Trẻ em rơi vào bẫy của người lạ trên môi trường mạng mà không hề hay biết
Mạng xã hội không chỉ tác động tiêu cực đến trẻ em qua thông tin giả, các trang xấu độc, nhiều đối tượng đã dùng những thủ đoạn dụ dỗ, xâm hại trẻ em qua mạng xã hội.
Trẻ em dễ bị lôi cuốn
Công an tỉnh Bình Phước mới đây đã bắt giữ Hoàng Trung Kiên, 17 tuổi, trú tại xã Hữu Liên, H.Hữu Lũng ( Lạng Sơn), để điều tra hành vi ép buộc nữ sinh 13 tuổi thực hiện “chat sex” có trả phí qua dịch vụ gọi video Facebook Messenger.
Các bậc cha mẹ cần giám sát, hướng dẫn hoạt động của trẻ khi tham gia không gian mạng. Ảnh ĐỘC LẬP
Trong nhiều tháng, bé gái tên C.T.A.B (ở H.Bù Gia Mập, Bình Phước) đã bị Kiên khống chế, hằng ngày phải thực hiện hàng chục cuộc gọi video chat sex. Mỗi cuộc gọi có thời gian từ 15 – 30 phút và được trả phí bằng thẻ cào điện thoại 50.000 – 100.000 đồng. Phát hiện con gái có biểu hiện bất thường, gia đình gặng hỏi thì em B. mới tiết lộ sự việc. Gia đình sau đó trình báo cơ quan công an. Qua điều tra mở rộng vụ án, cơ quan công an phát hiện ngoài em C.T.A.B, Hoàng Trung Kiên đã dụ dỗ, ép buộc 2 trường hợp khác đều ở tuổi 13, tại tỉnh Kiên Giang và Lạng Sơn.
Trước đó, trong tháng 6.2022, một nữ sinh ở Gia Lai đã bị Võ Huỳnh Thiện Tâm (19 tuổi, trú H.Châu Thành, Đồng Tháp) tống tiền, tung ảnh nhạy cảm lên các trang mạng, hội nhóm Facebook. Tâm đã dụ dỗ nữ sinh tham gia minigame trên Facebook. Để nhận quà tặng là điện thoại iPhone 13, nữ sinh này phải quay clip nóng gửi cho Tâm. Tuy nhiên sau khi nhận các clip, Tâm không gửi điện thoại như đã hứa mà dùng chính clip này để tống tiền nạn nhân, yêu cầu phải chuyển tiền vào tài khoản của mình. Không dừng lại ở đó, đối tượng này còn tung ảnh nhạy cảm của nữ sinh lên mạng xã hội.
Nhận được trình báo của gia đình nữ sinh, công an đã bắt nghi phạm và thu giữ vật chứng gồm tài khoản Facebook tống tiền, tin nhắn tống tiền và đặc biệt là clip nóng của người bị hại.
Video đang HOT
Cha mẹ cần hướng dẫn trẻ em sử dụng mạng an toàn, biết cách nên và không nên khi sử dụng các tiện ích, ứng dụng trên mạng, cũng như cách nhận biết các thông tin, video, clip độc hại, không phù hợp.
NGUYỄN THỊ NGA, Phó cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ LĐ-TB-XH)
Bà Nguyễn Thị Nga, Phó cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ LĐ-TB-XH), cho biết thống kê của Tổng đài 111 – Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em, từ năm 2021 đến tháng 7.2022, có 688 cuộc gọi tư vấn về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng. Ba vấn đề được trẻ em quan quan tâm, gồm: xâm hại trẻ em trên môi trường mạng; cách sử dụng internet tương tác an toàn; tư vấn khi trẻ bị dụ dỗ. Riêng 7 tháng năm 2022 đã có 268 cuộc gọi đến Tổng đài 111, trong đó tư vấn về xâm hại tình dục trẻ em trên môi trường mạng chiếm 31,3%; tư vấn cách sử dụng internet an toàn 31,3%; tư vấn khi bị gạ gẫm, dụ dỗ gần 17%.
Theo bà Đinh Thị Như Hoa, Trưởng phòng Kiểm định, Trung tâm ứng cứu khẩn cấp không gian mạng VN (Bộ TT-TT), trẻ em rất dễ bị rơi vào bẫy của người lạ trên môi trường mạng mà không hề hay biết và không có kỹ năng để đề phòng. “Trẻ em dễ bị lôi cuốn vào các cuộc trò chuyện trên mạng với người lạ. Chẳng hạn những câu hỏi như: Em đi học có vui không? Hôm nay em mặc quần áo gì, đồng phục gì? Khi trẻ chụp lại quần áo thì sẽ được khen đẹp thế, chân dài thế khiến trẻ càng bị dẫn dắt vào việc vô tình tiết lộ thông tin như chụp ảnh đằng trước đằng sau, rồi dần dần đến những hình ảnh nhạy cảm. Đến lúc nào đó, những người này sẽ dọa nạt nếu không tiếp tục câu chuyện sẽ tung những hình ảnh đó lên mạng khiến trẻ lo sợ”, bà Hoa chia sẻ.
Cha mẹ là người “gác cổng” bảo vệ con trên mạng
Dù VN chưa có số liệu thống kê chính thức về các vụ xâm hại trẻ em trên mạng, song kết quả khảo sát của một đề tài khoa học cấp bộ của Bộ Công an cho thấy, từ năm 2010 – 2018, lực lượng cảnh sát hình sự đã phát hiện, điều tra xử lý 319 vụ/337 đối tượng xâm hại tình dục trẻ em dùng thủ đoạn sử dụng mạng xã hội. Con số này ngày càng gia tăng, đặc biệt là trong 2 năm dịch bệnh Covid-19 vừa qua, khi trẻ em phải ở nhà học trực tuyến.
Theo Bộ Công an, qua các vụ án đã phát hiện và đấu tranh cho thấy, thủ đoạn chính của các đối tượng là lập phòng “chat” ảo, game online, lập diễn đàn trên mạng… để tiếp cận, làm quen, lừa gạt, dụ dỗ trẻ em, nhằm thực hiện các hành vi xâm hại tình dục, môi giới mại dâm, mua bán trẻ em. Nhiều vụ chúng dụ dỗ các em chụp, quay hình ảnh nhạy cảm cơ thể mình để phát tán, mua bán và cưỡng bức chính các em.
Điều đáng nói, theo bà Nguyễn Thị Nga, các em chưa ý thức được hết những nguy cơ rình rập khi sử dụng mạng xã hội. Hầu hết trẻ em bị bạo lực, xâm hại tình dục qua mạng không tiết lộ ai là thủ phạm. Người được các em chia sẻ nếu có là bạn bè. “Hầu như không có trẻ nào sử dụng cơ chế trình báo chính thức để trao đổi với công an hay qua đường dây nóng, tổng đài hỗ trợ và phần lớn không kể lại sự việc với người chăm sóc. Trong những trẻ tiết lộ, hầu hết nói rằng thủ phạm là người lạ. Một số cho biết, thủ phạm là bạn trưởng thành hoặc bạn cùng trang lứa với các em”, bà Nga thông tin.
Báo cáo nghiên cứu ngăn chặn hành vi gây tổn hại ở VN do Quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) phối hợp Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế ( Interpol) và ECPAT Quốc tế thực hiện mới đây cho thấy có 89% trẻ em từ 12 – 17 tuổi, sử dụng internet trong 3 tháng trước khảo sát. Trong số này có 87% trẻ em sử dụng internet hằng ngày. Tuy nhiên chỉ có 36% (hầu hết là trẻ em 16 – 17 tuổi) nhận được thông tin về cách đảm bảo an toàn trên mạng.
Về trải nghiệm của trẻ em VN về bóc lột và xâm hại tình dục qua mạng, có 1% trẻ em bị dụ dỗ gửi ảnh,video về bộ phận nhạy cảm; 1% trẻ em bị chia sẻ hình ảnh nhạy cảm mà không có sự đồng ý; 2% trẻ bị yêu cầu trò chuyện tình dục.
Để bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, Bộ LĐ-TB-XH đã phối hợp với Bộ TT-TT xây dựng Bộ quy tắc ứng xử bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng và cẩm nang số về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng; đồng thời đang hoàn thiện, bổ sung quy định pháp luật về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng. Bên cạnh vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước, theo bà Đinh Thị Như Hoa, gia đình, nhà trường, đặc biệt là cha mẹ chính là người “gác cổng” áp dụng các biện pháp để chủ động bảo vệ con em mình trước những cám dỗ của thế giới mạng.
Bà Nguyễn Thị Nga chia sẻ: “Nhu cầu tìm hiểu, khám phá của con trẻ trên môi trường mạng là tất yếu và chính các em cũng mong muốn được tham gia môi trường mạng internet lành mạnh và an toàn. Cha mẹ cần hướng dẫn trẻ em sử dụng mạng an toàn, biết cách nên và không nên khi sử dụng các tiện ích, ứng dụng trên mạng, cũng như cách nhận biết các thông tin, video, clip độc hại, không phù hợp”.
Chia sẻ về các quy tắc ứng xử trên không gian mạng, bà Đinh Thị Như Hoa nhấn mạnh: “Việc bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng là vấn đề cấp thiết; cha mẹ hãy cùng đồng hành bảo vệ, lắng nghe, che chở trẻ em khi trẻ gặp bất kỳ khó khăn nào; hướng dẫn trẻ em cách xử lý tình huống gặp phải phù hợp với độ tuổi. Cha mẹ luôn chú ý theo dõi, giám sát hoạt động của trẻ em khi tham gia không gian mạng; nên cài đặt một số ứng dụng theo dõi, giám sát, hỗ trợ; phải khóa các kênh có nội dung truyền bá độc hại”.
Nhân tố tích cực ngăn ngừa, xử lý khủng hoảng và tham gia kiến tạo, gìn giữ hòa bình
Theo Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Hà Thị Nga, trong môi trường bất ổn và những tình huống khủng hoảng, phụ nữ, trẻ em thường là đối tượng dễ bị tổn thương nhất, nhưng cũng là nhân tố tích cực trong ngăn ngừa, xử lý khủng hoảng và tham gia kiến tạo, gìn giữ hòa bình.
Bà Hà Thị Nga, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Ảnh tư liệu: Phương Hoa/TTXVN
Ngày 16/8, tại Hà Nội, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tại Việt Nam đồng tổ chức Diễn đàn "Thúc đẩy Chương trình nghị sự Phụ nữ, Hòa bình và An ninh: Vai trò của các tổ chức phụ nữ".
Diễn đàn được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến, thu hút sự tham gia của khoảng 300 đại biểu đến từ các Đại sứ quán, cơ quan Liên hợp quốc, tổ chức quốc tế tại Việt Nam, các cơ quan, bộ, ngành, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cấp Trung ương và tỉnh/thành, các doanh nghiệp và tổ chức xã hội Việt Nam.
Phát biểu khai mạc, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Hà Thị Nga cho biết, hòa bình và an ninh đã trở thành mục tiêu chung của phong trào phụ nữ thế giới trong nhiều thập kỷ qua. Trong cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc, phụ nữ là những chiến sỹ cách mạng kiên cường bất khuất, là hậu phương vững chắc cho tiền tuyến, đồng thời tham gia tích cực vào công tác đấu tranh trên mặt trận ngoại giao, kiến tạo và đề xuất các giải pháp vì hòa bình.
Theo bà Hà Thị Nga, thế giới đang đứng trước những thách thức lớn về an ninh, cả truyền thống và phi truyền thống, đe dọa đẩy lùi những thành quả của phát triển bền vững. Trong môi trường bất ổn và những tình huống khủng hoảng thì phụ nữ, trẻ em thường là đối tượng dễ bị tổn thương nhất, nhưng đồng thời cũng là nhân tố tích cực trong ngăn ngừa, xử lý khủng hoảng và tham gia kiến tạo, gìn giữ hòa bình. Trong bối cảnh đó, vấn đề phụ nữ, hòa bình và an ninh càng trở nên quan trọng và cấp thiết. Diễn đàn với tên gọi "Thúc đẩy Chương trình nghị sự Phụ nữ, Hòa bình và An ninh: Vai trò của các tổ chức phụ nữ" là sáng kiến chung của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới.
Tại Diễn đàn, đại biểu đến từ các cơ quan, tổ chức liên quan đã trao đổi thông tin, kinh nghiệm và sáng kiến hợp tác nhằm thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong hòa bình và an ninh; tăng cường sự quan tâm và cam kết đồng hành của cộng đồng quốc tế, cơ quan, tổ chức trong nước về lĩnh vực này; đồng thời thảo luận các chính sách nhằm thúc đẩy chương trình nghị sự chung về phát triển bền vững, trong đó có phụ nữ, hòa bình và an ninh.
Theo Đại sứ Nguyễn Phương Nga, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, phụ nữ là nguồn lực quan trọng và quý giá; tiến trình xây dựng hoà bình không thể thành công nếu không tính tới yếu tố giới, không tính tới những quan tâm của phụ nữ và không có sự tham gia của phụ nữ. Phụ nữ góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ xã hội và có nhiều tố chất để có thể làm tốt các nhiệm vụ xây dựng hòa bình. Bà Nga cho rằng, phụ nữ cần được nhìn nhận vừa là đối tượng của những nỗ lực xây dựng hòa bình, vừa là nhân tố, lực lượng chủ chốt tham gia xây dựng hòa bình.
Đại sứ Canada tại Việt Nam Shawn Steil cho biết, chính sách đối ngoại ủng hộ phụ nữ của Canada đặt phụ nữ, trẻ em gái và bình đẳng giới làm trung tâm trong hợp tác quốc tế của nước này, không chỉ vì lợi ích của phụ nữ, trẻ em mà còn vì Canada nhận thức được rằng sự đa dạng, bình đẳng và bao trùm là chìa khóa mang lại những thành quả bền vững. Ông khẳng định, ở Việt Nam nói riêng và trong khối ASEAN nói chung, Canada cam kết ủng hộ trao quyền cho phụ nữ trong các hoạt động hòa bình, gìn giữ an ninh trật tự quốc tế.
Cũng đề cao vai trò của phụ nữ và trẻ em gái trong tiến trình hòa bình, ông Thomas Wiersing - Đại biện lâm thời, Phó Đại sứ Liên minh châu Âu tại Việt Nam cho biết, Liên minh châu Âu tin rằng phụ nữ và trẻ em gái ở mọi thành phần, tầng lớp xã hội nên tham gia và định hình tất cả các vấn đề liên quan đến hòa bình và an ninh, ngăn ngừa xung đột đến giải quyết xung đột. Phụ nữ cũng đóng vai trò then chốt trong ngăn chặn bạo lực, trong đó có bạo lực tình dục và bạo lực trên cơ sở giới.
Các đại biểu tham dự Diễn đàn đều có chung nhận định rằng hòa bình, an ninh là nhu cầu, khát vọng của phụ nữ. Việc thực hiện Chương trình nghị sự Phụ nữ, Hòa bình và An ninh sẽ góp phần vào sự phát triển của các quốc gia, vùng lãnh thổ và thế giới nói chung.
Diễn đàn là một trong những hoạt động có ý nghĩa trong bối cảnh thế giới đang đứng trước những thách thức lớn về an ninh, nhất là an ninh phi truyền thống (dịch bệnh, thiên tai do biến đổi khí hậu, tội phạm mạng...) vốn đang đe dọa đẩy lùi những thành quả của phát triển bền vững.
Khám sàng lọc bệnh tim miễn phí cho hàng nghìn trẻ em Nam Định Ngày 13/8, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) và Quỹ Tấm lòng Việt (Đài Truyền hình Việt Nam), phối hợp với Bệnh viện Tim Hà Nội, Bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định tổ chức Chương trình "Trái tim cho em", khám sàng lọc bệnh tim miễn phí cho trẻ em tỉnh Nam Định. Khám sàng lọc bệnh tim cho...