Trẻ nên đọc nhiều sách văn học
Nền giáo dục ở các quốc gia phát triển luôn đánh giá cao sức mạnh to lớn của văn chương đối với sự phát triển của các thành viên trong xã hội.
Niềm vui từ trang sách của học sinh Trường THCS Bình An (Q.8, TP.HCM) – Ảnh: CHÂU HUỲNH BẢO NGÂN
Hi vọng với sự quan tâm đúng mức đối với văn hóa đọc của các em nhỏ, trong tương lai tỉ lệ đọc sách của người Việt chúng ta sẽ tăng lên đáng kể.
Bởi vậy, trường học ở các quốc gia ấy khích lệ trẻ em hình thành và nuôi dưỡng thói quen đọc sách, trong đó sách văn học luôn được ưu tiên.
Những bài học làm người sâu sắc
Video đang HOT
Các tác phẩm văn học trong kho tàng văn chương thế giới là những người thầy vĩ đại truyền cho trẻ thơ những bài học làm người sâu sắc. Những tác phẩm kinh điển như Truyện cổ Andersen, Oliver Twist của Charles Dickens, Không gia đình của Hector Malot, Ông già và biển cả của Hemingway có thể khơi gợi và gieo những hạt giống quý báu về những giá trị sống căn bản mà mỗi con người cần phải có.
Thông qua cuộc đời của những nhân vật được kể trong các tác phẩm đó, các em nhỏ có thể sớm phân biệt được cái thiện, cái ác, việc gì nên làm, việc gì không nên. Các em hiểu rằng hạnh phúc và thành công không tự nhiên đến mà là kết quả của sự lao động chăm chỉ, cách sống hướng thiện, và những việc làm tử tế vì sự phát triển chung của cộng đồng.
Bên cạnh lợi ích đối với việc bồi dưỡng tính cách tốt đẹp, việc thưởng thức văn chương khiến cho tâm hồn trẻ thơ bay bổng, kích thích trí tưởng tượng phát triển. Ai cũng biết trí tưởng tượng của con người là kho báu của tâm hồn, và tuổi thơ là “mảnh đất” lý tưởng để trí tưởng tượng phát triển mạnh mẽ. Trí tưởng tượng có thể kích thích các em nhỏ hình thành ước mơ, khát vọng cao đẹp cho cuộc sống hiện tại và tương lai. Chẳng thế mà những nhà phát minh, các nhà sáng tạo, các đại văn hào đều là những người có trí tưởng tượng phong phú.
Ở nước ta, trong những năm gần đây xu hướng coi trọng các môn tự nhiên hơn các môn xã hội khiến nhiều trẻ em có tâm lý ngại, lười học văn như một hệ quả tất yếu. Học yếu môn văn không chỉ gây ra cảm giác thiếu tự tin ở nhiều em nhỏ mà còn gây bất lợi cho các em khi trưởng thành bởi các mối quan hệ trong công việc và đời sống sẽ đòi hỏi các em phải sử dụng kỹ năng diễn đạt và giao tiếp thuần thục, hiệu quả.
Khích lệ trẻ nhỏ đọc sách văn học có thể khiến các em có hứng thú hơn với môn văn. Tài sử dụng ngôn ngữ trong các tác phẩm văn học nổi tiếng cho các em thấy những cách “chế tác” ngôn từ tài tình, tinh tế. Trừ những trường hợp đặc biệt, tất cả những em nhỏ chăm đọc sách, nhất là sách văn học, đều không gặp khó khăn với việc học văn nói riêng và việc diễn đạt ý nghĩ cũng như giao tiếp xã hội nói chung.
Hiện nay, giờ đọc sách đã được đưa vào thời khóa biểu chính thức tại một số trường học ở nước ta. Trong khi ở nhiều trường khác, học sinh được tổ chức cho đọc sách vào những giờ ngoại khóa. Tuy nhiên, không phải trường học nào cũng có thể hướng dẫn cụ thể cho học sinh nên đọc sách gì và đọc sách như thế nào để tối ưu hóa thời gian và trải nghiệm đọc của các em.
Đề thi văn học sinh giỏi - rằng hay thì thật là hay...
Mới đây, đề thi Văn học sinh giỏi quốc gia 2020 đã khiến dư luận xôn xao bàn tán, từ góc độ là giáo viên văn, cô giáo Trịnh Thu Tuyết của hệ thống giáo dục Học Mãi đã bày tỏ ý kiến.
Ảnh minh họa
Theo cô Tuyết: "Nhìn tổng thể, đề thi học sinh giỏi Quốc gia năm học 2020 - 2021 có một "tứ" hay: câu nghị luận xã hội khẳng định vai trò sâu xa, cội nguồn, gốc rễ của các giá trị (đặc biệt là giá trị văn hóa, tinh thần) thuộc về dân tộc; câu nghị luận văn học đặt ra vấn đề về giá trị phổ quát lớn lao mang tầm nhân loại của văn chương (cũng là một giá trị thuộc bình diện văn hóa, tinh thần)!
Từ rất lâu, khi đề cập tới những khái niệm "dân tộc" hay "quốc tế"..., tôi cho rằng sự khác nhau giữa các dân tộc là bản sắc văn hóa, nhưng có một người bạn của tôi lại khẳng định: điểm khác nhau giữa các dân tộc là "đẳng cấp", ví dụ chúng ta thường tự hào về tình yêu quê hương đất nước, lòng nhân ái "thương người như thể thương thân", cách sống thủy chung tình nghĩa "uống nước nhớ nguồn", "ăn quả nhớ người trồng cây"... Nhưng làm gì có dân tộc nào trên thế giới không có những tình cảm ấy, chỉ khác về mức độ nhận thức, về trình độ văn minh trong các hình thức biểu hiện - tôi thấy đây là ý kiến đúng, nhưng bổ sung thêm một điều: các dân tộc đều có những phẩm chất, những tình cảm tốt đẹp. ...
Nhận thức được điều này, học trò sẽ không cực đoan trong những quan niệm sống hiện đại, không sai lầm khi đối lập, loại trừ các giá trị, hiểu được Thần Ăng tê chỉ có được sức mạnh vô địch khi đặt chân vững chắc trên mình đất Mẹ Gaia, cũng như đất Mẹ, những giá trị cốt lõi của dân tộc là điểm tựa, là nguồn nuôi dưỡng, là sự tiếp sức vô tận giúp cho con người phát triển!
Điều tôi hơi gợn trong câu nghị luận xã hội chính là cách diễn đạt khá "nghệ sĩ" của Xuân Diệu ở cụm từ: "... đứng vào dân tộc" - đây cũng là chi tiết chúng ta nên quan tâm khi chọn ngữ liệu bàn luận, ví như trong một đề thi tuyển sinh lớp 10 chuyên văn gần đây, đề đưa ra quan niệm khá cực đoan, siêu hình khi dùng hai khái niệm "nhan sắc" và "đức hạnh" để phân loại hai yếu tố không thể phân loại trong thơ là hình thức nghệ thuật và nội dung tư tưởng!
Đề thi học sinh giỏi Văn THPT 2020.
Câu nghị luận văn học đề cập tới một vấn đề không mới, không khó của lý luận văn học là "tính nhân loại" của văn học. Hai quan niệm của Nam Cao và Nguyễn Minh Châu đều khá thống nhất, dẫu một người lập ngôn "đanh thép", người kia "khát khao, trăn trở"!
Vậy vấn đề đặt ra trong đề bài là hay, là muôn đời, nhưng học trò cần xử lý vấn đề như thế nào cho khỏi rơi vào sự nhàm chán muôn đời, triển khai hệ thống ý như thế nào để vượt thoát khỏi khuôn mẫu lý thuyết, đưa bài văn của các em chạm vào được thực tế "cây đời" của văn chương bây giờ, lúc này, đó sẽ là những khó khăn không hề nhỏ.
Bởi kể cả người lớn, khi cố gắng phân loại minh bạch các khái niệm về tính dân tộc, tính nhân loại, thậm chí tính giai cấp... cũng khó nói đến cùng.
Tôi cho rằng đề văn năm nay, rằng hay thì thật là hay, nhưng xem ra vẫn là thử thách với không ít học trò và oái oăm là những thử thách có thể nằm ngoài văn chương!"
Một chút chạnh buồn sau nhiều năm ôn thi học sinh giỏi! Mỗi lần nghe các em chọn khối thi, nghe báo tin vào đại học, dù rất vui khi thấy các em trưởng thành nhưng trong thâm tâm không tránh được những nỗi buồn mơ hồ. Tính đến nay thì bản thân tôi đã có mười mấy năm giảng dạy môn Ngữ văn tại một trường phổ thông. Khoảng thời gian ấy có rất...