Trẻ em “đói” giáo dục của chính gia đình
Gia đình là nền tảng để giáo dục trẻ. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, giáo dục trong nhiều gia đình đang bị khủng hoảng, bố mẹ không làm gương cho con, để con tự học theo những “thần tượng” phản cảm, những lối hành xử thô bạo. Đây là trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực học đường.
Bạo lực học đường không phải vấn đề mới nhưng thời gian gần đây nổi lên như một vấn đề đáng quan ngại. Làm thế nào để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường hiệu quả trong các cơ sở giáo dục là vấn đề đang được toàn xã hội quan tâm.
Gia đình và nhà trường cần phối hợp để cùng giáo dục học sinh (ảnh minh họa).
TS.Trần Văn Công, trường ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết, bạo lực học đường không chỉ xảy ra bên trong mà còn ở bên ngoài nhà trường. Không chỉ có bạo lực thể chất, mà còn bạo lực tâm lý. Theo thống kê ở các nước, có khoảng 30% – 40% trẻ em có trải nghiệm về bạo lực học đường. Thông thường, thì nam nhiều hơn nữ. Nghiên cứu của chuyên gia trên thế giới, Việt Nam không nằm trong quốc gia có bạo lực học đường nặng nề. Tuy nhiên, cũng giống như xu hướng chung của thế giới, bạo lực trực tiếp càng ngày càng giảm còn bạo lực trực tuyến càng ngày càng gia tăng.
TS. Nguyễn Tùng Lâm, Hội tâm lý giáo dục học Hà Nội đưa ra một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực học đường như hiện nay. Trong đó, ông nhấn mạnh đến vai trò của giáo dục gia đình. Theo TS. Tùng Lâm, giáo dục trong các gia đình đang bị khủng hoảng. Những gia đình khó khăn về kinh tế thì mải bươn chải cuộc sống nên có sinh mà không có dưỡng. Nhà khá giả thì ỷ đồng tiền làm thay cho việc giáo dục. Nên dẫn đến hậu quả con cái tự sống, tự hành xử.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Tùng Lâm cho rằng: “Lâu nay chúng ta đổ lỗi cho thầy cô nhiều hơn là làm rõ trách nhiệm với cha mẹ. Phải học tập các nước tiên tiến, mọi hành vi của trẻ vị thành niên cha mẹ đều phải chịu trách nhiệm theo những điều luật cụ thể, buộc cha mẹ phải tìm cách phối hợp với các trường học, các nhà tư vấn tâm lý để tự giải quyết cho con em của họ trong mỗi gia đình. Nếu pháp luật không bổ sung được những vấn đề cụ thể, chắc chắn bạo lực học đường sẽ còn tiếp diễn. Như vậy, hiện nay phải trông chờ vào kết quả giáo dục của mỗi nhà trường”.
Hiệu trưởng một trường tiểu học tại quận Long Biên (Hà Nội) chia sẻ, một số gia đình quá nuông chiều con và dạy con tự vệ không đúng mức. Vị hiệu trưởng lấy một ví dụ nhỏ nhất về việc vừa xảy ra: Hai học sinh tham gia đá bóng và dẫn đến xô, đẩy nhau. Ngay khi phát hiện sự việc, bảo vệ đến kịp thời can ngăn và mời hai em vào phòng sinh hoạt Đội. Giáo viên chủ nhiệm của hai học sinh, giáo viên phụ trách đoàn đội, bảo vệ, hiệu trưởng tham gia để tìm hiểu nguyên nhân hai học sinh đánh nhau. Chuyện rất nhỏ: Hai học sinh tranh bóng nên dẫn đến cãi vã và một em học lớp 3 đẩy anh lớp 4 ngã. Anh lớp 4 đẩy lại em lớp 3 và bảo vệ đã kịp thời can ngăn không học sinh nào bị xây xát. Cô giáo phân tích đúng, sai nhưng em học sinh lớp 3 kiên quyết không chịu nhận lời xin lỗi từ anh lớp 4 và tuyên bố: “Bố con bảo: Nếu con bị đánh, bất kể đúng hay sai con cứ đánh lại. Nếu không đánh được gọi ông, gọi bố ra đánh cho”. Ngay cả khi cô giáo cho xem lại hình ảnh từ camera nhà trường nhưng vẫn kiên quyết không nhận mình sai trước vì “Bố con bảo không phải sợ ai hết, cứ đánh!”.
“Gia đình phải phối hợp cùng nhà trường để giáo dục con. Việc quá nuông chiều con, lúc nào cũng cho rằng con mình đúng, cứ nghe con kể bị đánh không cần biết đúng hay sai, nặng hay nhẹ sẵn sàng đến trường đánh bảo vệ, đánh học sinh khác… vô hình trung trở thành tấm gương xấu cho các con, rằng “Không phải sợ ai hết, cứ đánh”. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường”, vị hiệu trưởng này chia sẻ.
Ông Bùi Văn Linh, Phó vụ trưởng Vụ Công tác chính trị học sinh sinh viên (Bộ GD&ĐT) cũng nêu ra một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật, bạo lực học đường hiện nay. Nguyên nhân khách quan có giáo dục trong một số gia đình chưa thực sự lành mạnh. Không những thế, nhiều bậc cha mẹ còn “khoán trắng” việc quản lý, giáo dục con em cho nhà trường. Như vậy, có thể nói hiện nay, trẻ em Việt Nam đang bị “đói” giáo dục của gia đình.
VÂN KHÁNH
Theo baodansinh
Nhà giáo Hà Nội thay đổi vì trường học hạnh phúc
Ngày 24/5/2019 tại Hà Nội đã diễn ra hội thảo: Nhà giáo Hà Nội thay đổi vì trường học hạnh phúc - Bắt đầu từ "7 thói quen" do Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội cùng Công ty cổ phần FCE Việt Nam phối hợp tổ chức với mục đích chuẩn bị tâm thế, kĩ năng thay đổi bản thân nhà giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
TS. Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội phát biểu tại Hội thảo.
Ngành giáo dục Việt Nam nói chung và giáo dục Thủ đô nói riêng đã và đang đối mặt với nhiều thách thức. Một trong những vấn đề nổi cộm đó là vấn đề bạo lực học đường hay vấn đề đạo đức của người làm công tác giáo dục.
Hội thảo được lắng nghe nhiều ý kiến đóng góp của các chuyên gia giáo dục, nhà quản lý, giáo viên
Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để thay đổi nhận thức, tạo động lực cho GV có đủ kĩ năng, thói quen thay đổi bản thân để đáp ứng những yêu cầu đổi mới. Trong khi đổi mới giáo dục, điều kiện tiên quyết là từ chính những nhà giáo, người sẽ lan tỏa nhân rộng tới các HS chứ không phải chỉ dừng lại ở việc đổi mới chương trình đào tạo.
Việc chuyển biến đội ngũ nhà giáo sẽ có khả năng tác động lên đội ngũ học sinh, chính điều này quyết định tới chất lượng đầu ra về năng lực và phẩm chất của HS trong tương lai. Đây cũng là giải pháp hạn chế những tiêu cực trong ngành GD hiện nay.
NGƯT. TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội nhấn mạnh: Tìm ra giải pháp, phát huy nội lực, nâng cao năng lực trình độ, tạo động lực để mỗi nhà giáo có thể tự lãnh đạo chính mình. Để làm được điều đó, trước hết mỗi nhà giáo phải tự đánh giá được bản thân có những ưu điểm và hạn chế nào trong quá trình thực hiện sứ mệnh nghề nghiệp. Từ đó, các nhà quản lý giáo dục có khả năng kiến thiết hệ thống Nhà trường thế kỷ 21 với tầm nhìn, mục tiêu thống nhất, tạo động lực phát triển tiềm năng của từng GV và xây dựng môi trường giáo dục phát triển toàn diện cho nhiều thế hệ HS trong tương lai.
Hội thảo cũng nhận được nhiều ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục về chương trình "7 thói quen" đã tác động như thế nào tới mỗi GV trong quá trình dạy và sự thay đổi của HS. Chương trình được TS. Stephen Cover tổng hợp thành phương pháp luận trên cơ sở phân tích, nghiên cứu kĩ lưỡng các trường hợp. Thông qua việc thực hiện 7 thói quen, không chỉ tạo ra sự thay đổi trong hành vi của mỗi nhà giáo mà sẽ dẫn đến sự thay đổi về văn hóa của lòng tin trong khuôn viên trường học. Mỗi nhà giáo sẽ áp dụng các thói quen hay kỹ năng được học để phát huy nội lực, vượt qua những áp lực của cuộc sống và thực hiện sứ mệnh nghề nghiệp của mình tạo nên nhiều trường học hạnh phúc.
Đức Trí
Theo GDTĐ
Phạt học sinh vi phạm kỷ luật: Cần những phương pháp tiến bộ hơn Những hình thức kỷ luật học sinh đang quá nặng nề, thậm chí là vi phạm luật, gây ảnh hưởng đến tâm lý, tâm thần và khả năng tiếp nhận kiến thức của học sinh. Các chuyên gia giáo dục, tâm lý cho rằng nguyên nhân một phần là cán bộ quản lý nhà trường và giáo viên chưa chú tâm đến kỷ...