Trẻ em tiếp tục là nạn nhân của xung đột vũ trang
Theo một báo cáo của Liên hợp quốc (LHQ), các cuộc xung đột vũ trang trên thế giới dẫn đến bạo lực tiếp tục gây ra những tác động nghiêm trọng đối với trẻ em trong suốt năm 2023, trong đó số vụ bạo lực gây thương vong gia tăng ở mức cao nhất từ trước đến nay.
Trẻ em nhận thức ăn cứu trợ tại thành phố Rafah, Dải Gaza ngày 18/3/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Trong báo cáo mang tên “Trẻ em trong xung đột vũ trang”, LHQ ghi nhận tình trạng bạo lực nhằm vào trẻ em trong năm 2023 xảy ra tại khoảng 20 vùng xung đột trên thế giới, bao gồm Dải Gaza và Sudan. Trong đó, số vụ bạo lực nghiêm trọng xảy ra ở mức đáng báo động, với 30.705 vụ trong năm 2023, tăng 21% so với năm 2022, được ghi nhận trong các cuộc xung đột ở Dải Gaza, CHDC Congo, Burkina Faso, Syria, Somalia, Nigeria, Sudan…
Báo cáo chỉ ra 6 loại bạo lực nghiêm trọng đối với trẻ em, gồm gây thương vong, xâm hại tình dục, bắt cóc, tuyển mộ và sử dụng trẻ em trong các cuộc xung đột, cản trở tiếp cận viện trợ nhân đạo và tấn công trường học, bệnh viện.
Chỉ tính riêng tại Sudan, số vụ bạo lực nghiêm trọng đối với trẻ em trong năm 2023 tăng 480% so với năm 2022. Còn trong các cuộc xung đột ở khu vực Trung Đông, con số này là 155%.
Trong báo cáo, Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres đã bày tỏ sự bàng hoàng và thất vọng trước sự gia tăng mạnh mẽ số vụ bạo lực nghiêm trọng, đồng thời kêu gọi tất cả các bên xung đột thực thi các biện pháp để ngăn chặn tình trạng này. Theo ông Guterres, sự gia tăng số vụ bạo lực chủ yếu là do các cuộc xung đột vũ trang mở rộng quy mô và mức độ, việc sử dụng vũ khí ở khu vực đông dân cư, sự nổi lên của các nhóm vũ trang mới, tình trạng khẩn cấp về nhân đạo cũng như không tuân thủ luật lệ quốc tế.
Báo cáo dự kiến sẽ được công bố vào ngày 13/6.
IMF giải ngân thêm 200 triệu USD cho CHDC Congo
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 28/6, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã xác nhận việc giải ngân khoản tiền trị giá 203 triệu USD cho CHDC Congo như một phần của kế hoạch viện trợ được đưa ra hồi tháng 7/2021.
Khoản giải ngân mới này, được đưa ra vào cuối chuyến thăm thứ 4 của một phái đoàn IMF tại CHDC Congo, nâng tổng số khoản tài trợ đã được phân bổ cho quốc gia châu Phi này lên hơn 1 tỷ USD. Theo IMF, CHDC Congo đã đạt được tất cả các mục tiêu theo kế hoạch đã cam kết, ngoại trừ việc cải thiện công bố các hợp đồng liên quan đến khai thác khoáng sản đúng hạn. Tuy nhiên, nước này cần phải tiếp tục cải cách, đặc biệt là trong vấn đề tăng cường "sự độc lập và đảm bảo của ngân hàng trung ương" để củng cố chính sách tiền tệ. Ngoài ra, các cải cách nhằm đảm bảo pháp quyền và hệ thống tư pháp, giảm tham nhũng, cải thiện tính minh bạch trong lĩnh vực khai thác mỏ và liên quan đến tài chính công là rất quan trọng để cải thiện môi trường kinh doanh và cho phép đa dạng hóa nền kinh tế của quốc gia trên.
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu khó khăn, CHDC Congo đã đạt được mức tăng trưởng kinh tế 8,9% trong năm 2022, bất chấp sự leo thang xung đột vũ trang ở phía Đông và cuộc bầu cử sắp diễn ra ở nước này vào cuối năm 2023, với mức lạm phát gần 13% vào cuối năm 2022. Mục tiêu đặt ra của chương trình trên là thu hút các nhà đầu tư tư nhân và tài chính mới, trong khi chương trình trước đó đã bị gián đoạn đột ngột vào cuối năm 2012 do sự thiếu minh bạch trong lĩnh vực khai thác mỏ ở CHDC Congo .
Đáng chú ý là vào cuối năm 2021, sau khi công bố kế hoạch mới, CHDC Congo đã nhận được 500 triệu euro từ Cơ quan Phát triển Pháp (AFD).
CHDC Congo là nhà sản xuất coban hàng đầu thế giới và là nhà sản xuất đồng hàng đầu châu Phi.
Vụ 4 trẻ sống sót trong rừng Amazon: Các em đối diện 'cuộc chiến mới' Sau cuộc giải cứu kỳ diệu của quân đội Colombia, 4 đứa trẻ sống sót trong rừng Amazon sẽ phải trải qua các thử thách khác, bao gồm cuộc chiến pháp lý giành quyền nuôi dưỡng. Theo Independent, chuyến bay tới Colombia vốn là cơ hội để 4 đứa trẻ Lesly (13 tuổi), Soleiny (9 tuổi), Tien (4 tuổi) và Cristin (11 tháng...