Trẻ em béo phì phải đối mặt với 5 biến chứng sức khỏe nguy hiểm
Béo phì ở trẻ em là tình trạng rất phổ biến hiện nay do sự thay đổi về lối sống và chế độ dinh dưỡng hằng ngày. Béo phì không được can thiệp kịp thời có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của trẻ như các bệnh lý tim mạch, hô hấp, tiểu đường,…
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển về kinh tế và điều kiện sống thì những tình trạng sức khỏe liên quan đến dư thừa dinh dưỡng ngày càng gia tăng, trong đó nổi bật là béo phì ở trẻ em. Cùng với sự dư thừa về cân nặng khi bị béo phì thì những nguy cơ sức khỏe do thừa cân, béo phì ở trẻ em cũng dễ xảy ra hơn.
Những biến chứng của béo phì ở trẻ em có thể chưa biểu hiện ngay lập tức trong giai đoạn thơ ấu của trẻ, nên chúng thường bị bỏ qua một cách chủ quan.
Một số hậu quả có thể gây ra do béo phì ở trẻ em:
1. Béo phì ở trẻ em gây tăng nguy cơ bệnh tim mạch
Tình trạng béo phì ở trẻ em được cho là có mối liên hệ mật thiết đối với nhiều căn bệnh tim mạch khác nhau.
Béo phì ở trẻ em gây nên tình trạng rối loạn mỡ máu, tích tụ cholesterol ở thành mạch gây xơ vữa mạch máu, làm tăng khối lượng tâm thất trái của trẻ, tăng huyết áp, đột quỵ,… Những vấn đề tim mạch do nguyên nhân béo phì ở trẻ em có thể chưa biểu hiện ngay lập tức trong giai đoạn thơ ấu của trẻ, nhưng nó sẽ làm tăng nguy cơ khởi phát bệnh và thường có tiên lượng kém hơn người bình thường nếu mắc bệnh.
2. Bệnh tiểu đường
Video đang HOT
Người ta nhận thấy rằng, tình trạng dư thừa mỡ ở người béo phì nói chung và trẻ em béo phì nói riêng có thể tạo nên các kháng thể kháng insualin (hocmon hạ đường huyết của cơ thể), tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh tiểu đường type 2 phát triển.
Không phải tất cả những người bị béo phì đều sẽ mắc bệnh tiểu đường type 2, nhưng phần lớn người mắc tiểu đường type 2 có biểu hiện béo phì. Điều này cho thấy mối liên hệ mật thiết giữa béo phì và sự khởi phát tiểu đường.
3. Béo phì gây biến chứng hô hấp
Béo phì ở trẻ em làm tăng gánh nặng lên các hoạt động hô hấp của trẻ do sự chèn ép của mỡ thừa ở đường thở, các phản ứng viêm dễ xảy ra hơn. Điều này có thể gây nên nhiều biến chứng hô hấp cho trẻ như hội chứng ngưng thở khi ngủ, giảm thông khí,…
Các nghiên cứu cũng cho thấy có mối liên quan lớn giữa béo phì và sự khởi phát hen suyễn dễ dàng hơn, kiểm soát cân nặng tốt ở mức hợp lý có vai trò tích cực trong kiểm soát cơn hen xảy ra.
4. Biến chứng tiêu hóa do béo phì
Hệ tiêu hóa cũng là một trong các hệ cơ quan chịu ảnh hưởng nặng nề do béo phì ở trẻ em . Sự tích tụ mỡ quá mức trong các cơ quan của hệ tiêu hóa có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm khác nhau. Những biến chứng tiêu hóa thường thấy nhất do béo phì ở trẻ em có thể kể đến như bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, rối loạn bài tiết mật, các bệnh về đại tràng, giảm nhu động ruột, táo bón,…
Ngoài ra, hệ vi sinh vật đường ruột cũng có sự khác biệt rất lớn giữa các trẻ có chỉ số cân nặng bình thường và những trẻ bị béo phì.
5. Béo phì ở trẻ em làm tăng nguy cơ các bệnh lý xương khớp
Béo phì ở trẻ em khiến trẻ có trọng lượng cơ thể cao, điều này khiến hệ cơ xương khớp của trẻ phải hoạt động nhiều hơn để chống đỡ toàn bộ sức nặng của cơ thể. Tình trạng cơ xương khớp hoạt động quá tải trong thời gian kéo dài sẽ gây nên các biến chứng như sự thoái hóa các khớp, loãng xương, đau khớp,…
Bệnh viêm khớp dạng thấp (RA) được chứng minh rằng có tỷ lệ mắc cao hơn ở những bệnh nhân béo phì.
6. Các vấn đề về tâm lý trẻ có thể gặp phải
Béo phì làm thay đổi ngoại hình ở những đứa trẻ, có thể gây nên nhiều tác động tâm lý tiêu cực khác nhau cho chúng.
Những đứa trẻ có thể gặp phải sự kỳ thị, trêu chọc từ bạn bè hoặc từ những người xung quanh do ngoại hình quá béo. Nhiều trường hợp béo phì đã được ghi nhận mắc các vấn đề tâm lý như trầm cảm,… đặc biệt dễ gặp hơn ở những đối tượng các bé gái, hay trẻ ở trong các giai đoạn tâm lý nhạy cảm như tuổi dậy thì.
Có thể thấy rằng, béo phì ở trẻ em có thể gây nên những hậu quả hết sức nghiêm trọng nếu không được can thiệp kịp thời. Vì vậy cha mẹ hãy luôn đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý nhất cho trẻ để hạn chế nguy cơ béo phì xảy ra.
QN
Nhận biết sớm trẻ thừa cân
Thừa cân, béo phì là sự tích tụ mỡ bất thường, vượt quá mức làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), năm 2016 có khoảng 41 triệu trẻ dưới 5 tuổi và 340 triệu trẻ em từ 5-19 tuổi bị thừa cân-béo phì. Ở Việt Nam, tỷ lệ thừa cân béo phì có xu hướng tăng nhanh trong thập kỷ qua, đặt biệt là ở khu vực thành phố.
Ảnh minh họa
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khi trẻ có cân nặng cơ thể cao hơn số cân trung bình so với chiều cao và tuổi từ 20% trở lên, có những lớp mỡ quanh đùi, cánh tay, trên vú và ở cằm thì phải nghĩ ngay tới tình trạng béo phì ở trẻ.
Có hai cách để xác định trẻ thừa cân hay béo phì: Quan sát trẻ thấy thân hình to béo một cách không bình thường so với lứa tuổi (đi lại nặng nề khó coi....) và dùng cân đo để xác định trẻ thừa cân hay béo phì. Nếu trẻ có chiều cao đạt mức chuẩn bình thường mà cân nặng vượt mức bình thường 25% thì trẻ đó đã bị thừa cân và có nguy cơ béo phì. Nếu trẻ có số cân nặng vượt mức bình thường 50% thì chắc chắn trẻ đó đã bị bệnh béo phì.
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Viện phó Viện Dinh dưỡng QG cho biết, trẻ béo phì chủ yếu là do dinh dưỡng bất hợp lý và ít hoạt động thể lực. Khẩu phần năng lượng ăn vào vượt quá nhu cầu năng lượng của cơ thể , do đó năng lượng dư thừa được chuyển thành mỡ tích lũy trong các tổ chức.
Những trẻ có chế độ ăn giàu chất béo, đậm độ năng lượng cao có liên quan chặt chẽ với gia tăng tỷ lệ thừa cân, béo phì. Nếu quan sát trẻ béo phì ta thường thấy trẻ tròn trịa nhưng chân tay khẳng khiu, trương lực cơ yếu, thiếu máu, gan to, thoái hóa mỡ, phù,... đây chính là đặc điểm của trẻ thừa cân nhưng suy dinh dưỡng thể phù.
Điều dễ nhận thấy nhất, trẻ bị suy dinh dưỡng thể phù là phù ở mí mắt, mặt và hai chân. Ngoài biểu hiện phù, trẻ còn có rối loạn sắc tố da như có vết loang lổ trên da, có những chấm hoặc nốt rải rác hoặc tập trung thành từng mảng màu đỏ, nâu, đen, da khô, bong vẩy, dễ bị hăm đỏ, lở loét...
Trẻ thừa cân, béo phì thường kéo theo nhiều hệ lụy đối với sức khỏe sau này như mắc nhiều bệnh mãn tính, bệnh tim mạch, tiểu đường, huyết áp, mỡ máu, trẻ thiếu năng động, khó hòa nhập.
Để phòng tránh thừa cân, trong quá trình mang thai, mẹ không nên để trẻ sơ sinh có cân nặng quá cao hay suy dinh dưỡng thấp còi. Trong quá trình chăm sóc trẻ, không nên cho trẻ ăn quá nhanh, hạn chế đồ ăn vặt, đồ ngọt, thức ăn nhanh, không cho trẻ ăn nhiều vào buổi tối. Thêm vào đó ngủ ít cũng được xem là một yêu tô nguy cơ cao đối với thừa cân. Các nghiên cứu của nước ngoài cho biết, hoạt động tiêu mỡ của cơ thể đạt tối đa về đêm và ngủ ít làm giảm tiêu mỡ nói chung.
Hương Lan
Trẻ béo phì có nguy cơ gì và các biện pháp khắc phục thừa cân Hiện nay, số lượng trẻ béo phì ngày càng gia tăng nhiều hơn, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Thực trạng này vô cùng đáng báo động vì khi bị béo phì, bé sẽ gặp phải rất nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Khi phát hiện ra trẻ béo phì, cha mẹ cần có những biện pháp khắc phục...