chức Tầm soát và phòng dịch bệnh của Mỹ khảo sát tỷ lệ là 1/120 và hiện tại là 1/50″.
Không chấp nhận, phụ huynh gửi con học hòa nhập
Ông Trần Tâm, Hiệu trưởng Trường tiểu học Bành Văn Trân (Q.Tân Bình, TP.HCM), cho biết: “Hiện trường có hơn 20 trẻ có các biểu hiện của tự kỷ như tăng động, không giao tiếp với ai, thích thì học, không thích thì thôi, đang học tự động bỏ ra ngoài đi chơi, không kiểm soát được hành vi… Đa số phụ huynhkhông muốn thừa nhận vì ngại những người xung quanh có cái nhìn phân biệt. Cha mẹ biết con mình chậm và khác với trẻ bình thường, có buồn nhưng không chấp nhận. Trường đề xuất phụ huynh đưa trẻ đi kiểm tra để biết con mình có bị tự kỷ hay không, mức độ đến đâu…, thậm chí năn nỉ, nhưng nhiều trường hợp không đi”.
Một giáo viên của Trường tiểu học Võ Thị Sáu (Q.Gò Vấp, TP.HCM) cũng thông tin tại trường này, trẻ tự kỷ tăng lên rất nhiều trong mấy năm qua. Nhưng phần lớn phụ huynh biết nhưng e ngại, không muốn bạn bè, bà con biết mình có con tự kỷ, nên cứ tiếp tục để con học tại trường mà không đưa đi khám cũng như không tìm phương pháp can thiệp.
Video đang HOT
Theo tiến sĩ Điệp, để chấp nhận có con bất thường là rất khó khăn. Phụ huynh cần được tư vấn về tâm lý để dũng cảm đón nhận vì phải chấp nhận thì mới hỗ trợ, can thiệp kịp thời để giúp con phát triển tốt hơn. “Tuổi vàng để can thiệp tự kỷ là dưới 4 tuổi. Sự phát triển của tế bào thần kinh sau 4 tuổi giảm đi, nên càng can thiệp sớm, cơ hội hòa nhập càng cao”, tiến sĩ Điệp nhìn nhận.
Thiếu giáo viên có chuyên môn
Ông Đỗ Minh Hoàng, nguyên Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM, nhìn nhận giáo viên ở các trường tiểu học lại không có chuyên môn, không được dạy về các kỹ năng, phương pháp dạy trẻ tự kỷ ở trường sư phạm. Vì thế, trẻ bị nhẹ thì còn xử lý được, trẻ có những biểu hiện nặng thì rất khó và tội cho cả cô lẫn trò.
Còn theo ông Trần Tâm, lớp quá đông, giáo viên không thể bỏ mặc các học sinh còn lại để chỉ quan tâm tới 1 – 2 trẻ khác biệt. “Trường cố gắng xếp các em đặc biệt vào lớp của các giáo viên có kinh nghiệm. Nhưng thực ra là các giáo viên chỉ có kinh nghiệm chứ không có chuyên môn dạy trẻ tự kỷ. Giáo viên phải được đào tạo bài bản mới có phương pháp để dạy những học trò này”.
Theo bác sĩ Huỳnh Tấn Mẫm, ở các nước công nghiệp cao, số trẻ tự kỷ nhiều, chính sách chăm sóc và giáo dục trẻ tự kỷ rất rõ ràng. Ví dụ ở Canada và Mỹ, mỗi trẻ tự kỷ được hỗ trợ giáo dục 25.000 – 30.000 USD/năm.
Bác sĩ Mẫm chia sẻ: “Họ có chủ trương cho trẻ tự kỷ vào trường học bình thường, đi kèm là một hoặc hai thầy hoặc cô chuyên biệt, tốt nghiệp ngành tâm lý hoặc giáo dục đặc biệt, có quy định học chung và riêng theo thời khóa biểu mỗi ngày. Nhưng ở VN không được như vậy, do giáo viên chuyên biệt thiếu trầm trọng; trẻ tự kỷ học chung, không được thầy cô giáo chuyên biệt quan tâm, sẽ bị cô lập với các bạn học sinh bình thường”.
Ít sinh viên theo học
Ông Võ Đình Vũ, Phó phòng Đào tạo Trường CĐ Sư phạm mẫu giáo trung ương TP.HCM, thông tin: số lượng thí sinh đăng ký ngành giáo dục đặc biệt thường ít hơn các ngành khác. “Mỗi năm trường chỉ đào tạo 20 – 30 em nên không đủ đáp ứng nhu cầu thực tế. Các em học xong có khi cũng đi dạy ở bên ngoài được trả 200.000 – 300.000 đồng/giờ nên ít em muốn nộp hồ sơ vào các trường tiểu học để dạy”, ông Vũ cho hay.
Theo Thanh niên
Thức thâu đêm để ôn thi nước rút
Còn một ngày nữa là sĩ tử cả nước bước vào kỳ thi THPT quốc gia. Nhiều thí sinh đã quên ăn, quên ngủ để ôn luyện với mong muốn sẽ đạt được kết quả cao nhất.
Nhiều thí sinh thức khuya ôn bài để mong có kết quả cao trong kỳ thi - ẢNH: MỸ QUYÊN
Thức đến 4 giờ sáng để luyện phân tích tác phẩm
"Việc thức quá khuya sẽ khiến các bạn dễ bị giảm trí nhớ do ngủ không đủ giấc hoặc ngủ sai giờ giấc. Hãy để cho đầu óc được thư giãn thì mới có thể minh mẫn, tỉnh táo để vận dụng tốt các kiến thức đã học vào bài thi".
Tiến sĩ Ngô Xuân Điệp, Trưởng khoa Tâm lý học, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM
Dù kiến thức đã "hòm hòm" nhưng Ngọ Duy Tuấn Minh, học sinh (HS) lớp 12A7 Trường THPT Trần Phú, TP.HCM, mấy ngày này vẫn miệt mài thức khuya để ôn thi. Minh cho biết mình thi 6 môn bao gồm toán, văn, tiếng Anh, bài thi khoa học xã hội (sử, địa và giáo dục công dân). "Mọi thứ cũng đã ổn nhưng mấy ngày cuối em muốn tập trung nhiều vào môn văn, đi sâu vào việc phân tích tác phẩm. Ngoài ôn thi ở nhà, em còn học nhóm 1, 2 buổi và ôn tập tại trường vào buổi sáng cho đến hết tuần này", Minh chia sẻ.
Phụ huynh của Minh cho biết, có đêm Minh thức đến 4 giờ sáng để học, vì thời điểm ban đêm yên tĩnh, dễ tiếp thu hơn.
Tương tự, Nguyễn Thu Thủy (học chuyên văn Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong) dù đã tham gia kỳ thi đánh giá năng lực tại một trường ĐH và đạt học bổng vào ngành mình yêu thích, nhưng em vẫn không quên nhiệm vụ trước mắt là thi tốt nghiệp, nên vẫn miệt mài ôn đều 6 môn. Mẹ của Thu Thủy cho biết: "Con vẫn đi học thêm và đêm nào cũng thức tới 1 - 2 giờ sáng. Vì thức khuya nên hôm sau 9 giờ con mới dậy, bỏ bữa sáng, ăn bữa trưa luôn". Mới đây, khi Thủy biết mình đậu học bổng vòng 1 vào trường ĐH mình thích và phải tiếp tục vòng 2 với bài luận, Thủy đã bắt đầu thức để viết miệt mài từ 22 giờ cho tới 4 giờ sáng. Với thói quen thức khuya để học bài, những ngày này Thủy vẫn tiếp tục thâu đêm để quyết tâm đạt được thành tích cao trong kỳ thi. Thủy tiết lộ các bạn của mình cũng đều có tâm lý quyết tâm như vậy.
Trong khi đó, Dương Hòa Bảo Trân, lớp 12A2 Trường THPT Ernst Thalmann, TP.HCM, cũng đang gấp rút tập trung vào môn văn. Lý do vì những môn còn lại thi trắc nghiệm, theo Trân là do tiếp thu bài giảng trên lớp nên đã khá tự tin. "Ngoài ra, em còn tìm đọc những vấn đề nổi cộm gần đây được bàn luận nhiều trên mạng xã hội để có thêm kiến thức, kỹ năng làm bài nghị luận xã hội. Dạng bài này dễ mà khó, để đạt được điểm cao thì cần phải nắm nhiều thông tin thời sự, có cái nhìn khái quát và có chính kiến nhất định", Trân chia sẻ. Mấy ngày sát nút, Trân và bạn bè vẫn lên trường để được thầy cô hướng dẫn ôn thi, hệ thống lại toàn bộ kiến thức.
Cha mẹ hết mình hỗ trợ
Chị Nguyễn Thị Hòa Phương, phụ huynh của Thu Thủy, cho biết hằng ngày thấy con thức khuya học bài, sáng dậy trễ, vợ chồng chị rất lo lắng. "Cảm xúc vừa thương vừa lo vì giấc ngủ của con trái với nhịp sinh học. Còn chuyện ăn uống của con thì càng tệ hơn vì dậy trễ mệt nên không ăn bữa sáng. Thời gian qua mình cũng mua một số loại thuốc bổ để tăng tuần hoàn máu não cho con uống, bổ sung thêm các loại trái cây mà con thích. Thực sự kỳ thi này là bước ngoặt lớn nên dù con có học tốt thì phận làm cha mẹ vẫn không thể không căng thẳng. Cảm giác còn lo lắng hơn lúc con từ lớp 9 thi lên lớp 10 nhiều", chị Hòa Phương cho hay.
Anh Hoàng Tuấn Minh, phụ huynh của Hoàng Tuấn Hải, HS Trường THPT Lê Quý Đôn, TP.HCM, lại thường xuyên lên mạng đọc những bài báo có lời khuyên của chuyên gia về cách học thi sao cho khoa học, rồi khuyên lại con mình không nên thức quá khuya. Anh Minh kể lại: "Thế nhưng con bảo phải thức để hệ thống lại toàn bộ kiến thức, đào sâu được thêm chút nào hay chút đó, nên vợ chồng mình chỉ còn cách động viên con, nấu cho con món ngon, con có mong muốn gì thì hỗ trợ để con có thể an tâm bước vào kỳ thi".
Tiến sĩ Ngô Xuân Điệp, Trưởng khoa Tâm lý học, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, cho rằng việc thí sinh và phụ huynh lo lắng, căng thẳng là không thể tránh khỏi trong những ngày này. "Tuy nhiên, chỉ còn một hai ngày nữa là bắt đầu thi, thì việc thức quá khuya sẽ khiến các bạn dễ bị giảm trí nhớ do ngủ không đủ giấc hoặc ngủ sai giờ giấc. Phải ăn đủ no và ngủ đủ giấc, bên cạnh đó buổi sáng nên vận động để cơ thể được khỏe khoắn. Hãy để cho đầu óc được thư giãn thì mới có thể minh mẫn, tỉnh táo để vận dụng tốt các kiến thức đã học vào bài thi", tiến sĩ Điệp đưa ra lời khuyên.
Kinh nghiệm học thi từ thủ khoa
Theo kinh nghiệm của Nguyễn Lê Vân, thủ khoa khối D Trường ĐH Ngoại thương năm 2015, những ngày sắp đến kỳ thi THPT quốc gia, Vân sẽ không học bài mới mà chỉ ôn lướt qua những gì đã học.
Đào Ngọc Minh Huy, thủ khoa Trường ĐH Y Dược TP.HCM năm 2017, chia sẻ một tuần trước khi thi nên tập đi ngủ sớm để tạo nên thói quen và có được sự tỉnh táo cho đầu óc. "Hầu hết các thí sinh thì thời gian ôn thi thường sẽ thức khuya, thậm chí mất ăn mất ngủ chỉ vì lo lắng cho kỳ thi THPT quốc gia. Nhưng điều này không nên, vì như thế sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe rất nhiều. Các bạn thường nhầm tưởng là học nhiều thì sẽ nhớ nhiều nhưng chúng ta chỉ nhớ được nhiều và hấp thu kiến thức hiệu quả khi đầu óc chúng ta tỉnh táo nhất", Huy chia sẻ.
Nguyễn Thị Khánh Huyền, thủ khoa khối A Trường ĐH Kinh tế TP.HCM năm 2017, cũng khuyên thí sinh không nên học kiến thức mới những ngày trước khi thi.
Nữ Vương
Theo Thanh niên
Giáo sư "quần đùi" ra mắt sách "Cha Voi" GS Trương Nguyện Thành - người được biết đến với biệt danh "giáo sư quần đùi" vừa ra mắt cuốn sách về nuôi dạy con. Cuốn sách có tựa Cha Voi do Saigon Books và NXB Tổng hợp phát hành. Cuốn sách trả lời vấn đề nhức nhối của việc dạy con hiện nay là làm thế nào để con sẽ sống thành...