Trẻ mầm non hào hứng học an toàn giao thông
Trẻ mầm non không khỏi hào hứng khi được tiếp thu bài học giao thông qua những tập phim vui nhộn của chương trình “Tôi yêu Việt Nam” phiên bản mới “Vui giao thông” hay hóa thân thành các nhân vật để trải nghiệm tình huống giao thông thực tế.
Sau hơn 3 tháng, chương trình “Tôi yêu Việt Nam” phiên bản mới “Vui giao thông” và thí điểm đào tạo An toàn giao thông cấp giáo dục mầm non nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phụ huynh, giáo viên và đặc biệt là các bạn nhỏ.
Thí điểm đào tạo ATGT cho bậc mầm non
Trong năm học 2020-2021, chương trình thí điểm đào tạo ATGT cho trẻ mầm non đã được triển khai thí điểm tại 5 tỉnh thành phố bao gồm: Phú Thọ, Hải Phòng, Nghệ An, Lâm Đồng, Cần Thơ, mỗi tỉnh 3 trường mầm non. Tham gia hoạt động đào tạo tại trường học, các bé đã có cơ hội nhập vai vào các nhân vật khác nhau như: người tham gia giao thông, chú cảnh sát điều hành giao thông để trải nghiệm các tình huống giao thông thực tế.
Thông qua các học liệu an toàn giao thông do HVN phối hợp với Vụ Giáo dục Mầm Non – Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn như: tài liệu hướng dẫn giảng dạy, các tình huống trong các tập phim “Vui giao thông”, các bộ giáo cụ, mô hình giao thông, bài nhạc giao thông, thẻ bài…, giáo viên sẽ hướng dẫn các bé tìm hiểu và trải nghiệm các quy tắc giao thông an toàn.
Với hệ thống các bộ giáo cụ, mô hình giao thông sinh động, hấp dẫn, các bài giảng và hoạt động thực hành trở nên trực quan, gần gũi và thiết thực hơn. Các bé tập trung lắng nghe bài giảng, tỏ ra hào hứng, thích thú và chủ động tham gia thực hành.
Các bé đồng thời được làm quen với các bài học về các phương tiện giao thông, cách lên xuống xe an toàn, đèn tín hiệu giao thông, đội mũ bảo hiểm đúng cách, phân biệt một số biển báo giao thông cùng nhiều nội dung thú vị khác.
“Tôi yêu Việt Nam” phiên bản mới đặc biệt thu hút khán giả nhí
“Tôi yêu Việt Nam” khởi đầu là chương trình hướng dẫn về ATGT và kỹ năng lái xe an toàn (LXAT) được Ủy ban ATGT Quốc gia, Cục Cảnh sát Giao thông – Bộ Công an, Đài truyền hình, Đài tiếng nói Việt Nam và Công ty Honda Việt Nam (HVN) phối hợp triển khai và phát sóng trên truyền hình từ năm 2004.
Video đang HOT
Từ đó đến nay, chương trình đã liên tục được cải tiến, đổi mới về hình thức và nội dung phù hợp với thị hiếu của đông đảo khán giả cả nước nhằm đem đến những câu chuyện, hình ảnh chân thực về thực trạng giao thông tại Việt Nam cùng những bài học giao thông bổ ích, giúp người xem bổ sung kiến thức và kỹ năng để phòng tránh tai nạn khi tham gia giao thông, góp phần xây dựng một xã hội giao thông văn minh và an toàn.
Năm 2020, “Tôi yêu Việt Nam” trở lại với phiên bản hoàn toàn mới, tập trung vào lứa tuổi Mầm non, từ 3 – 5 tuổi, là độ tuổi hình thành nhận thức, yêu thích khám phá thế giới xung quanh và cũng bắt đầu tham gia giao thông.
Bên cạnh việc phát sóng trên truyền hình, HVN còn phối hợp với Bộ Giáo dục & Đào tạo triển khai thí điểm chương trình đào tạo trong trường mầm non tại 5 tỉnh thành từ năm học 2020-2021 để trẻ có thể tiếp cận với kiến thức giao thông một cách dễ dàng nhất.
Sau hơn 3 tháng phát sóng với gần 20 tập, loạt phim hoạt hình với tên gọi “Vui giao thông” xoay quanh ba nhân vật ngộ nghĩnh, đáng yêu: Bi (Khỉ) – Bo (Mèo) – Ben (Tắc kè) đã trở thành chương trình được các bạn nhỏ yêu thích và hào hứng đón chờ hàng tuần.
Mỗi tập phim là một bài học, câu chuyện giao thông với nhiều kiến thức bổ ích được truyền tải đến các bạn nhỏ thông qua lăng kính tuổi thơ hồn nhiên, sinh động của ba nhân vật hoạt hình. Bi, Bo, Ben giống như những người bạn đồng hành của các bạn nhỏ, cùng nhau khám phá thế giới và hình thành cho bản thân những nhận thức và bài học đầu tiên về giao thông.
Các bé đặc biệt yêu thích những bản nhạc trong các tập phim, thường “ngân nga” những giai điệu với các quy tắc giao thông được lồng ghép trong lời bài hát.
Đa đạng hóa hình thức đào tạo ATGT tại trường học
Từ khi triển khai “Tôi yêu Việt Nam” phiên bản mới “Vui giao thông”, hoạt động giáo dục về ATGT cho các bé tại các trường mầm non thí điểm, hoạt động đào tạo tại trường học trở nên chuyên nghiệp và bài bản hơn. Các bài giảng, chương trình đã được đưa vào kế hoạch đào tạo, đảm bảo về thời lượng và chất lượng bài giảng để nâng cao nhận thức cũng như tính chủ động của các bé.
Hình thức truyền tải nội dung cũng trở nên đa dạng hơn. Cùng với bài học trong phim hoạt hình, các giáo viên còn linh hoạt vận dụng những bộ giáo cụ, mô hình giao thông để tổ chức hoạt động ngoài trời, kết hợp cùng trò chơi, sáng tác thơ, vè về ATGT cho các bé. Nội dung ATGT còn được lồng ghép nhẹ nhàng, linh hoạt trong nhiều hoạt động giáo dục hàng ngày khác của bé để giúp bé ghi nhớ và thực hành thường xuyên.
Nâng chất lượng giáo dục mầm non - Bài 1: Phát triển mạng lưới trường, lớp
Hàng năm, Thành phố Hồ Chí Minh tăng từ 45.000 - 50.000 học sinh, trong đó bậc mầm non tăng gần 10.000 học sinh.
Việc đảm bảo chỗ học cho trẻ ở các độ tuổi là một áp lực không nhỏ đối với thành phố. Cùng với đầu tư nguồn lực từ ngân sách, thành phố thực hiện nhiều giải pháp khuyến khích, đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục mầm non. Qua đó, số lượng và chất lượng trường, lớp mầm non ngoài công lập ngày càng tăng, góp phần giải quyết nhu cầu gửi trẻ cho người dân trên địa bàn.
Cùng với các trường mầm non công lập, hệ thống trường, lớp mầm non ngoài công lập đã góp phần rất lớn trong giải quyết nhu cầu về chỗ học cho trẻ tại thành phố. Ảnh minh họa: Hoàng Tuyết/Báo Tin tức
Bài 1: Phát triển mạng lưới trường, lớp
Cùng với nguồn lực đầu tư từ ngân sách, trong những năm qua, thành phố luôn quan tâm huy động các nguồn lực khác và thực hiện tốt công tác xã hội hóa để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, góp phần phát triển nhanh mạng lưới trường lớp, đa dạng hóa các loại hình cơ sở giáo dục mầm non, nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ.
Phấn đấu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 4 tuổi
Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, Thành phố Hồ Chí Minh luôn ưu tiên bố trí vốn ngân sách thành phố đầu tư phát triển trường lớp, thực hiện công tác đổi mới giáo dục. Trong giai đoạn từ năm 2016 đến nay, thành phố đã bố trí hơn 17.000 tỷ đồng đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo. Theo đó, mỗi năm thành phố hoàn thành và đưa vào sử dụng khoảng 1.500 phòng học mới, trong đó bậc mầm non là khoảng 300 phòng để đáp ứng nhu cầu chỗ học cho trẻ trên địa bàn.
Tuy nhiên, dù trường, lớp tăng nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu thực tế. Với chủ trương đẩy mạnh xã hội hóa, hệ thống trường lớp ngoài công lập trên địa bàn thành phố thời gian qua phát triển nhanh, đáp ứng yêu cầu về chăm sóc, nuôi dạy trẻ. Trong tổng số 1.346 trường mầm non đang hoạt động, thành phố có gần 880 trường ngoài công lập, tăng hơn 500 trường so với khoảng 10 năm trước.
Ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh đánh giá, qua các giải pháp được thực hiện đồng bộ, thành phố tiếp tục thực hiện tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. Trong đó, tỷ lệ huy động trẻ ở độ tuổi nhà trẻ là 31%, độ tuổi mẫu giáo đạt 86%, phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi đạt 99,6%. Trên cơ sở kết quả đạt được, thành phố hoàn toàn có thể phấn đấu thực hiện được mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 4 tuổi. Cùng với đó, thành phố tiếp tục thực hiện đại trà giữ trẻ ngoài giờ cho con công nhân tại các trường mầm non ở khu vực khu chế xuất, khu công nghiệp.
Không chỉ đảm bảo chỗ học, hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở bậc mầm non cũng được đổi mới giúp trẻ phát triển tư duy, sáng tạo... Trong đó, việc ứng dụng phương pháp giáo dục STEM vào tổ chức hoạt động cho trẻ được nhiều trường triển khai hiệu quả. Các cơ sở giáo dục mầm non đã huy động nguồn lực xã hội để xây dựng các phòng chức năng như phòng công nghệ Robot, phòng khoa học ứng dụng, khu chơi kỹ thuật... nhằm tạo môi trường hoạt động kích thích trẻ tích cực thực hành, trải nghiệm; cho trẻ làm quen với ngoại ngữ...
Đến nay, toàn thành phố có 181 trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, 16 trường thực hiện mô hình trường tiên tiến theo xu thế hội nhập khu vực và quốc tế...
Tuy vậy, theo Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh, dù phòng học mới được đưa vào sử dụng hàng năm, nhưng với tốc độ gia tăng trẻ mầm non cao nên áp lực trường, lớp vẫn lớn. Điều này dẫn tới sĩ số học sinh/lớp còn đông, khó khăn trong việc đảm bảo diện tích bình quân tối thiểu.
Ngoài công lập "gánh" hơn nửa số trẻ
Cùng với các trường mầm non công lập, hệ thống trường, lớp mầm non ngoài công lập đã góp phần rất lớn trong giải quyết nhu cầu về chỗ học cho trẻ tại thành phố. Thực tế, tại nhiều quận, huyện, số trẻ học tại các trường mầm non ngoài công lập chiếm hơn nửa số trẻ trên địa bàn.
Bà Lê Thị Oanh, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Nhà Bè cho biết, cùng với sự phát triển của thành phố, huyện Nhà Bè có nền kinh tế phát triển khá nhanh và mạnh, thu hút một lượng khá lớn lao động đến làm việc. Cũng như các bậc học khác, giáo dục mầm non của huyện cũng đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong việc giải quyết đủ chỗ học cho trẻ.
Huyện hiện có hơn 90 cơ sở giáo dục mầm non, trong đó có 13 trường công lập, 34 trường tư thục và 46 cơ sở quy mô nhóm, lớp. Tổng số trẻ đang theo học là gần 7.800 cháu. Hệ thống trường mầm non công lập, mầm non ngoài công lập đáp ứng tương đối đầy đủ nhu cầu gửi trẻ trên địa bàn. Trong đó, giáo dục mầm non ngoài công lập đóng vai trò quan trọng, đáp ứng nhu cầu gửi con của các bậc cha mẹ và nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giáo dục mầm non trên địa bàn.
Còn tại Quận 9, bà Phan Thị Kim Duyên, Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo cho biết, hiện quận có hơn 60 trường mầm non, trong đó 20 trường công lập và 46 trường ngoài công lập, cùng với đó là hệ thống 113 nhóm, lớp đang hoạt động đã đáp ứng đủ nhu cầu gửi trẻ của người dân trên địa bàn. Thời gian qua, hệ thống giáo dục mầm non ngoài công lập hoạt động khá tốt, góp phần đáp ứng nhu cầu gửi trẻ cho người dân trên địa bàn. Trong tổng số hơn 17.000 trẻ trên địa bàn quận, số trẻ học tại các cơ sở mầm non ngoài công lập chiếm khoảng 60%.
Quận 12 hiện có 337 cơ sở giáo dục mầm non, trong đó có 22 trường mầm non công lập, 50 trường mầm non ngoài công lập và 265 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục. Trong đó, số trẻ đang học tại các trường mầm non công lập là gần 7.000 trẻ; gần 9.000 trẻ học tại các trường mầm non ngoài công lập; hơn 10.400 trẻ đang học tại các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục.
Ông Khưu Mạnh Hùng, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo Quận 12 cho rằng, hệ thống các cơ sở giáo dục ngoài công lập trên địa bàn quận đã chia sẻ rất lớn về chỗ học, giúp giảm áp lực sĩ số học sinh trên lớp cho các trường; đồng thời giúp cho tỷ lệ huy động trẻ đến trường, lớp trên địa bàn quận luôn ở mức cao.
Tương tự, tại Quận Thủ Đức, nơi tập trung lực lượng lao động lớn về sinh sống và làm việc do có nhiều khu công nghiệp đang hoạt động, tỷ lệ trẻ trong độ tuổi mầm non không ngừng tăng lên, tạo áp lực lớn về trường, lớp cho bậc học này. Hiện quận có 210 cơ sở giáo dục mầm non, trong đó có 25 trường công lập, 106 trường ngoài công lập và 79 nhóm, lớp với tổng số hơn 27.000 trẻ đang theo học. Thực tế, số trường công lập hiện nay chỉ đáp ứng chỗ học cho 40% tổng số trẻ trên địa bàn, 60% còn lại theo học tại các trường ngoài công lập.
Bài cuối: Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục mầm non
Chạy đua học trước lớp 1 vì lo chương trình nặng Sốt ruột khi nghe những thông tin về chương trình mới quá nặng, nhiều phụ huynh cấp tập lập nhóm cho trẻ mầm non học trước chương trình lớp 1 Chị Hoàng Anh - một phụ huynh có con đang học mầm non 5 tuổi tại quận 2, TP HCM - cho biết chị vừa kết nối với một số phụ huynh có...