Trẻ em vùng chiến học bài giữa đống đổ nát vì bom đạn
Nếu không đến trường, trẻ em vùng chiến sẽ rơi vào cảnh tảo hôn, làm việc nặng nhọc hoặc đi lính. Nhưng để theo đuổi việc học, các em phải tìm cách sống giữa mưa bom bão đạn.
Tại Iraq, khoảng 20% trường học không còn hoạt động vì xung đột vũ trang giữa các phe phái. Tuy nhiên, ở một số nơi, học sinh vẫn chấp nhận nguy hiểm để đến trường.
Chiến tranh, bom đạn tàn phá hàng loạt ngôi trường, lỗ đạn chi chít trên tường, cửa. Một vài khu vực trong trường trở thành đống đổ nát với gạch vụn, vữa phủ đầy bụi.
Các nam sinh vui vẻ đến trường khi chiến dịch quân sự tạm dừng. Nếu không đi học, các em sẽ phải đối mặt nguy cơ tảo hôn, làm việc nặng nhọc hoặc bị tuyển mộ vào các nhóm vũ trang.
Tuy nhiên, trở lại trường đồng nghĩa việc trẻ em phải học cách sinh tồn giữa mưa bom bão đạn và có thể mất mạng bất cứ lúc nào. UNICEF Iraq cho biết từ tháng 1 đến tháng 9, tổ chức này đã giúp hơn 116.000 trẻ em tiếp tục đến trường và cung cấp sách vở, đồ dùng học tập cho hơn 280.000 em.
Trường học ở Sa’ad, Yemen sau cuộc đối đầu giữa các phe đối lập. Trần nhà hư hỏng nghiêm trọng. Sau cuộc đụng độ, nếu trường không được sửa chữa, trẻ em không thể tiếp tục theo học.
Học sinh trường tiểu học ở Hujjaira thuộc Damascus, Syria, cũng không thể đi học do cơ sở vật chất bị bom đạn tàn phá. Tại nước này, khoảng 25% số trường hư hại sau các cuộc xung đột vũ trang hoặc bị chiếm đóng phục vụ mục đích quân sự.
Video đang HOT
Nam sinh đứng trước trường ở làng Ainjara thuộc Aleppo, Syria. Phần lớn tòa nhà trong trường trở thành đống đổ nát do bom đạn oanh tạc. Hơn hai triệu học sinh nước này phải nghỉ vì xung đột quân sự.
Học sinh ở Aleppo vẫn đến trường bất chấp bom đạn. Nam sinh tên Judy cho biết em đi học mỗi ngày dù nghe tiếng máy bay gầm rú trên bầu trời.
Ở tỉnh Idlib, hai cựu giáo viên biến các hang động thành trường học để tạo môi trường an toàn hơn cho trẻ em trong vùng.
Chubat (12 tuổi) ngồi cạnh bạn học trên nền cũ của ngôi trường bị thiêu rụi sau các cuộc đụng độ. Nam Sudan là một trong những nước có số học sinh bỏ học lớn nhất vì xung đột quân sự.
Theo Zing
Lớp học võ miễn phí cho trẻ tự kỷ ở Sài Gòn
Những bạn trẻ bị khuyết tật, tự kỷ, bệnh down, chậm phát triển được tham gia lớp tập võ Aikido miễn phí vào thứ tư hàng tuần tại Nhà văn hóa Thiếu nhi quận Phú Nhuận (TP.HCM).
Tại Nhà văn hóa Thiếu nhi quận Phú Nhuận (TP.HCM), vào mỗi sáng thứ tư hàng tuần có một lớp dạy võ đặc biệt, hoàn toàn miễn phí cho học viên.
Học viên của lớp là những em bị khuyết tật, tự kỷ, bệnh down.
Lớp dạy võ mới khai trương được một tháng. Người sáng lập ra là võ sư Lê Hoàng Mai (1975), Trưởng bộ môn Aikido quận Tân Bình. Ông đã dạy võ cho trẻ khuyết tật lâu năm.
Lớp học này có hơn hai mươi học viên, tính cách mỗi em một khác nhau. "Để dạy được các em trước tiên cần hiểu chúng nó", thầy Mai tâm sự.
Việc dạy các em tự kỷ rất khó vì độ tập trung rất kém. Tại lớp học, thầy Mai phải hướng dẫn trực tiếp bằng cách nắn tay chân cho các em. Vị võ sư này quan niệm không có ai là không thể học võ, kể cả trẻ tự kỷ hay khuyết tật.
Linh và Sáng là hai học viên đặc biệt hơn cả trong lớp học này.
Sáng năm nay 17 tuổi, tăng động và rất nóng tính, không thể giao tiếp ở môi trường đông người. Khi mới vào lớp em thường là người gây sự đánh nhau với bạn bè thậm chí cả thầy giáo.
Hiểu được tính Sáng, thầy Mai đã lên giáo án và có những liệu pháp giảng dạy phù hợp với tính cách của em. Ví dụ khích lệ, nói chuyện tâm sự, xoa dịu và cho Sáng nhiều cơ hội thể hiện khả năng hơn.
Sau một tháng Sáng đã trở nên hiền hơn và hòa nhập dễ dàng với cả lớp.
Trái ngược với Sáng, Linh năm nay 29 tuổi. Khi mới vào, Linh hầu như không giao tiếp với ai, đặc biệt cô bé rất nữ tính, hay giận dỗi nếu không được ai chú ý đến.
Với các thành viên đặc biệt này, thầy Mai luôn ưu ái chăm sóc và nói chuyện với em nhiều hơn. Võ sư chia sẻ tuy chỉ là lớp học võ nhưng ở đây giáo viên cũng như bác sĩ tâm lý, luôn lắng nghe câu chuyện của các em, biến mình thành các em để hiểu trò hơn.
Những lời động viên đúng lúc, những nụ cười tràn ngập trong lớp học này. Mỗi em học viên chỉ cần được giao tiếp và lắng nghe thì sẽ hòa nhập rất tốt với cuộc sống.
Phụ huynh của bé Gia Kiện (bên trái) đang ngồi quan sát con tập. "Nhìn thấy con mình vui vẻ, năng động trong các buổi tập với các thầy giáo là điều hạnh phúc nhất", chị chia sẻ.
Từ một tên nhóc "siêu quậy" nổi tiếng chợ Bà Chiểu rồi trở thành thầy giáo dạy võ, qua những biến cố trong đời, thầy Mai tâm sự: "Tôi có được ngày hôm nay là vì cuộc đời còn ưu ái, lấy đi của tôi tuổi thơ trong sáng nhưng tặng lại cho tôi một người mẹ, người thầy, người vợ tuyệt vời. Cho đến tận bây giờ và đến sau này, tôi phải phấn đấu hết sức mình để trả ơn họ".
Điều khó khăn lớn của lớp hiện nay là về nhân lực. Đa phần các giáo viên trợ giảng đều là các học viên lớp võ của thầy Mai, do yêu quý các em nhỏ nên tham gia hỗ trợ cùng thầy.
Linh sau mỗi buổi tập đều đòi ôm chia tay thầy. Lớp học này không giới hạn thời gian học. Các em cứ đến học cho tới khi không còn muốn nữa. Tuy nhiên, hầu hết các em đều mong muốn đến ngày thứ tư để gặp thầy và các bạn.
Sự trăn trở lớn nhất của người đàn ông này là làm sao có nhiều phụ huynh đưa các em đến học hơn, biết về lớp hơn để không còn tình trạng những trẻ em tự kỷ bị xã hội cô lập.
Theo Zing
Nhóm sinh viên lập dự án ngăn chặn xâm hại tình dục trẻ em Giáo dục giới tính cho trẻ em, người khuyết tật để giúp họ có kiến thức và kỹ năng tự bảo vệ mình trước nguy cơ bị xâm hại tình dục là mục đích mà dự án S Project hướng tới. Dự án giáo dục giới tính S Project do nhóm sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thành lập vào...