Trẻ làm quen với tiếng Anh từ 3 tuổi trong trường mầm non có phù hợp?
Theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, các trường mầm non có điều kiện phù hợp sẽ được tổ chức chương trình làm quen với tiếng Anh dành cho trẻ em mẫu giáo, theo phương châm giáo dục “chơi mà học, học bằng chơi”.
Các trường mầm non có thể cho trẻ từ 3 tuổi tiếp cận học tiếng Anh. Ảnh: minh họa
Trẻ học mẫu giáo được tiếp cận tiếng Anh từ 3 tuổi
Vừa qua, Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư Chương trình làm quen với tiếng Anh dành cho trẻ em mẫu giáo, Thông tư này có hiệu lực từ ngày 31/3/2021. Theo đó, chương trình được xây dựng theo quan điểm giáo dục “lấy trẻ làm trung tâm”. Các hoạt động cho trẻ làm quen với tiếng Anh tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm, tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh dưới nhiều hình thức đa dạng, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ theo phương châm giáo dục “chơi mà học, học bằng chơi”, được lồng ghép tích hợp thông qua các hoạt động giáo dục và giao tiếp.
Theo Bộ GD&ĐT, chương trình được xây dựng nhằm hướng tới hình thành, phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh theo nhu cầu và khả năng của trẻ; góp phần chuẩn bị tốt hơn cho việc học tiếng Anh ở bậc tiểu học. Cụ thể, yêu cầu cần đạt đối với Chương trình được nêu như sau: Về yêu cầu chung, trẻ mẫu giáo hứng thú trong các hoạt động làm quen với tiếng Anh, tự tin giao tiếp; nghe và nhận biết được một số từ chỉ người, hành động đơn giản, quen thuộc với lứa tuổi. Nội dung giáo dục bao gồm các kỹ năng: Nghe, nói, làm quen với đọc, làm quen với viết.
Yêu cầu cần đạt đối với trẻ 3-4 tuổi: Trẻ hứng thú trong các hoạt động làm quen với tiếng Anh; mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp; nghe và làm được theo hướng dẫn rất đơn giản, phù hợp với lứa tuổi khi tham gia trò chơi; hát theo được một số bài hát rất đơn giản, phù hợp với lứa tuổi… Trẻ 4 – 5 tuổi: Trẻ thích tìm hiểu, khám phá các nền văn hóa khác; nghe và thực hiện được một số câu lệnh đơn giản, quen thuộc với lứa tuổi… Trẻ 5 – 6 tuổi: Trẻ nghe và thực hiện được 2 đến 3 yêu cầu liên tiếp đơn giản, phù hợp với lứa tuổi; tô màu được một số nét, chữ cái tiếng Anh…
Trên thực tế tại nhiều thành phố lớn, việc cho trẻ tiếp cận Ngoại ngữ sớm cũng được nhiều phụ huynh quan tâm, áp dụng. Không chỉ ở các trung tâm, nhiều trường học chủ yếu là trường tư thục cũng đã đưa môn Tiếng Anh vào dạy theo hướng giúp trẻ làm quen.
Do đó, nhiều phụ huynh quan tâm, hưởng ứng với các quy định mới của Bộ GD&ĐT. “Con học Tiếng Anh trong trường học cũng rất hay, bởi làm quen sớm giúp con hiểu và tự tin hơn trong giao tiếp. Tôi thấy nhiều gia đình đã cho con đi học tại các trung tâm ngoại ngữ từ rất sớm và làm nền tảng cho thành công học Ngoại ngữ sau này”, chị Lan Anh (ở quận Thanh Xuân, Hà Nội) có con học mầm non chia sẻ.
Video đang HOT
Chỉ nên dừng lại ở tiếp cận, tránh “nhồi nhét”
Câu chuyện cho trẻ đi học sớm Ngoại ngữ cũng đã là chủ đề tranh luận của các bậc phụ huynh, chuyên gia giáo dục từ nhiều năm nay. Bởi trước đây, đã xảy ra hiện tượng trẻ mầm non chưa nói tốt tiếng Việt nhưng đã học tiếng Anh dẫn đến “nửa nọ, nửa kia”, thậm chí đã không ít trẻ đã phải đi điều trị về rối loạn ngôn ngữ… Tuy nhiên, nhiều ý kiến giáo viên, chuyên gia cho rằng, đối với việc tiếp cận tiếng Anh ở mức độ phù hợp, thời lượng chỉ mang tính làm quen thì không đáng lo ngại, bởi những trường hợp nhầm lẫn trong ngôn ngữ thường xảy ra với trẻ học quá nhiều, học dưới áp lực của phụ huynh muốn con giỏi nhanh.
Đồng tình với phương pháp cho trẻ làm quen với tiếng Anh ngay từ bậc học mầm non, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cho biết: “Ở độ tuổi nào cũng cần phải có phương pháp giáo dục phù hợp, khoa học. Đối với bậc học mầm non, các cháu còn nhỏ, nhưng trí nhớ lại khá tốt và phát triển về khả năng ngôn ngữ. Ở lứa tuổi mầm non, giúp cho trẻ học tiếng Anh theo hướng tiếp cận cũng rất phù hợp, chẳng hạn dạy cho trẻ những từ đơn giản như chào hỏi, các đồ vật, màu sắc… Làm sao để trẻ yêu thích, hứng thú mới có tác dụng. Dạy cho trẻ học, tiếp cận tiếng Anh ở mức cơ bản là cái tốt, người lớn không nên áp đặt phải giỏi, hay so sánh với đứa trẻ khác để ép con học nhiều. Để trẻ học mà chơi, chơi mà học lại là hiệu quả”.
Theo ghi nhận, hiện tại chưa có nhiều trường mầm non công lập đưa tiếng Anh vào dạy bởi còn thiếu đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, sỹ số lớp học đông. Hiện nhiều trường áp dụng theo hình thức liên kết với các trung tâm bên ngoài để có giờ học tiếng Anh. Trong khi đó, đối với các trường tư thục lại khá phổ biến trong việc đưa tiếng Anh vào dạy học, thậm chí đây còn là một lợi thế trong tuyển sinh của các trường. Không ít trường mở các lớp “song ngữ” ngay ở cấp học mầm non cho trẻ từ 3 tuổi.
Từ thực tiễn dạy học trong các năm qua, cô Lan Anh – Phụ trách môn Tiếng Anh của một trường Mầm non tư thục tại quận Hoàng Mai cho biết: “Tôi thấy, giai đoạn thích hợp để trẻ làm quen và học tiếng Anh đó là ngay từ lúc bé 3 tuổi. Phụ huynh mới đầu cũng lo lắng sợ con bị nhầm lẫn giữa hai ngôn ngữ, nhưng thực tế là không đáng lo như nhiều người nghĩ. Bởi việc học của trẻ ở trường chỉ là giai đoạn làm quen thôi, học theo hướng tiếp cận, thông qua trò chơi, bài hát, các đồ vật… là chính. Trẻ cũng rất thích thú với ngôn ngữ mới. Trẻ học với giáo viên nước ngoài cũng giúp cho trẻ tự tin, gần gũi và thân thiện với người nước ngoài”.
“Tùy vào điều kiện triển khai thực tế, nhu cầu và khả năng của trẻ, các cơ sở giáo dục mầm non phát triển kế hoạch chi tiết và tổ chức thực hiện một cách linh hoạt, đảm bảo mục đích yêu cầu của việc cho trẻ làm quen với tiếng Anh. Việc cho trẻ mẫu giáo làm quen với tiếng Anh được tổ chức 35 tuần/năm, tối thiểu 2 hoạt động làm quen với tiếng Anh/tuần, mỗi hoạt động khoảng từ 25 đến 35 phút”.
(Trích Thông tư 50/2020/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT về Chương trình làm quen với tiếng Anh dành cho trẻ em mẫu giáo).
Cho trẻ mẫu giáo làm quen với tiếng Anh: Cần chuẩn bị nguồn giáo viên
Theo giáo viên và phụ huynh, việc cho trẻ mẫu giáo làm quen với tiếng Anh là chủ trương thiết thực và kịp thời. Thực tế hiện nay, nhiều trẻ đã được phụ huynh chủ động cho tiếp cận với tiếng Anh từ sớm.
Nhà trường và phụ huynh ủng hộ việc cho trẻ mẫu giáo làm quen với tiếng Anh.
Thiết thực và kịp thời
Thông tư 50/2020 của Bộ GD&ĐT, có hiệu lực từ ngày 31/3 cho trẻ mẫu giáo làm quen với tiếng Anh với thời lượng 35 tuần/năm. Chương trình chỉ áp dụng thực hiện tại các cơ sở giáo dục mầm non đáp ứng các yêu cầu quy định tại Thông tư này và sự tự nguyện của gia đình trẻ.
Trước ngày Thông tư 50 có hiệu lực, ghi nhận tại các địa phương cho thấy nhà trường, phụ huynh chuẩn bị khá tích cực. Nhiều nơi đã có bước chuẩn bị từ trước nên khi triển khai cho trẻ mẫu giáo làm quen với tiếng Anh không bị bỡ ngỡ.
Theo bà Lê Thị Hường, Phó trưởng Phòng GD&ĐT quận Bình Thủy (TP Cần Thơ), từ đầu năm học 2020 - 2021, ngành Giáo dục thành phố đã có hướng dẫn triển khai thực hiện dạy tiếng Anh trong các trường mầm non. Tuy nhiên việc dạy, học phải được sự đồng thuận từ phía phụ huynh học sinh thì nhà trường mới được thực hiện.
Tại tỉnh Đồng Tháp, từ đầu năm 2021, Sở GD&ĐT phê duyệt kế hoạch triển khai chương trình làm quen tiếng Anh cho trẻ mầm non trong học kỳ 2, năm học 2020 - 2021. Đồng thời, ngành giáo dục Đồng Tháp tiến hành tập huấn cán bộ, giáo viên cũng như lựa chọn chương trình tiếng Anh để triển khai tại các trường mầm non, mẫu giáo. Đây là bước chuẩn bị quan trọng cho việc triển khai trẻ mẫu giáo làm quen với tiếng Anh theo Thông tư 50 của Bộ GD&ĐT.
Ông Đoàn Văn Trí, Phó trưởng Phòng GD&ĐT huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) cho biết: Việc triển khai chương trình cho trẻ làm quen tiếng Anh đối với giáo dục mầm non hiện có 6 trường tham gia với 15 lớp, 377 trẻ.
"Qua công tác triển khai, các giáo viên giảng dạy tiếng Anh tổ chức dự giờ, góp ý nên giáo viên có phương pháp tổ chức phù hợp với độ tuổi của trẻ, tạo được hứng thú cho trẻ, trẻ tích cực hoạt động. Các trường mầm non, mẫu giáo bố trí phòng học rộng rãi, thoáng mát và phân công giáo viên phụ trách lớp quản trẻ trong hoạt động cho trẻ làm quen tiếng Anh. Giáo viên người Việt thuận lợi khi trao đổi, tiếp xúc qua các buổi dạy", ông Trí cho biết.
Tại TP Cần Thơ, theo chia sẻ của cô Định Thị Lanh, Hiệu trưởng Trường Mầm non Hoạ Mi, quận Bình Thủy, sau khi thí điểm giảng dạy tiếng Anh trong trường mầm non, trẻ vừa học vừa chơi, không bị áp lực học tập. Các cháu hứng thú và tiếp nhận tiếng Anh một cách tự nhiên. Nhiều phụ huynh học sinh tại trường cũng bày tỏ một số lo lắng khi con đi học tại các trung tâm ngoại ngữ vì giáo viên không có nghiệp vụ mầm non, nên cũng có nhu cầu cho con được học tiếng Anh tại trường.
Nguồn tuyển giáo viên tiếng Anh cho các trường mầm non đang gặp khó.
Gặp khó nguồn giáo viên
Tại TP Cần Thơ, ghi nhận tại các trường mầm non, nhiều phụ huynh có nhu cầu cho con em làm quen với tiếng Anh, thế nhưng công tác triển khai lại gặp nhiều khó khăn, nhất là thiếu giáo viên. Việc huy động giáo viên dạy tiếng Anh ở các cấp học, đặc biệt là cấp mầm non không hề dễ. Vì giáo viên mầm non hiện nay chủ yếu học Cao đẳng sư phạm, không có chuyên môn tiếng Anh. Nếu tuyển người dạy tiếng Anh ngoài chuyên môn đòi hỏi phải có nghiệp vụ sư phạm. Trong khi các cấp học khác cũng đang thiếu giáo viên tiếng Anh.
Về giải pháp, theo bà Lê Thị Hường, Phó trưởng Phòng GD&ĐT quận Bình Thủy (TP Cần Thơ), Ngành Giáo dục quận đang nghiên cứu phương án liên kết với các trung tâm Anh ngữ bên ngoài để đáp ứng. Tuy nhiên giải pháp này vẫn gặp khó vì giáo viên ở các trung tâm Anh ngữ sẽ không đủ tiêu chuẩn về nghiệp vụ sư phạm giảng dạy cấp học mầm non.
Tại Trường Mầm non Hoạ Mi, quận Bình Thủy (TP Cần Thơ), việc cho trẻ mẫu giáo làm quen với tiếng Anh theo Thông tư 50 cũng gặp khó vì thiếu giáo viên. Hầu hết giáo viên trường đều tốt nghiệp Sư phạm mầm non, không có chuyên môn tiếng Anh. "Riêng giáo viên tiếng Anh muốn giảng dạy trong trường mầm non phải có chứng chỉ sư phạm mầm non. Lúc đó giáo viên nắm bắt được tâm lý và phương pháp giảng dạy mầm non thì mới có hiệu quả", cô Định Thị Lanh, Hiệu trưởng nhà trường cho biết.
Địa bàn vùng sâu, vùng xa khi triển khai cho trẻ mẫu giáo làm quen với tiếng Anh cũng gặp khó khăn đặc thù. Theo Phòng GD&ĐT huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp), khó khăn là số trẻ tham gia học không ổn định, phần nhiều cha mẹ trẻ chưa chú trọng chương trình học tiếng Anh cho trẻ mầm non, nên số trẻ tham gia chưa đầy đủ.
Đa phần các trường có nhiều điểm lẻ nên chưa vận động 100% cháu tham gia học tiếng Anh, chỉ vận động các cháu ở điểm chính.
Theo ông Đoàn Văn Trí, Phó trưởng Phòng GD&ĐT huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp): Sắp tới định hướng Phòng sẽ tổ chức cho trẻ làm quen tiếng Anh với giáo viên người nước ngoài hoặc giáo viên người Việt trên 50% số trường mầm non, mẫu giáo trên địa bàn huyện, được thực hiện theo hình thức xã hội hóa.
Giúp trẻ làm quen với tiếng Anh, Thông tư 50 đã đáp ứng thực tiễn cuộc sống Ngày 31/3/2021, Thông tư 50/2020/TT-BGDĐT về Chương trình làm quen với tiếng Anh dành cho trẻ mẫu giáo chính thức có hiệu lực. Nhiều phụ huynh và các trường mầm non cho rằng Thông tư đã đáp ứng yêu cầu thực tế. Trẻ rất hào hứng khi được làm quen với tiếng Anh NGƯT.TS Đặng Lộc Thọ, thành viên Tiểu ban giáo dục...