Trẻ tự kỷ đang bị ‘bỏ rơi’

Theo dõi VGT trên

Một đứa trẻ bị buộc dây vào cửa sổ vì biểu hiện tăng động, hậu quả là cô giáo phải trả giá cho sai lầm khi hình ảnh được truyền thông đưa lên. Nhưng còn hàng vạn trẻ tự kỷ khác đang gặp vướng mắc khi bước vào độ tuổi đi học.

Trẻ tự kỷ đang bị bỏ rơi - Hình 1

Trẻ vui chơi tại Hội thao thân thiện dành cho trẻ tự kỷ – Ảnh: DUYÊN PHAN

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Bộ LĐ-TB&XH trong một tọa đàm vào giữa năm 2018, cả nước đang có khoảng 200.000 người mắc chứng tự kỷ. Trong đó số trẻ em được chẩn đoán tự kỷ tăng rất nhanh trong một thập kỷ qua.

Tất cả đều mơ hồ

Theo PGS.TS Phạm Minh Mục – Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, nghiên cứu mô hình tàn tật ở trẻ em của khoa phục hồi chức năng Bệnh viện Nhi trung ương giai đoạn 2000-2007 cho thấy thực tế số lượng trẻ mắc chứng tự kỷ đến khám năm 2007 tăng gấp 50 lần so với thời điểm bảy năm trước đó.

Xu thế mắc cũng tăng nhanh từ 122-268% trong giai đoạn 2004-2007 so với năm 2000. Tuy nhiên, cũng do chứng tự kỷ vẫn còn rất mơ hồ trong nhận thức của người Việt Nam nên so với con số sơ tính trên, thống kê của một số tổ chức nước ngoài về trẻ tự kỷ ở Việt Nam còn lớn hơn nhiều.

Ông Lê Đình Tuấn, giám đốc Trung tâm Hướng nghiệp và tiếp sức trẻ học hòa nhập, cho biết một khó khăn đối với trẻ tự kỷ là ở Việt Nam chưa công nhận trẻ mắc chứng tự kỷ là trẻ khuyết tật nên các em rất thiệt thòi, không được hưởng các chính sách ưu tiên đặc biệt, nhất là ưu tiên trong học tập.

“Trẻ tự kỷ thiếu kỹ năng giao tiếp, trao đổi thông tin, phản hồi với thầy cô giáo, bạn bè. Các em luôn bị cô lập, kỳ thị, thậm chí bị bắt nạt” – ông Tuấn trao đổi.

Nhưng vì việc công nhận và các quy định mang tính pháp lý chưa có nên hệ thống giáo dục công lập vẫn “đứng ngoài” trách nhiệm giáo dục trẻ tự kỷ. Những gia đình muốn con được đến trường sẽ phải chấp nhận rất nhiều nguy cơ, nếu không chủ động có biện pháp phòng vệ cho con.

TS Nguyễn Xuân Hải, trưởng khoa giáo dục đặc biệt Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, cho biết qua quá trình tiếp xúc với các gia đình có trẻ mắc chứng tự kỷ thì thấy nhận thức của các bậc cha mẹ cũng rất khác nhau. Có một bộ phận lớn phụ huynh không chấp nhận việc con mình “bất thường”.

Không chỉ áp dụng cách giáo dục với những yêu cầu đặt ra cho con như với bao trẻ khác, các phụ huynh này cũng bất hợp tác khi nhà trường, giáo viên yêu cầu hỗ trợ vì trẻ có vấn đề đặc biệt. Đây thực sự là một khó khăn để áp dụng các biện pháp can thiệp sớm đến trẻ.

Các chuyên gia y tế cho biết trẻ tự kỷ càng can thiệp sớm và đúng cách thì khả năng hòa nhập của trẻ càng tốt. Nhưng khi những dấu hiệu chưa rõ ràng ở trẻ thì nhiều phụ huynh lại không nhận ra hoặc không chấp nhận sự thật.

Theo số liệu của nhóm nghiên cứu Trần Thị Lệ Thu và Nguyễn Thị Linh Chi, khoa tâm lý – giáo dục Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, trẻ khuyết tật trí tuệ nói chung chiếm gần 30% trong tổng số trẻ khuyết tật tại 29 quận, huyện của Hà Nội.

Tuy nhiên, lại có đến hơn một nửa trong số phụ huynh được khảo sát không hiểu đúng về tình trạng của con. Một nghiên cứu khác được trao đổi tại tọa đàm về trẻ khuyết tật ở Việt Nam cũng công bố số liệu cho thấy có đến 70% số người được khảo sát chỉ “biết một chút” về chứng tự kỷ.

Video đang HOT

Chính sự hiểu biết không thấu đáo trong khi chứng tự kỷ có những biểu hiện khác nhau, mức độ khác nhau làm các bậc cha mẹ, thầy cô giáo khó nhận biết và lúng túng. Cùng với đó là sự quan tâm về mặt chính sách còn bất cập nên tình trạng trẻ tự kỷ “bị bỏ rơi” trong các môi trường giáo dục công lập vẫn tồn tại một thời gian dài.

Thiếu điều kiện để hòa nhập

Trẻ tự kỷ đang bị bỏ rơi - Hình 2

Cô giáo ở Trung tâm Hy vọng đang dạy tiếng Việt cho một trẻ tự kỷ. Những trẻ này từng được đưa đến trường công lập nhưng không trụ lại được vì không có sự quan tâm đặc biệt nên phải tìm đến những cơ sở chuyên biệt – Ảnh: NAM TRẦN

Theo khảo sát của cô Nguyễn Hà My – khoa giáo dục đặc biệt Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, qua tìm hiểu giáo án của lớp dạy hòa nhập tại một số trường tiểu học của Hà Nội thì thấy 70,58% giáo án chưa thể hiện việc điều chỉnh mục tiêu bài học, chưa có mục tiêu riêng dành cho những học sinh bị khuyết tật trí tuệ trong lớp.

Số còn lại có điều chỉnh nhưng chỉ ở mức độ thỉnh thoảng. Cũng theo tác giả này, có gần 50% số giáo viên dạy hòa nhập cho biết không áp dụng phương pháp dạy học riêng đối với học sinh khuyết tật, chỉ một số ít giáo viên có quan tâm tới tình trạng học sinh để theo dõi.

Nhưng những giáo viên trong số này phần lớn cũng không được đào tạo, tập huấn để giáo dục trẻ đặc biệt mà chỉ làm theo bản năng, kinh nghiệm.

Từ năm 1999, Bộ GD-ĐT đã thành lập ban chỉ đạo giáo dục trẻ khuyết tật, nhưng sự quan tâm của Bộ GD-ĐT mới chỉ chạm đến những trẻ khuyết tật về cơ thể, chưa tiếp cận được với trẻ bị rối loạn tâm lý, hành vi…

Một số tỉnh thành đã đặt ra vấn đề “không được từ chối tiếp nhận học sinh khuyết tật” nhưng cái khó là các trường không đủ điều kiện, nhân lực, không có phương pháp để chăm sóc, giáo dục trẻ bị rối loạn tâm lý, hành vi nên hầu hết trẻ tự kỷ ở các địa phương tuy được nhận vào các trường công nhưng đều không thực sự được hòa nhập.

Chưa kể ở nhiều nơi trẻ tự kỷ bị từ chối nhận hoặc nhận nhưng phụ huynh phải cam kết cùng nhà trường rèn để con đạt tiêu chí học tập như trẻ bình thường khác, còn những vấn đề bất thường xảy ra nhà trường không chịu trách nhiệm.

Điều này dẫn đến việc một số phụ huynh có con tự kỷ chưa dám cho con đến trường khi con ở độ tuổi tiểu học. Có những trẻ 8-9 tuổi vẫn được cha mẹ cố gắng xin cho ở lại trường mầm non chỉ vì con chưa tự làm được các việc vệ sinh cá nhân.

Cần ngành giáo dục vào cuộc

Nhiều ý kiến trong các tọa đàm về trẻ tự kỷ đã cho rằng Bộ GD-ĐT cần xây dựng tiêu chí đánh giá học sinh có xác nhận rối loạn phổ tự kỷ của cơ quan y tế. Theo đó, miễn cho trẻ học một số môn học, tạo điều kiện để trẻ sử dụng các công cụ hỗ trợ.

Các cơ sở có học sinh trong diện này cần có chương trình, kế hoạch giáo dục bổ trợ, có điều kiện về cơ sở vật chất (rèn thể chất, thư giãn, vui chơi) cho trẻ tự kỷ và đặc biệt là cần đề xuất để giáo viên được đào tạo về giáo dục đặc biệt, hoặc ít nhất giáo viên đảm trách công việc này cần được tập huấn, có chế độ đãi ngộ khác với công việc thông thường.

Bên cạnh đó cần phải thay đổi chính sách ưu tiên trong tuyển dụng giáo viên, theo PGS.TS Phạm Minh Mục (Viện Khoa học giáo dục Việt Nam). Theo đó, các trường mầm non, phổ thông cần có ít nhất 1-2 giáo viên chuyên ngành giáo dục đặc biệt để hỗ trợ học sinh khó khăn.

“Chúng tôi cũng đang kiến nghị Bộ GD-ĐT cần đưa tiêu chí “có kiến thức, kỹ năng dạy trẻ khuyết tật” vào khung năng lực cho giáo viên”, PGS.TS Phạm Minh Mục thông tin.

Nhiều quan niệm sai lầm

Việc chẩn đoán về trẻ tự kỷ còn chưa thực sự chính xác. Có những trường hợp sau khi thăm khám lại được chẩn đoán nhầm là “tâm thần” khiến phụ huynh sốc nặng.

Cũng có quan niệm trẻ tự kỷ thì không thể “hòa nhập” mà phải tách riêng. Quan điểm này cũng sai lầm vì có những trẻ khi được học hòa nhập sẽ cải thiện tốt. Tuy nhiên, “hòa nhập” nhưng lại thiếu sự quan tâm đúng cách, thiếu hiểu biết về việc này thì “hòa nhập” lại chỉ khiến trẻ chịu đựng thêm các áp lực, khó cải thiện.

Bác sĩ Hoàng Cẩm Tú (nguyên trưởng khoa tâm thần Bệnh viện Nhi trung ương)

Đào tạo giáo viên dạy trẻ tự kỷ: hiu hắt như chợ chiều

Trong khi hầu hết các trường đang không có giáo viên chuyên môn về trẻ tự kỷ nói riêng, giáo dục đặc biệt nói chung, thì ở các cơ sở đào tạo chuyên ngành này cũng rất ít người đăng ký học.

Cả nước có hai khoa của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội và Trường ĐH Sư phạm TP.HCM đào tạo cử nhân giáo dục đặc biệt và ba trường CĐ là CĐ Mẫu giáo trung ương Hà Nội, Nha Trang, TP.HCM có chuyên ngành này. Nhưng ở hệ cử nhân, mỗi năm các trường này chỉ có chỉ tiêu tuyển sinh giáo dục đặc biệt từ 30-50 chỉ tiêu, chiếm tỉ lệ không đến 1,5% so với tổng chỉ tiêu toàn trường.

Nguyên nhân lớn dẫn đến sự đìu hiu này là do ngành giáo dục đặc biệt ít cơ hội cho “đầu ra”. Tới thời điểm này, các trường phổ thông công lập vẫn chưa có định biên dành cho giáo dục đặc biệt. Vì thế sinh viên tốt nghiệp chỉ đi làm thêm bên ngoài, hoặc xin làm ở trường tư, đời sống bấp bênh trong khi công việc vất vả.

“Để trẻ có một biểu hiện tiến bộ nhỏ, ví dụ như chơi xong thì đặt đồ chơi vào giỏ cũng phải mất cả năm, hay để trẻ biết phát âm một từ cũng hàng tháng trời… Vì thế nếu không kiên nhẫn và có phương pháp sẽ rất khó.

Đôi khi cha mẹ các bé tự kỷ không hiểu và chia sẻ, họ sẽ rất nản và có thể liên tục thay “gia sư”. Đó cũng là yếu tố khiến giáo viên học chuyên ngành này cảm thấy nản chí.

Người học đã ít, người bám trụ với nghề còn ít hơn do bị rơi rụng, do không chịu được phải chuyển nghề” – một giáo viên trẻ tốt nghiệp Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tâm sự.

Theo tuoitre

Bạn đọc viết: Xin đừng để giáo viên đơn độc trong vòng vây của áp lực

Theo tôi, cần tạo ra một môi trường sư phạm cởi mở, dân chủ để mỗi người thầy có thể mạnh dạn bộc lộ những lo âu, căng thẳng mà mình đang gặp phải để tìm tiếng nói chung, tìm được sự sẻ chia áp lực từ tập thể, các cơ quan đoàn thể và các cấp lãnh đạo.

Bạn đọc viết: Xin đừng để giáo viên đơn độc trong vòng vây của áp lực - Hình 1

Ảnh minh họa

Đọc bài viết "Vụ học sinh bị buộc dây treo lên cửa sổ: Phản ứng chưa công bằng với cô giáo" trên báo Dân trí, tôi rất đồng tình với những nhận định khách quan của TS Trần Thành Nam, Trường ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội:

Đáng lẽ chúng ta cần xem một bộ phim từ đầu đến cuối trước khi bình luận nhưng cộng đồng chỉ xem một bức ảnh chụp trong "bộ phim" (học trò bị cột và treo lên). Họ biểu lộ sự phản đối là chưa công bằng và chưa từ tâm với cô giáo cũng như với học sinh khác.

Vâng, nghề giáo là một trong những nghề chịu nhiều áp lực nhất. Điều này không chỉ tồn tại ở nước ta mà hầu hết giáo viên trên thế giới luôn phải đối diện với vô số áp lực từ chuyên môn giảng dạy đến công tác giáo dục đạo đức học sinh. Họ còn phải gánh áp lực từ kỳ vọng của phụ huynh và dư luận xã hội.

Khi đã xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu, người thầy bị đặt trên vai một nhiệm vụ nặng nề đó là đào tạo con người vừa hồng vừa chuyên, đào tạo chủ nhân tương lai của đất nước. Kỳ vọng cao từ xã hội dường như khiến trách nhiệm của người thầy thêm phần nhọc nhằn hơn.

Bất kỳ một sai lầm nào của giáo viên, dù là nhỏ nhất cũng bị chỉ trích hết sức nặng nề. Nghe tin cô giáo phạt học sinh bằng roi, người ta dễ dàng quy chụp rằng đó là xúc phạm danh dự, xâm phạm thân thể người học. Đọc những lời "tố" giáo viên trên mạng, người ta lập tức nhảy vào "ném đá" dữ dội dù chẳng biết thực hư thế nào.

Và giờ thì khung hình một đứa trẻ bị cột dây treo bên cửa sổ vừa đưa lên mạng, người ta vội vàng gọi các cô là "ác mẫu", cần phải kỷ luật thật nặng, nếu cần thì truy tố trách nhiệm trước pháp luật... Có bao nhiêu người đủ bình tĩnh để theo dõi câu chuyện từ đầu đến cuối?

Cháu bé bị cột dây và treo bên cửa sổ đúng là đáng thương và dễ khiến người người phẫn nộ hành động của cô giáo. Nhưng con trẻ bị khuyết tật và tăng động, thường xuyên nghịch phá, la hét, chạy nhảy, cắn bạn... Và cháu cũng là một trong "đàn con" đông đến vài chục cháu mà hai cô giáo phải chăm, phải dạy, phải dỗ!

Cô giáo không thể chỉ chăm chăm vào việc quản một cháu mà bỏ bê mấy chục cháu còn lại. Cô cũng chẳng thể giả lơ cậu bé đặc biệt kia, lỡ như có bạn học nào bị tổn thương từ chính những hành động trong không kiểm soát được của cậu bé ấy, liệu các cô có "yên" với những phụ huynh còn lại?

Nói thế để thấy rằng áp lực đối với giáo viên là có thật và áp lực đối với giáo viên mầm non càng khắc nghiệt hơn nhiều. Từ 7h sáng đón cháu đến 5h chiều trả cháu là một ngày vắt kiệt sức lao động của các cô. Đổi lại là một đồng lương còn khiêm tốn khiến họ phải quay cuồng với gánh nặng cơm, áo, gạo, tiền và bao lo toan trong cuộc sống thường nhật...

Trong điều kiện nguồn chi ngân sách cho giáo dục còn khó khăn, việc ưu đãi về lương thưởng còn hạn chế thì tôi nghĩ ít nhất người giáo viên nói chung và giáo viên mầm non nói riêng cần được cởi trói về áp lực công việc.

Muốn thế thì mỗi gia đình, mỗi phụ huynh trước hết phải giúp giáo viên yên tâm công tác với nghề bằng sợi dây kết nối của lòng tương kính, thái độ hòa nhã và sự hợp tác thân thiện.

Bên cạnh đó cần tạo ra một môi trường sư phạm cởi mở, dân chủ để mỗi người thầy có thể mạnh dạn bộc lộ những lo âu, căng thẳng mà mình đang gặp phải để tìm tiếng nói chung, tìm được sự sẻ chia áp lực từ tập thể, các cơ quan đoàn thể và các cấp lãnh đạo.

Xin đừng để giáo viên đơn độc trong vòng vây của áp lực... Đó cũng là một cách thể hiện sự tôn trọng của xã hội về nghề giáo!

Thùy Mai

Theo Dân trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Khởi tố nhà báo quay clip san ủi đất để đe dọa, vòi tiềnKhởi tố nhà báo quay clip san ủi đất để đe dọa, vòi tiền
09:30:57 09/02/2025
Bắt khẩn cấp tài xế xe khách tự tông dải phân cách khiến 3 người tử vongBắt khẩn cấp tài xế xe khách tự tông dải phân cách khiến 3 người tử vong
09:59:34 09/02/2025
Trải lòng của các nạn nhân trở về từ công ty lừa đảo qua mạng ở CampuchiaTrải lòng của các nạn nhân trở về từ công ty lừa đảo qua mạng ở Campuchia
09:33:38 09/02/2025
Vụ lật xe khách ở Phú Yên: Đau xót cảnh người mẹ mù lòa túc trực bên con gái bị đứt lìa cánh tayVụ lật xe khách ở Phú Yên: Đau xót cảnh người mẹ mù lòa túc trực bên con gái bị đứt lìa cánh tay
09:40:42 09/02/2025
Biệt thự nhà chồng Đỗ Mỹ Linh qua góc nhìn của người đi đường: "Cánh cổng hào môn" sừng sững trên "đất vàng"Biệt thự nhà chồng Đỗ Mỹ Linh qua góc nhìn của người đi đường: "Cánh cổng hào môn" sừng sững trên "đất vàng"
09:51:56 09/02/2025
Nữ sinh mất liên lạc ở TPHCM chính thức lên tiếngNữ sinh mất liên lạc ở TPHCM chính thức lên tiếng
09:39:47 09/02/2025
Chồng Từ Hy Viên lâm nguy: Giam mình, không mở miệng nói chuyện vì lý do này sau cú sốc mất vợChồng Từ Hy Viên lâm nguy: Giam mình, không mở miệng nói chuyện vì lý do này sau cú sốc mất vợ
14:34:57 09/02/2025
5 con giáp có tài lộc thăng hoa nhất năm Ất Tỵ: Vận đỏ như son, đầu tư, kinh doanh đều vượt xa 20245 con giáp có tài lộc thăng hoa nhất năm Ất Tỵ: Vận đỏ như son, đầu tư, kinh doanh đều vượt xa 2024
10:07:11 09/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Điều ông Trump muốn làm trước khi đàm phán chấm dứt xung đột Ukraine

Điều ông Trump muốn làm trước khi đàm phán chấm dứt xung đột Ukraine

Thế giới

15:26:38 09/02/2025
Quan chức ngoại giao Nga tuyên bố Washington phải hành động trước để cải thiện quan hệ song phương giữa Nga và Mỹ, vốn đã trở nên căng thẳng sau chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine.
Clip: "Nếu không có camera giám sát, tôi làm sao sống tốt được kiếp này nữa đây"

Clip: "Nếu không có camera giám sát, tôi làm sao sống tốt được kiếp này nữa đây"

Netizen

15:20:46 09/02/2025
Với những người nuôi thú cưng, đó không chỉ là con chó mèo bình thường, mà còn là người bạn trung thành, cùng họ tâm sự và chống chọi cô đơn giữa cuộc sống tấp nập.
Một vận động viên tử vong và 2 người bị thương tại giải đua thuyền ở tỉnh Quảng Nam

Một vận động viên tử vong và 2 người bị thương tại giải đua thuyền ở tỉnh Quảng Nam

Tin nổi bật

15:11:54 09/02/2025
Ngày 9-2, lãnh đạo UBND xã Bình Triều (huyện Thăng Bình, Quảng Nam) xác nhận thông tin một vận động viên tử vong trong quá tham gia giải đua thuyền được tổ chức trên địa bàn xã.
Tử vi hàng ngày - Tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 9/2/2025

Tử vi hàng ngày - Tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 9/2/2025

Trắc nghiệm

15:06:30 09/02/2025
Tử vi hàng ngày - tử vi hôm nay - tử vi 12 con giáp hôm nay Chủ nhật ngày 9/2/2025 nói rằng: Tuổi Tý một ngày vô cùng may mắn; Tuổi Mão không nên đưa ra những quyết định mạo hiểm hoặc liều lĩnh.
Clip đuổi bắn trên phố ở Nha Trang chỉ là súng đồ chơi bằng... nhựa

Clip đuổi bắn trên phố ở Nha Trang chỉ là súng đồ chơi bằng... nhựa

Pháp luật

14:51:58 09/02/2025
Nguồn tin của PV Báo CAND ngày 9/2 cho biết, Công an TP Nha Trang (Khánh Hòa) đã xác minh làm rõ sự thật về đoạn clip đăng tải trên mạng xã hội chiều 8/2, với bình luận Như phim hành động
Sao nữ Vbiz khóc lóc hoảng loạn tại Ý: Đã trình báo cảnh sát, nhưng cơ hội mong manh

Sao nữ Vbiz khóc lóc hoảng loạn tại Ý: Đã trình báo cảnh sát, nhưng cơ hội mong manh

Sao việt

14:40:16 09/02/2025
Mới đây, Thanh Thanh Huyền nhận được sự quan tâm khi đăng tải đoạn clip bật khóc nức nở không ngừng. Nguyên do vì nữ MC nổi tiếng đã bị mất vali khi đi du lịch ở Ý.
Nhà - xe của bầu Đức, món tiền thưởng "lệch pha" của bầu Hiển & món quà triệu đô cho Nguyễn Xuân Son

Nhà - xe của bầu Đức, món tiền thưởng "lệch pha" của bầu Hiển & món quà triệu đô cho Nguyễn Xuân Son

Sao thể thao

14:27:24 09/02/2025
Bóng đá Việt Nam từng có nhiều pha chi tiền rất ngông của các đại gia song lợi bất cập hại. May thay, còn có những pha rút ví khác cực kỳ ý nghĩa từ các ông bầu tâm huyết.
Chồng cũ Từ Hy Viên nổi điên, mẹ chồng cũ "mặt dày" la lối sau khi dính đòn trừng phạt nặng

Chồng cũ Từ Hy Viên nổi điên, mẹ chồng cũ "mặt dày" la lối sau khi dính đòn trừng phạt nặng

Sao châu á

14:21:05 09/02/2025
Sau khi nhận đòn trừng phạt nặng, theo tờ 163, Uông Tiểu Phi đã nổi điên trong group chat quy tụ 374 doanh nhân tinh anh của Trung Quốc.
Cuối tuần sau Tết, nấu ngay nồi lẩu thế này vừa ngon lại thanh nhẹ "mát ruột"

Cuối tuần sau Tết, nấu ngay nồi lẩu thế này vừa ngon lại thanh nhẹ "mát ruột"

Ẩm thực

13:50:24 09/02/2025
Món lẩu nấm này vừa bổ dưỡng lại ngon miệng, với dinh dưỡng từ hàu và vị thanh ngọt tự nhiên từ nấm khiến cho nước súp rất ấn tượng.
Sự thật 'vật thể bí ẩn' dưới đáy biển Baltic

Sự thật 'vật thể bí ẩn' dưới đáy biển Baltic

Lạ vui

13:23:41 09/02/2025
Vật thể dị thường dưới đáy biển Baltic được nhóm thám hiểm thuộc Công ty Ocean X Team (đơn vị chuyên tìm kiếm kho báu thất lạc) phát hiện mùa hè năm 2011.
Túi xách hình tôm hùm độc lạ, gây sốt với giá hơn 450 triệu đồng

Túi xách hình tôm hùm độc lạ, gây sốt với giá hơn 450 triệu đồng

Thời trang

11:26:01 09/02/2025
Trong bộ sưu tập thời trang nam Thu - Đông 2025, giám đốc sáng tạo đương nhiệm mảng trang phục nam - Pharrell Williams - kết hợp cả hai để tạo ra một chiếc túi xách gây sốt.