Trẻ khóc vì không đỗ chuyên: Áp lực từ phụ huynh?
Theo phụ huynh chia sẻ, khi biết phương án tuyển sinh vào trường chuyên, con em họ mếu máo vì con không có điểm cộng.
Mới đây trường THPT Chuyên Hà Nội-Amsterdam đã chốt phương án tuyển sinh vào lớp 6. Theo đó trường đã xét tuyển học bạ và cộng điểm ưu tiên, khuyến khích. Phương án tuyển sinh này đã khiến nhiều học sinh và phụ huynh bất ngờ.
Một phụ huynh cho biết khi biết tin này cả chị và con đều hụt hẫng, mếu máo vì ấp ủ thi Ams từ nhỏ. Thậm chí có phụ huynh chia sẻ khi biết được thông báo tuyển sinh, cả hai mẹ con đã bật khóc vì con không có điểm cộng.
Trước vấn đề này, GS.TS Phạm Tất Dong – Phó Chủ tịch thường trực Hội Khuyến học Việt Nam cho rằng một học sinh 11 tuổi khóc có thể không phải do không vào được trường chuyên mà khóc do áp lực từ chính bố mẹ các cháu gây nên.
Đó chính là sự định hướng sai, quan điểm lạc hậu của phụ huynh, gia đình về việc học trường chuyên sẽ giúp sau này thi đại học dễ dàng. Điều này đẫn tới việc chạy đua cho con vào trường chuyên và gây áp lực cho con cái.
Trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam
Video đang HOT
“Từ xưa đến nay nhiều người vẫn tâm niệm rằng, được học trường chuyên thì mọi chuyện đâu sẽ vào đó. Thế nên có những người cố bằng được để con được vào trường mà không hiểu rằng nếu với sức học yếu thì việc học tập trong trường sẽ rất vất vả.
Trường chuyên thường học chuyên sâu một môn hơn nhưng theo quan điểm của tôi chỉ có trường Đại học mới có thể chuyên đi sâu đào tạo nghề, chuyên gia. Chúng ta phải hiểu rằng việc học tập giúp cá nhân ra ngoài có thể tự lập được và năng lực đó là năng lực tổng hợp.
Trước thực trạng này, phải tìm cách để cho phụ huynh thấy rằng trong giai đoạn hiện nay trường chuyên không thể giải quyết được những yêu cầu thời đại. Trường chuyên chưa phải là nơi đào tạo những con người tự do có tư duy phát triển bởi tư duy này mang tính chất xã hội rất nhiều chứ không phải chỉ tư duy môn học” -GS.TS Phạm Tất Dong phân tích.
Phó Chủ tịch thường trực Hội Khuyến học Việt Nam nhấn mạnh, muốn để phụ huynh hiểu đúng và định hướng đúng cho con cái thì phải phân tích, thống kê cho phụ huynh thấy rằng hiện nay có bao nhiêu doanh nghiệp được xây dựng từ học sinh trường chuyên và bao nhiêu doanh nghiệp lớn được tạo nên từ những học sinh không chuyên.
Cái quan trọng nhất của việc học là để có nghề chứ không phải học để có chữ. Phụ huynh phải hiểu, sau khi học xong, con không làm nghề này thì làm nghề khác.
“Việc phụ huynh định hướng sai cho con đã vô tình gây nên áp lực cho con cái. Theo ông đã đến lúc nên bỏ trường chuyên cấp 1, 2, nếu giữ thì chỉ giữ lại chuyên cấp 3 bởi học sinh tiểu học, trung học cần học tất cả các môn học chứ không nên chỉ học chuyên sâu một môn”, vị chuyên gia nhận xét và khuyến nghị.
MỚI: THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam đề xuất phương án xét tuyển lớp 6 khác mọi năm
Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam đã đề xuất phương án tuyển sinh vào lớp 6 năm học 2021-2022 theo hình thức xét tuyển, thay vì kết hợp kiểm tra đánh giá năng lực như mọi năm.
Tháng 5/2021, theo thông báo của Sở GD-ĐT Hà Nội, năm học 2021-2022 trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam có chỉ tiêu tuyển sinh lớp 6 là 200 em, chia làm 5 lớp, tăng 20 học sinh so với năm học trước.
Đối tượng dự tuyển là học sinh hoặc bố, mẹ học sinh có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội; học sinh đã hoàn thành chương trình tiểu học. Học sinh muốn đăng ký dự tuyển phải đạt danh hiệu "Học sinh hoàn thành tốt các nội dung học tập và rèn luyện" trở lên ở năm lớp 1, 2, 3 và danh hiệu "Học sinh hoàn thành xuất sắc các nội dung học tập và rèn luyện" ở lớp 4 và 5.
Như mọi năm, phương thức tuyển sinh là kết hợp giữa xét tuyển với kiểm tra, đánh giá năng lực. Tuy nhiên mới đây trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam đã đề xuất phương án tuyển sinh vào lớp 6 năm học 2021-2022 theo hình thức xét tuyển, thay vì kết hợp kiểm tra đánh giá năng lực.
Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam.
Cụ thể, xét tuyển đối với những học sinh đủ điều kiện dự tuyển, có hồ sơ dự tuyển hợp lệ. Điểm xét tuyển vào lớp trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam được đề xuất như sau:
> ĐIỂM XÉT TUYỂN = ĐIỂM HỌC TẬP CẤP TIỂU HỌC cộng ĐIỂM ƯU TIÊN cộng ĐIỂM KHUYẾN KHÍCH
- Điểm học tập cấp tiểu học là tổng điểm kiểm tra định kỳ cuối năm các môn: Toán, Tiếng Việt ở cả 5 năm tiểu học; Tự nhiên và Xã hội ở lớp 1, 2 và 3; Tiếng Anh ở lớp 3, 4 và 5; Khoa học, Lịch sử và Địa lý ở lớp 4 và lớp 5.
- Điểm ưu tiên được thực hiện theo khoản 2 Điều 7 Quy chế tuyển sinh THCS và THPT ban hành kèm theo Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT ngày 03/5/2019 của Bộ GDĐT. Theo đó có 3 nhóm đối tượng. Nhóm 1 được cộng 1,5 điểm; nhóm 2 được cộng 1 điểm và nhóm 3 được cộng 0,5 điểm. Chi tiết từng nhóm đối tượng xem ở điều 7 trong hình ảnh văn bản bên dưới. Thí sinh có nhiều tiêu chuẩn ưu tiên chỉ được hưởng theo tiêu chuẩn ưu tiên cao nhất.
- Điểm khuyến khích là điểm được quy đổi từ các giải của cuộc thi học sinh giỏi, Olympic cấp quận/huyện/thị xã, thành phố, quốc gia, quốc tế gắn liền với hoạt động dạy và học chương trình giáo dục phổ thông theo hướng tăng cường hoạt động trải nghiệm sáng tạo phù hợp với yêu cầu phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh mà học sinh đạt được trong cấp tiểu học.
Căn cứ vào điểm chuẩn xét tuyển, xét từ cao xuống thấp để tuyển đủ chỉ tiêu. Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam sẽ phát hành đơn đăng ký dự tuyển lớp 6 năm học 2021-2022 trên trang website chính thức, phụ huynh truy cập TẠI ĐÂY.
Tuyển sinh vào lớp 1 tại TP Hà Tĩnh: Áp lực tuổi "dê vàng" Tuyển sinh vào lớp 1 tại TP Hà Tĩnh (tỉnh Hà Tĩnh) nhiều năm qua luôn quá tải. Năm nay tình trạng này tiếp tục tái diễn, dù quy mô, số lượng học sinh đã được thống kê, dự báo từ trước. Trường Tiểu học Bắc Hà tăng 28 học sinh vào lớp 1 so với năm trước. Trẻ vào lớp 1 tăng...