Trẻ em Nhật Bản được dạy sinh tồn trong thảm họa, bão lũ

Theo dõi VGT trên

Bình tĩnh, không khóc lóc, luôn tuân thủ trật tự và phối hợp cùng nhau là những điều trẻ em Nhật Bản được dạy trong các lớp học ứng phó thiên tai, thảm họa.

Trẻ em Nhật Bản được dạy sinh tồn trong thảm họa, bão lũ - Hình 1

Với đặc điểm địa hình, vị trí địa lý đặc thù, Nhật Bản là một trong những quốc gia chịu nhiều thiên tai. Trung bình mỗi năm, đất nước Đông Á này phải hứng chịu hơn 7.000 trận động đất. Chính vì vậy kỹ năng chống chọi thảm họa thiên nhiên rất được đề cao trong nền giáo dục Nhật Bản. Trẻ em, một trong những đối tượng dễ chịu tổn thương nhất, được dạy cách ứng phó với thiên tai từ ngay cấp mẫu giáo, tiểu học. Ảnh: Japan Today.

Trẻ em Nhật Bản được dạy sinh tồn trong thảm họa, bão lũ - Hình 2

Học sinh lớp 1 bắt đầu với các bài dạy cách phòng chống hiểm họa ở gia đình, trường học: các thiết bị nguy hiểm (đèn, thiết bị điện, mảnh thủy tinh, đinh, lửa, tro than…), cửa thoát hiểm, quy định an toàn. Lên lớp 2, trẻ tiếp tục được huấn luyện cứu hỏa: cách thoát khỏi một đám cháy, xử lý khi áo quần bắt lửa… Ở lớp 4, học sinh Nhật Bản học cách ứng phó với các thiên tai phổ biến như động đất, lũ lụt, bão… Ảnh: UNICEF.

Trẻ em Nhật Bản được dạy sinh tồn trong thảm họa, bão lũ - Hình 3

Các chương trình giáo dục cách ứng phó thiên tai kéo dài đến hết trung học phổ thông. Các bài học kết hợp lý thuyết và cả quan sát, thực hành. Ngoài việc dạy kỹ năng, kiến thức, các giáo viên còn có nhiệm vụ chuẩn bị cho trẻ tâm thế bình tĩnh và luôn sẵn sàng đối mặt với mọi thiên tai. Ảnh: Telegraph.

Trẻ em Nhật Bản được dạy sinh tồn trong thảm họa, bão lũ - Hình 4

Trẻ em được dạy phải kiểm tra cửa thoát hiểm, khu vực hoặc trung tâm sơ tán gần nhất ở bất cứ nơi nào mình đến vì thiên tai có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Các khu vực sơ tán phổ biến nhất là các địa điểm rộng rãi, chẳng hạn như công viên và trường học. Ảnh: Tokyo Weekender.

Ẩn quảng cáoBạn sẽ không thấy quảng cáo này nữaBáo xấu quảng cáoHãy cho biết quảng cáo này có vấn đề gì

Trẻ em Nhật Bản được dạy sinh tồn trong thảm họa, bão lũ - Hình 5

Tham gia các lớp đào tạo kỹ năng ứng phó với bão, hỏa hoạn, sóng thần, động đất là một phần không thể thiếu trong chương trình giáo dục từ mẫu giáo cho đến đại học tại Nhật Bản. Không khóc lóc, tuân thủ trật tự và phối hợp cùng nhau là những điều mà người hướng dẫn nhắc đi nhắc lại với các học viên trong những buổi học này. Ảnh: Tokyo Weekender.

Video đang HOT

Trẻ em Nhật Bản được dạy sinh tồn trong thảm họa, bão lũ - Hình 6

Tại Nhật, trẻ em, thanh thiếu niên đóng góp một phần không nhỏ vào công cuộc chuẩn bị của cộng đồng trước thảm họa thiên nhiên. Mặc dù cứu trợ là phần việc của lực lượng chuyên nghiệp, trẻ em nước này cũng được giáo dục để thành “người hùng” tự cứu lấy mình và giúp đỡ người xung quanh. Ảnh: kaeru-caravan.

Trẻ em Nhật Bản được dạy sinh tồn trong thảm họa, bão lũ - Hình 7

Các bậc phụ huynh Nhật Bản thường trang bị cho con ba lô Bousai chứa các dụng cụ, thiết bị giúp sinh tồn trong thiên tai, thảm họa. Bousai được bán phổ biến trên các trang web mua sắm với giá 20.000 yen (190 USD), có thể đựng bộ sơ cứu, khẩu trang, đèn pin, nước uống đủ cho 3 ngày… Ảnh: Tokyo Weekender.

Trẻ em Nhật Bản được dạy sinh tồn trong thảm họa, bão lũ - Hình 8

Toshiro Sato (56 tuổi), một cựu giáo viên trung học cơ sở nổi tiếng với các bài dạy trực tuyến về kỹ năng sinh tồn cho trẻ em, cho biết: “Chúng ta không thể tránh được thiên tai nhưng hoàn toàn có thể ứng phó. Chúng ta có trách nhiệm phải dạy cho trẻ em biết về thảm họa bởi sóng thần hay động đất không đáng sợ, điều đáng sợ nhất là chúng ta khinh suất và nghĩ rằng mình đang ở nơi an toàn”. Ảnh: Reuters.

Điện thoại thông minh chắc gì giúp học tập hiệu quả?

Điện thoại di động vào lớp học, không còn là chuyện hiếm gặp. Thế nhưng, ủng hộ việc học sinh dùng điện thoại di động cũng có không ít điều đáng băn khoăn.

Điện thoại thông minh chắc gì giúp học tập hiệu quả? - Hình 1

Điện thoại di động đang chi phối cuộc sống con người.

Bộ Giáo Dục - Đào tạo vừa ban hành Thông tư 32 dành cho các trường THCS và THPT, trong đó có quy định cho phép học sinh được sử dụng điện thoại di động trong lớp học, đã gây ra sự tranh luận xôn xao trên các diễn đàn.

Không thể phủ nhận, điện thoại di động là một công cụ mang lại tiện ích cho con người trong cuộc sống hiện đại. Điện thoại di động đã làm thay đổi thế giới. Nhất là khi điện thoại di động được nâng cấp lên kỹ nghệ điện thoại thông minh, thì nhiều người đã thấy địa cầu được kết nối với nhau gần gũi như một cái làng.

Tuy nhiên, công khai cho phép học sinh sử dụng điện thoại di động trong lớp học, thì môi trường giáo dục phải đứng trước không ít hệ lụy khó lường.

Phó Giáo sư- Tiến sĩ Nguyễn Thị Hoài Phương, Trưởng bộ môn Luật - Luật Kinh tế, Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng, nhận định: "Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT hoàn toàn không cấm việc học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học, nhưng giao quyền cho phép hay không cho phép sử dụng dành cho giáo viên. Bộ Giáo Dục - Đào Tạo giao quyền cho chính người giáo viên đứng lớp quyết định.

Trên thế giới, việc sử dụng điện thoại trong giờ học cũng có những quy định khác nhau. Chẳng hạn, như ở Nhật Bản cho phép học sinh mang điện thoại đến trường đề phòng thảm họa thiên nhiên, để tiện liên hệ. Ở Việt Nam, không phải gia đình nào cũng có điều kiện để trang bị cho con em mình một chiếc điện thoại thông minh để sử dụng trong giờ học.

Trong 18 nước chúng tôi khảo sát chỉ có hai nước là cho học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học là Trung Quốc và Mỹ, tuy nhiên mới đây một số bang ở Mỹ và một số tỉnh ở Trung Quốc cũng cấm cho học sinh sử dụng".

Điện thoại di động len lỏi vào mọi hang cùng ngõ hẻm, thì người lớn cũng không thể ngăn cản trẻ em sử dụng. Cái điện thoại di động được dùng để dỗ ngọt trẻ con rất hiệu quả. Mỗi khi cầm đến điện thoại di động, thì trẻ con không còn khóc quấy hay phá phách nữa.

Và lớn hơn một chút, độ tuổi học trò cũng không thoát được cám dỗ của điện thoại di động. Thậm chí, các em độ tuổi vị thành niên còn có khả năng khám phá nhiều tính năng của điện thoại di động hơn cả các bậc phụ huynh.

Cái gì cũng có hai mặt tốt -xấu đan xen, điện thoại di động cũng vậy. Những nhà tâm lý trên thế giới đã không ngừng cảnh báo tác hại mà điện thoại di động gây ra cho lứa tuổi học trò. Cha mẹ không tiếc tiền để mua sắm điện thoại di động cho con cái, nhưng vẫn lo ngay ngáy.

Bởi lẽ, các chuyên gia cảnh báo, hầu hết trẻ vị thành niên giữ điện thoại trong tầm tay với khi ngủ để thuận tiện trả lời các tin nhắn và cuộc gọi.

Sẽ rất có hại. Trẻ vị thành niên cần một giấc ngủ sâu, đủ dài, không ngắt quãng. Việc duy trì khả năng tiếp cận với điện thoại bất kỳ lúc nào khiến cho trẻ cảm thấy áp lực. Điều này gây nhiễu giấc ngủ, dẫn đến việc phục hồi chức năng các cơ quan trong cơ thể bị gián đoạn, trẻ vị thành niên vừa giảm sút sức khỏe, trí lực, vừa trở nên dễ cáu kỉnh khi hơn.

Sử dụng nhắn tin như một phương thức giao tiếp chủ yếu có thể gia tăng lo lắng cho trẻ vị thành niên. Với việc sử dụng điện thoại thông minh, tuổi mới lớn ngày nay cũng dành thời gian cho việc giao lưu qua mạng xã hội hơn là gặp gỡ trực tiếp.

Bên cạnh đó, cuộc sống "một kết nối" khiến trẻ ít tiếp xúc với các thành viên trong gia đình, và làm gia tăng cảm giác cô đơn, đồng thời cũng làm giảm sự tự tin, tăng sự lệ thuộc vào cha mẹ do trẻ không phát triển được các kỹ năng sống cần thiết.

Trước đây, điện thoại di động bị nhiều trường học cấm tuyệt đối, cũng gây không ít khó khăn cho phụ huynh. Bởi lẽ, giờ tan học bao người xe chen lấn, nếu không gọi được điện thoại cho con thì việc đón đưa rất phức tạp.

Bây giờ, Bộ Giáo Dục - Đào Tạo ủng hộ học sinh sử dụng điện thoại di động trong lớp lại tạo ra một quan ngại khác. Bởi lẽ, ở nhà thì phụ huynh giám sát con cái dùng điện thoại di động có giờ giấc và có chọn lọc, nhưng ở trường lại cho dùng điện thoại di động thoải mái thì không biết sẽ ra sao.

Với tư cách Trưởng phòng Giáo dục chính trị sinh viên học sinh của Sở GD-ĐT TP.HCM, ông Trịnh Duy Trọng cho biết: "Ngành giáo dục TP.HCM không cấm việc sử dụng điện thoại hay các trang thiết bị phục vụ trong giờ học. Chúng tôi giao quyền sử dụng các thiết bị này cho mỗi nhà trường và các thầy cô giáo. Thông tư 32 là một hướng mở và theo kịp xu hướng hiện nay. Chúng ta cần phải hiểu rõ Thông tư 32 là sử dụng điện thoại trong giờ học phải được sự cho phép của giáo viên".

Ngược lại, Phó Hiệu trưởng trường THPT Hùng Vương- TPHCM là ông Lê Quang Huy lại băn khoăn: "Chúng ta cần làm rõ vấn đề: thời gian các em học sinh dùng điện thoại để tra cứu tài liệu phục vụ học tập có phải chiếm đa số không hay chỉ chiếm một khoảng thời gian rất ngắn, còn phần lớn thời gian là các em sử dụng điện thoại vào các mục đích khác.

Quan điểm của chúng tôi là đồng tình cho học sinh dùng điện thoại trong học tập nhưng các em phải chiến thắng chính mình, làm chủ được bản thân, không bị lôi cuốn vào game, vào Facebook...".

Điện thoại thông minh chắc gì giúp học tập hiệu quả? - Hình 2

Những chuyên gia tâm lý e ngại điện thoại di động ảnh hưởng xấu đến học sinh.

Phụ huynh có tán đồng quan điểm với Thông tư 32 của Bộ Giáo Dục - Đào Tạo không? Mỗi người một ý khác nhau, nhưng ông Nguyễn Đình Độ - Hiệu trưởng trường THPT Thành Nhân, TPHCM kể một ví dụ đáng suy ngẫm: "Mùa tuyển sinh đầu cấp vừa rồi, có phụ huynh trước khi quyết định cho con em nhập học ở trường chúng tôi đã đặt câu hỏi: "Thầy có cho học sinh sử dụng điện thoại trong trường không?", tôi trả lời là trường tôi không cho học sinh sử dụng điện thoại tự do trong trường. Không ngờ, vị phụ huynh ấy thốt lên: "Thế thì tốt quá, quý quá".

Học sinh THPT dùng điện thoại di động để tìm kiếm tài liệu học tập, lý do ấy có thể tạm chấp nhận. Còn học sinh THCS thì còn quá ít tuổi để không bị lôi kéo vào những chương trình giải trí hấp dẫn trên điện thoại di động.

Khi học sinh chỉ chăm chú vào điện thoại di động, thì bài giảng của giáo viên không khác gió thổi mây bay. Đã cho phép học sinh sử dụng điện thoại di động trong lớp học, thì biện pháp kiểm soát là một thách thức.

Ông Phạm Tất Thắng- Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội) chia sẻ: "Theo tôi, đây là thay đổi cần thiết và phù hợp với cách học tập hiện nay, khi ngành giáo dục có xu hướng tận dụng những lợi ích của công nghệ.

Thông tư không hướng dẫn cụ thể mà hàm ý giao nhiệm vụ quản lý cho giáo viên. Điều này có thể làm khó giáo viên vì ở đô thị lớn hầu hết các lớp học có 40 đến 60 học sinh, trong giới hạn tiết học 45 phút/tiết, giáo viên phải làm rất nhiều thao tác. Giờ lại giao cho họ thêm nhiệm vụ hướng dẫn học sinh dùng điện thoại di động để học tập thì hơi khó.

Lưu ý thông tư này là giải pháp mang tính khuyến khích đổi mới phương thức dạy học, áp dụng công nghệ vào học tập chứ không phải yêu cầu mang tính bắt buộc. Nhà trường và phụ huynh cần quan tâm hơn đến cách thức quản lý để chặn các web xấu độc, hướng các con dùng điện thoại để học tập thay vì sa đà vào các trò giải trí. Tôi thấy đây là xu hướng khó tránh khỏi vì việc học ngày nay đang tích hợp rất mạnh mẽ với công nghệ. Cái chúng ta cần quan tâm là quản lý và sử dụng thế nào thôi".

Cho học sinh sử dụng điện thoại di động trong giờ học, có lẽ khó phân tích rạch ròi đúng - sai. Tuy nhiên, một cuộc khảo sát gần đây cho thấy có tới 59% học sinh nam và 64% học sinh nữ đã từng bị bắt nạt qua mạng.

Đáng lo ngại là nhiều trẻ vị thành niên không lường được tác hại và hậu quả của bắt nạt trên mạng. Có đến 25% trẻ vị thành niên cho rằng sẽ không bị phát hiện hay bắt quả tang khi thực hiện bắt nạt, chửi bới trên mạng internet.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Xem nhiều
Bé gái khóc nghẹn trong đám cưới mẹ và cha dượng, phát biểu chạm đến triệu người: Con từng không muốn mẹ quen người khác01:12Kinh hoàng clip bà bầu bất ngờ bị cả kệ hàng đổ sập lên người: Tiếng kêu cứu thất thanh gây ám ảnh01:05Chàng trai đứng bật dậy bỏ về khi bạn gái cũ giàn giụa nước mắt xin quay lại, biết cái kết mới sốc01:08:48"Bà hàng xóm" lén quay cảnh Chu Thanh Huyền đi ăn cỗ ở quê Quang Hải, lỡ miệng thốt ra 1 từ khiến cả họ đứng hình00:28Shipper giao hàng nhưng chủ không có nhà, hành động của chú chó gây choáng: "Sao khôn dữ vậy"00:26"Con chúc cô bò nhanh như con cua" - Lời chúc 20/11 đặc biệt kèm những món quà có "1 không 2" của các em nhỏ vùng cao khiến hàng triệu người lịm tim01:39Vừa làm bài tập xong, bé gái bất ngờ lăn đùng ra giữa nhà gào khóc, hàng xóm cũng vội vàng kéo sang hỏi thăm00:54Những món quà 20/11 độc đáo khiến dân mạng vừa bật cười vừa xúc động01:34Mời 100 khách, cô dâu vào hôn trường thấy vắng tanh chỉ có 5 người03:51Người đàn ông luôn ngồi ở cửa nhà đợi con gái làm ăn xa trở về: Đến năm thứ 5, khi cánh cửa mở ra tất cả không thốt nên lời00:39Vụ nam khách mời có hành động lạ với chú rể, khiến cô dâu như "tàng hình" gây tranh cãi: Người trong cuộc lên tiếng00:10

Tin đang nóng

Truy tìm "cò" xin việc vào ngành Công an
15:08:53 20/11/2024
Vợ chồng ân nhân của Mỹ Tâm lên tiếng chuyện mua nhà hơn triệu đô tại Mỹ
13:30:48 20/11/2024
1 cặp đôi phim giả tình thật công bố kết hôn làm sập MXH, nhà gái hot đến mức khiến nhà trai thành kẻ tội đồ
15:20:24 20/11/2024
Chân dung mẹ vợ hào phóng nhất miền Tây: Tặng con 1.000 cây vàng làm của hồi môn, đám cưới không nhận tiền mừng, khách tới dự còn có vàng mang về
15:14:08 20/11/2024
Cô giáo hot nhất cõi mạng Âu Hà My bất ngờ tung ảnh cưới lần 2, danh tính chú rể là ẩn số
13:51:48 20/11/2024
Vụ nữ người mẫu đình đám bị bắt khẩn cấp vì dùng ma túy: Nhân vật trùm sò cưỡng ép là ai?
13:33:36 20/11/2024
Hà Tĩnh: Đến xin quần áo cũ "cuỗm" luôn 1,2 cây vàng của chủ nhà
15:47:16 20/11/2024
Song Joong Ki và Song Hye Kyo được chọn là "ngôi sao hạnh phúc sau ly hôn"
14:02:49 20/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Điều ước giản dị của giáo viên vùng khó: Mong trò ăn no ngủ ấm, đi học đầy đủ

Netizen

19:18:28 20/11/2024
Chẳng mong ước gì cho riêng mình, thầy cô chỉ trăn trở được làm thêm nhiều cho học trò, để các em có môi trường giáo dục và tương lai tốt đẹp hơn.

Quảng Bình: Bắt cá thể voọc đi lạc quậy phá dân cư

Tin nổi bật

19:17:07 20/11/2024
Theo lãnh đạo chính quyền thị trấn Phong Nha, việc bắt cá thể voọc Hà Tĩnh nói trên để tránh tâm lý hoang mang, lo sợ và sự an toàn của người dân, du khách cũng như bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm được người dân địa phương đánh giá ca...

Đối phó với da sần vỏ cam

Làm đẹp

19:14:27 20/11/2024
Hút thuốc, sử dụng rượu bia gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe nói chung và làn da nói riêng. Chính vì vậy, hãy từ bỏ những thói quen xấu để duy trì làn da khỏe đẹp, ngăn ngừa lão hóa sớm.

Argentina trở thành quốc gia đầu tiên rút quân khỏi UNIFIL

Thế giới

18:58:06 20/11/2024
Argentina trở thành quốc gia tài trợ đầu tiên cho UNIFIL rút quân khỏi phái bộ gìn giữ hòa bình này, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở biên giới Israel - Liban và các cuộc tấn công vào các vị trí của UNIFIL.

Nữ MC mới tậu biệt thự để hưởng thụ: "Vẫn chưa có nghề nào ra đâu vào đâu cả"

Sao việt

18:56:53 20/11/2024
MC Kỳ Duyên tiết lộ thêm về bản thân mình, rằng ngoài các công việc từng làm như nhiếp ảnh gia, MC, ca hát, kinh doanh, diễn viên, cô còn làm cả thiết kế trang sức đá quý.

Pep Guardiola quá khác biệt

Sao thể thao

18:46:21 20/11/2024
Quyết định gia hạn hợp đồng của Pep Guardiola tại Manchester City dấy lên cuộc tranh luận sôi nổi trong làng bóng đá Anh.

Không nhận ra Công chúa Disney một thời: Tái xuất như nữ thần, tạm biệt hình ảnh nghiện ngập bệ rạc ngày nào!

Sao âu mỹ

17:57:34 20/11/2024
Xuất hiện tại sự kiện, ngôi sao sinh năm 1986 diện váy đen xuyên thấu gợi cảm. Cô để mái tóc vàng dài rực rỡ và trang điểm tươi tắn, dự sự kiện với nụ cười rạng rỡ luôn nở trên môi.

1 cặp sao hàng đầu vướng tin rạn nứt vì đàng gái phải lòng "bạn trai quốc dân hot 6000%" trong showbiz?

Sao châu á

17:35:42 20/11/2024
Dân tình nghi ngờ Quan Hiểu Đồng và Vương An Vũ có tình ý với nhau sau khi hợp tác, dẫn đến việc mối quan hệ của em gái quốc dân với bạn trai rạn nứt.

Loạt bom tấn điện ảnh siêu hot 2025: Có phim chưa tung trailer đã gây tranh cãi khắp cõi mạng

Phim âu mỹ

17:04:37 20/11/2024
Năm 2023-2024 cho thấy nhiều tín hiệu đáng mừng khi nhiều phim đã cán mốc 1 tỷ USD trở lại, báo hiệu một năm 2025 bùng nổ với hàng loạt bom tấn đổ bộ phòng vé trở lại.

Phòng ngừa biến chứng nguy hiểm của sốt xuất huyết Dengue

Sức khỏe

17:00:17 20/11/2024
Để phòng ngừa, cần loại bỏ môi trường nước đọng, xử lý các khu vực tối tăm ẩm thấp và sử dụng màn chống muỗi khi ngủ, vì vậy việc nhận biết các triệu chứng sớm và điều trị kịp thời là yếu tố quan trọng để giảm thiểu nguy cơ biến chứng.

Nữ thần sắc đẹp gây sốt MXH với vòng 1 đẹp ná thở như "xé truyện bước ra"

Phim châu á

16:58:39 20/11/2024
Ngày 20/11, QQ đưa tin bộ phim Đấu La Đại Lục 2 sắp ra mắt với sự tham gia của dàn sao trẻ Chu Dực Nhiên, Trương Dư Hi, Khổng Tuyết Nhi.