Trẻ mầm non vui đến lớp trong điều kiện bình thường mới
Học sinh Trường Mầm non Đông Ngạc A, Hà Nội đã bắt nhịp lại với việc học tập và nề nếp sinh hoạt sau một tuần đến lớp.
Sau tuần đầu còn bỡ ngỡ với những quy định mới về phòng chống dịch của Trường Mầm non Đông Ngạc A, học sinh và phụ huynh đã dần quen. Bố mẹ không đưa các bé vào tận lớp như trước mà các cô sẽ đón học sinh tại sân trường. Sau đó, giáo viên hướng dẫn các bé xếp hàng để kiểm tra thân nhiệt trước khi vào lớp.
Sau khi kiểm tra thân nhiệt, các bé được cô giáo hướng dẫn rửa tay sạch trước khi vào lớp.
Theo cô giáo Vũ Thị Gấm, Hiệu trưởng nhà trường, trước mùa dịch, mỗi buổi sáng toàn trường sẽ tập trung ở sân chơi để tập thể dục. Nhưng trong điều kiện hiện nay, trường hạn chế tập trung đông học sinh nên các bé sẽ sinh hoạt tập thể trong lớp.
Giờ học thể dục buổi sáng diễn ra trong lớp học. Cô giáo hướng dẫn các bé nhảy theo nền nhạc “ Vũ điệu rửa tay”.
Video đang HOT
Bài thể dục nhẹ nhàng giúp các bé tỉnh táo, quen dần với không khí lớp học. Sau giờ thể dục, cô giáo sẽ hướng dẫn các bé uống sữa.
Trước khi cho các bé uống, cô giáo sẽ cùng nhân viên bếp ăn nhà trường kiểm tra tình trạng và hạn sử dụng của từng hộp sữa. Từ đầu năm 2019, Trường Mầm non Đông Ngạc A tham gia chương trình “ Sữa học đường” của thành phố Hà Nội để góp phần cải thiện tình trạng dinh dưỡng, nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo, tiểu học.
100% học sinh khi quay lại trường đều đã được uống sữa đúng theo tiêu chuẩn của chương trình Sữa học đường. Tuỳ theo nhu cầu do phụ huynh đăng ký, các bé có thể uống sữa tươi có đường hoặc không đường.
Cô giáo Vũ Thị Gấm, Hiệu trưởng Trường Mầm non Đông Ngạc A cho biết, trường có 100% (915 học sinh) tham gia chương trình “Sữa học đường”. Có 7 học sinh thuộc hộ nghèo được hỗ trợ miễn phí.
“Để các con đến lớp vui, khỏe, an toàn, công việc của giáo viên sẽ nhiều hơn trước. Nhưng chúng tôi rất phấn khởi khi được đón các con quay lại trường và đều cố gắng để nhanh chóng ổn định việc học tập, rèn luyện nề nếp sinh hoạt và tổ chức việc uống sữa học đường tại lớp để góp phần tăng cường dinh dưỡng cho các con”, cô giáo Hà Thị Hoa, giáo viên phụ trách lớp A7 của trường cho biết.
Trong giờ uống sữa, cô giáo hướng dẫn các bé cách đọc hạn sử dụng, lắc sữa trước khi uống, các chất dinh dưỡng có trong sữa… Uống sữa xong, các bé gấp vỏ hộp, để đúng nơi quy định. Chị Nguyễn Thị Mền, phụ huynh học sinh cho biết: “Sau thời gian dài nghỉ dịch, con ngày nào cũng mong được đi học để gặp cô, gặp bạn bè và vui chơi, uống sữa với các bạn ở lớp”.
Ảnh: Ngọc Thành
Dựng lều che khu vui chơi tránh nắng cho trẻ ở vùng cao Thanh Hóa
Những ngày nắng nóng từ 39-41 độ C như đổ lửa này, phụ huynh và cô giáo ở huyện vùng cao, biên giới Quan Sơn, Thanh Hóa đã chặt luồng, vầu, lá kè, lá cọ dựng lều tạm che khu vui chơi cho trẻ em ở các bản vùng sâu, vùng xa.
Phụ huynh làm lều tạm che khu vui chơi cho trẻ mầm non ở bản Cha Lung, xã Tam Thanh, huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) khỏi bị nắng - Ảnh: HÀ ĐỒNG
Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ Online, hiện nay trên địa bàn huyện vùng cao, biên giới Quan Sơn còn nhiều phòng học tranh tre, nứa lá, tạm bợ xuống cấp ở bậc học mầm non, nằm tại các bản vùng sâu, vùng xa của các xã Sơn Hà, Tam Thanh, Na Mèo...
Những ngày nắng nóng cao điểm này, tại phòng học mầm non ở bản Xum (xã Sơn Hà), bản Cha Lung (xã Tam Thanh) nóng hầm hập như đổ lửa, vì phòng học được làm bằng ván, hoặc tôn, mái nhà vừa thấp, trong phòng lại không được đóng trần và không đủ quạt.
Lớp học tạm bợ, chật chội, nóng bức vào mùa hè của trẻ mầm non ở bản Cha Lung, xã Tam Thanh, huyện Quan Sơn - Ảnh: HÀ ĐỒNG
Để các cháu nhỏ có khu vui chơi ngoài trời không bị nắng, phụ huynh học sinh ở địa phương đã lên rừng chặt luồng, vầu, nứa và lá kè, lá cọ về dựng lều tạm che khu vui chơi cạnh phòng học mầm non.
Khu lều tạm này chỉ che khu vui chơi cho trẻ được hết mùa nắng nóng. Đến mùa mưa bị dông, lốc phá hỏng, năm sau lại làm mới.
Trẻ mầm non ở bản Cha Lung, xã Tam Thanh, huyện Quan Sơn chơi trong khu lều tạm tránh nắng do phụ huynh vừa dựng - Ảnh: HÀ ĐỒNG chụp ngày 21-5
Theo giáo viên Trường mầm non Tam Thanh, xã Tam Thanh, huyện Quan Sơn (giáp biên giới Việt - Lào), do thời tiết nắng nóng, cộng với gió phơn Tây Nam (còn gọi là gió Lào) oi bức hầm hập, trong những ngày qua nhiều trẻ bị mệt do nắng nóng, không thể đến trường.
Trẻ mầm non ở bản Xum, xã Sơn Hà, huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) vui chơi trong khu lều tạm tránh nắng do phụ huynh dựng - Ảnh: HÀ ĐỒNG
Cô giáo Ngân Thị Thướng - hiệu trưởng Trường mầm non Tam Thanh - cho biết hiện nhà trường đang có các phòng học ở 4 điểm lẻ gồm: bản Cha Lung, Ngàm, Mò, Pa đều tạm bợ, xuống cấp, chật chội, với gần 200 học sinh đang ngồi học ở các phòng này.
Mùa hè thì nắng nóng vì phòng thấp, hẹp, thiếu các thiết bị làm mát; còn mùa đông lạnh giá vì không đủ cửa, ván thưng vách, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và việc dạy học của cô trò nơi đây.
Phòng học mầm non ở bản Cha Lung, xã Tam Thanh, huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) đang tạm bợ - Ảnh: HÀ ĐỒNG
Trẻ mầm non ở bản Xum, xã Sơn Hà, huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) vui chơi trong khu lều tạm tránh nắng do phụ huynh dựng lên - Ảnh: HÀ ĐỒNG
Học phí 5 trường tư thục ở Hà Nội Ngoài chất lượng giảng dạy, vị trí địa lý, khi chọn cho con vào trường tư, phụ huynh còn xem xét học phí, phí ghi danh, tiền bán trú, đưa đón. Trường Phổ thông liên cấp Olympia tuyển sinh từ mầm non đến THPT. Học sinh mẫu giáo đóng học phí 120 triệu đồng/năm. Học sinh tiểu học đóng 145 triệu đồng/năm, THCS...