Trẻ mầm non háo hức “khám phá” trường tiểu học
Để tạo cơ hội cho trẻ làm quen với môi trường học mới trước khi bước vào lớp 1, một số trường mầm non đã tổ chức cho học sinh tham quan trường tiểu học.
Sáng nay 8/5, gần 250 trẻ 5 tuổi của trường mầm non Họa Mi (Q. Ba Đình, Hà Nội) đã “đột kích” Trường tiểu học Thành Công B (Q. Ba Đình, Hà Nội). Cô Phạm Thị Yến – hiệu trưởng Trường tiểu học Thành Công B cho hay việc trẻ được làm quen với các công việc ở trường cũng như nhìn các anh chị lớn học như thế nào sẽ giúp các em tự tin bước vào lớp 1. Bên cạnh đó cũng để cho trẻ hình dung thấy sự khác biệt giữa môi trường giảng dạy ở bậc mầm non và tiểu học.
Theo quan sát của chúng tôi, khi tiếp cận với trường tiểu học, trẻ 5 tuổi hòa nhập rất nhanh và chỉ bỡ ngỡ trong những phút đầu. Thậm chí khi được vào “ngồi học” cùng với anh chị lớp 1, các bé còn xung phong lên bảng để tham gia các trò chơi đố vui. Ngoài ra, khi được cô hỏi nhận biết chữ và con số thì trẻ trả lời khá thành thục và nhanh cho dù chưa đi học trước chương trình lớp 1.
Điểm cần “phê bình” duy nhất trong cuộc viếng thăm này là các bé chưa ý thức được việc phải giữ trật tự ở trong lớp, xin phát biểu phải giơ tay… Tuy nhiên theo đánh giá của các thầy cô thì những lỗi này không khó uốn nắn khi trẻ chính thức bước vào lớp 1.
Dưới đây là những hình ảnh trẻ mầm non “khám phá” trường tiểu học mà Dân trí ghi lại được vào sáng nay:
9h sáng, cô Phạm Thị Yến – Hiệu trưởng Trường tiểu học Thành Công B xuống sân trường chào đón trẻ mầm non đến tham quan.
Hào hứng xếp hàng để đi thăm quan trường.
Rồng rắn nối đuôi nhau tiến vào hội trường lớn.
Vài tháng nữa, việc leo cầu thang như thế này là công việc hàng ngày của các em.
Video đang HOT
Một thoáng bối rối của trẻ khi bước vào hội trường lớn.
Ổn định và xếp hàng nghiêm túc để giao lưu với thầy cô và một số học sinh trong đội văn nghệ của Trường tiểu học Thành Công B.
Chăm chú theo dõi tiết mục”Trống cơm” của anh chị lớp 3.
Hát có gì là khó, em chưa được 6 tuổi nhưng vẫn hát hay lắm đấy nhé!
Giao lưu xong rồi thì xuống một lớp 1 xem các anh chị học gì nào.
Cho em ngồi cùng với các anh, chị để làm quen nhé.
Chăm chú xem lịch một ngày làm việc của anh chị lớp 1 qua hình ảnh.
Không khó để nhận ra sự khác biệt giữa trẻ mầm non (áo màu cam) ) và học sinh lớp 1 khi ngồi học.
Làm quen với chữ số từ 1 đến 10: Ở mẫu giáo em làm quen rồi, có gì là khó đâu!
Nguyễn Hùng
Theo dân trí
Tại sao trẻ mầm non bỏ lớp đi luyện chữ?
Với nh giáo dục mầm non, trẻ hoàn toàn có c hội làm quen với mặt chữ, tập tô... đủ hành trang để bước vào lớp 1. Tuy nhiên, trên thực tế, một s bậc phụ huynh vẫn cho con mình đi học chữ, làm toán sớm. Vậy "trào lưu" này xuất phát từ đâu?
Sự kỳ vọng hay nh nặng?
Theo ông Lê Tiến Thành - Vụ trưởng Vụ giáo dục tiểu học (Bộ GD-ĐT), việc cho trẻ đi học chữ sớm xuất phát từ sự kì vọng và quan tâm quá mức của phụ huynh (PH). Trên thực tế nếu đỗ lỗi cho p 1 nặng mà HS ở thành ph lớn phải đi học trước thì thử hỏi HS vùng cao, nông thôn... sẽ như thế nào?
Ông Thành cũng cho hay, cả nước đều dùng một bộ sách giáo khoa nên HS tiểu học ở tất cả các vùng miền đều được tiếp nhận kiến thức như nhau. Trong khi đó ở vùng cao HS vẫn có khả năng đọc, viết tt. Nên nhớ nh ở lớp 1 chỉ yêu cầu các em biết đọc, biết viết và làm các phép toán cộng, trừ đn giản...
Sự kỳ vọng của phụ huynh tạo nên áp lực rất lớn cho trẻ (Ảnh minh họa)
Như vậy, theo những phân tích của Vụ trưởng Vụ giáo dục tiểu học thì việc PH đỗ lỗi cho nh nặng nên cho con đi học sớm là hoàn toàn thiếu tính thuyết phục.
Hãy nhìn vào thực tế, ở Hà Nội trong những năm gần đây xuất hiện các mô hình trường chất lượng cao, trường điểm. Đây là những trường nằm ngoài hệ thng công lập nên thường những yêu cầu thi tuyển đầu vào. Mong mun cho con được theo học ở những trường như thế này nên không ít PH đầu tư cho con đi học chữ, làm toán sớm... để có thể đáp ứng được yêu cầu tuyển sinh đầu vào.
Hiện nay, hầu hết các trường tổ chức thi tuyển vào lớều cho rằng đề thi chủ yếu khảo sát trình độ nhận thức, phán đoán (IQ) của trẻ. Trong khi đó, tâm lý của PH thì cho rằng, nếu trẻ không đi học chữ, làm toán trước thì khả năng vượt qua kì thi này là không thể. Cũng cần phải thẳng thắn nhìn nhận: Đây là sự lựa chọn tự nguyện của phụ huynh chứ không ai ép buộc họ.
"Theo quy định của Luật Giáo dục thì mọi trẻ em 6 tuổi đều được "mời" vào học lớp 1 ở một trường công thuộc địa bàn. Những trường công này không được phép tổ chức thi tuyển hay kiểm tra đầu vào. Còn việc phụ huynh từ bỏ quyền lợi đáng có của con em mình để đến một "sân chi" khác thì phải chấp nhận "luật chi" của họ. Cũng phải lưu ý, dù trường ngoài công lập được phép tổ chức kiểm tra, đánh giá đầu vào để chọn trẻ vào lớp 1 nhưng vẫn phải đảm bảo là không kiểm tra chữ hay làm toán. Nếu trường nào không tuân thủ quy định này là hoàn toàn sai" - ông Lê Tiến Thành chia sẻ.
Ông Thành cũng cho rằng, không nên nhìn từ góc độ "sân chi riêng" rồi quy kết p 1 nặng. Hàng năm, Bộ GD-ĐT có văn bản hướng dẫn thực hiện nh các môn học lớp 1 với yêu cầu chuẩn ở mức độ phù hợp với độ tuổi của trẻ. Còn việc giáo viên c tình nâng cao hn với chuẩn để tạo cho HS cảm giác thấy nh nặng nhằm một mục đích nào đó thì chúng ta cần phải chấn chỉnh kịp thời.
Trẻ học lớp 1: Cần sự quan tâm của gia đình
Cô Phạm Thị Yến - Hiệu trường Trường tiểu học Thành Công B (Hà Nội) chia sẻ: "Nhiều ngày nay các bậc phụ huynh có con chuẩn bị vào lớp 1 thuộc địa bàn đều hỏi tôi có nên cho con đi học trước hay không? Quan điểm của tôi rất rõ ràng là không. Điều mà tôi mong mun là các bậc phụ huynh hãy rèn luyện cho con mình các kỹ năng cần thiết để làm tiền đề vào lớp 1".
Cũng theo cô Yến, việc phụ huynh lo lắng lớp học đông khiến giáo viên không thể chăm lo, bảo ban cho từng trẻ là điều dễ hiểu. Tuy nhiên nếu có sự quan tâm từ phía gia đình thì khâu này không có gì đáng phải bàn vì giai đoạn đầu trẻ cũng mới làm quen đến chữ cái và con s trong phạm vi từ 1 đến 10.
Minh chứng điều này, cô Yến cho chúng tôi xem quyển hướng dẫn thực hiện nh các môn học lớp 1 do Bộ GD-ĐT phát hành. Đn tiết thì gần như học kỳ 1 chủ yếu học vần chữ cái và ghép vần đn giản. Còn về tập viết thì tập tô, làm quen với các nét c bản... Những nội dung này hầu hết trẻ đều được làm quen ở bậc mầm non.
Còn về Toán thì trẻ được làm quen với các ký hiệu đn giản như dấu bé hn, lớn hn, hình vuông, hình tròn... Bên cạnh đó trẻ được làm quen với các con s trong phạm vi 10 ở học kỳ 1 và mở rộng sang 100 ở học kỳ 2.
Theo ông Lê Tiến Thành - Vụ trưởng Vụ giáo tiểu học thì hiện nay nhiều bậc PH đôi khi đánh giá sai và cho rằng trẻ lớp 1 cho làm quen với hình vuông, hình tròn... là quá nặng nhưng ở đây cần phải hiểu một cách thấu đáo. Chúng ta không yêu cầu trẻ khái niệm thế nào là hình vuông, hình tròn... mà ở đây các em chỉ cần nhận biết đâu là hình vuông và như thế nào là hình tròn, điều này hoàn toàn phù hợp với lứa tuổi của trẻ.
Nguyễn Hùng
Theo dân trí
Độc giả lên tiếng về việc trẻ "luyện chữ" trước khi vào lớp 1 Trước xu hướng một số bậc cha mẹ cho con đi học chữ trước khi vào lớp 1, các độc giả có 2 ý kiến trái ngược nhau. Tuy vậy, quan điểm chung của độc giả là chính vì lo con bị giáo viên phê bình mà các phụ huynh "đua" nhau cho trẻ đi học trước. Học trước là cần thiết "Nhìn...