Trẻ dưới một tuổi không nên ăn gì?
Cơ thể của trẻ dưới một tuổi vẫn chưa hoàn thiện. Vì vậy, bố mẹ cần lựa chọn thực phẩm cẩn thận để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
Muối: Vào thời điểm này, thận của trẻ chưa thích ứng được với lượng muối nhiều. Trẻ dưới một tuổi cần 0,4 g muối mà nồng độ này đã có trong sữa mẹ nên không cần dùng thêm muối. Cơ thể của trẻ thừa muối có thể làm tăng áp lực lên thận và gây ra nhiều vấn đề về huyết áp khi trẻ lớn lên. Ảnh: Thedailystar.
Đường: Sử dụng đường vào độ tuổi này có thể gây hại tới những chiếc răng sữa vừa mới nhú của trẻ. Điều đó có thể dẫn đến sâu răng, tăng nguy cơ béo phì và tiểu đường khi trưởng thành. Ảnh: Sciencefocus.
Mật ong: Đây là thực phẩm rất có lợi cho sức khỏe, nhưng được khuyên nên tránh cho trẻ dưới một tuổi sử dụng. Nguyên nhân là mật ong có chứa lượng đường lớn và chất gây ngộ độc clostridium botulium. Với người lớn, bào tử này hoàn toàn vô hại vì hệ tiêu hóa đã trưởng thành. Nhưng với trẻ dưới một tuổi, hệ tiêu hóa của bé chưa đủ sức để vô hiệu hóa các bào tử đó. Chúng có thể gây ngộ độc, táo bón, hôn mê, thậm chí tử vong. Ảnh: Health.
Trứng: Thực phẩm này chứa lượng protein, vitamin D và chất khoáng dồi dào. Tuy nhiên, trứng lại là món ăn rất dễ gây dị ứng cho trẻ, đặc biệt là lòng trắng. Các protein trong lòng trắng trứng có thể làm bé bị dị ứng hoặc dị ứng phát triển trong tương lai. Ngoài ra, bạn không nên cho trẻ ăn trứng sống hoặc trứng chưa chín kỹ. Ảnh: Washingtonpost.
Một số loại cá: Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS), các mẹ cần tránh những loại cá có nồng độ thủy ngân cao như cá mập, cá kiếm, cá marlin. Bởi vì lượng thủy ngân trong chúng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển hệ thần kinh của trẻ. Ảnh: Thebump.
Video đang HOT
Sữa bò: Theo tạp chí Parents, sữa bò chứa rất nhiều protein và chất khoáng khiến trẻ dưới một tuổi khó tiêu. Nó có thể dẫn đến đầy bụng, rối loạn tiêu hóa và gây hại đến thận của bé. Ảnh: Onegreenplanet.
Hải sản có vỏ: Tôm, hàu, sò, ốc… là những loại thực phẩm dễ gây dị ứng. Vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên cho bé ăn chúng sau một tuổi. Đặc biệt, bố mẹ cần chú ý và hỏi ý kiến bác sĩ nếu gia đình có người bị dị ứng hải sản. Ảnh: Cbsnews.
Các loại hạt: Đậu phộng, lạc… dễ gây dị ứng đối với trẻ dưới một tuổi. Chúng cũng là lý do phổ biến nhất gây hóc, nghẹt thở ở nhiều trẻ. Tránh hoàn toàn các loại hạt này trước khi trẻ qua một tuổi. Nếu vẫn muốn cho bé ăn, mẹ hãy xay nhuyễn hoặc nấu thật mềm. Ảnh: Medicalnewstoday.
Để trẻ có được sự phát triển tốt nhất trong những năm đầu đời, bố mẹ cần lựa chọn chế độ dinh dưỡng hợp lý kèm mua sắm những sản phẩm an toàn, chất lượng. Để hỗ trợ các bậc phụ huynh trong việc mua sắm cho con, TikiSave giao hàng mẹ và bé định kỳ theo nhu cầu, giảm thêm lên đến 10%, đồng hành cùng cả nhà theo từng quá trình phát triển của mẹ và bé.
Theo Zing
20 bí mật thú vị về những chiếc răng sữa và thứ tự mọc - thay răng của trẻ
Cha mẹ có biết con mình có bao nhiêu răng? Khi nào chúng thay răng? Và ở độ tuổi nào không? Có 20 bí mật về răng sữa mà cha mẹ cần biết.
1. Răng được hình thành trước khi em bé được sinh ra. Cơ quan giống như răng đầu tiên phát triển trong bụng mẹ khi thai nhi mới sáu tuần tuổi. Tiếp theo, các mô cứng bao quanh răng được hình thành khi thai nhi được khoảng ba đến bốn tháng. Lúc này, những chiếc răng sữa vẫn còn mềm, khác xa với những chiếc răng sữa mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi.
2. Đôi khi, cha mẹ thấy răng sữa của trẻ gần như trong suốt. Lý do là men răng (lớp ngoài cùng của răng) hấp thụ một số ánh sáng trong khi những phần còn lại phản xạ lại.
3.Răng sữa trắng hơn răng vĩnh viễn. Do men răng của trẻ mỏng hơn và có nhiều tinh thể hydroxyapatite màu trắng. Nên không có gì ngạc nhiên khi nụ cười của trẻ luôn luôn bừng sáng.
4. Răng hàm dưới thường mọc trước răng hàm trên.
Trẻ thường mọc răng khi bắt đầu được 6 tháng tuổi. (Ảnh minh họa)
5. Răng sữa thường mọc thưa. Điều này là do chúng nhỏ hơn răng vĩnh viễn nên cần phải có những khoảng trống để khi răng vĩnh viễn mọc sẽ không bị chen chúc, xô lệch.
6. Răng vĩnh viễn mới mọc có hình dạng lượn sóng và nó sẽ được mài phẳng trong quá trình hao mòn.
7. Con gái thường mọc răng trước con trai trong cùng lứa tuổi. Ưu tiên cho phái đẹp.
8. Mỗi người có một cách cắn nhai khác nhau. Điều này có nghĩa là mỗi người đều có sự liên kết răng độc nhất của riêng mình. Cho nên có thể dùng răng như dùng dấu vân tay để nhận dạng.
9. Răng sữa giúp phát triển khả năng nói ở trẻ. Nhờ sự xuất hiện của chúng, trẻ không còn là những cô cậu bé nói ngọng nữa.
10. Sâu răng là một trong những căn bệnh phổ biến nhất trên thế giới, chỉ đứng sau cảm lạnh thông thường. Sâu răng là do vi khuẩn và nhiều yếu tố góp phần tạo nên. Nó xảy ra khi trẻ ăn thực phẩm chứa carbohydrate, chẳng hạn như sữa, soda, nho khô, kẹo, bánh, nước ép trái cây, ngũ cốc, bánh mì, và chúng còn sót lại trên răng. Vi khuẩn sống trong miệng biến đổi những thực phẩm này tạo thành axit. Sự kết hợp của vi khuẩn, thức ăn, axit và nước bọt tạo nên một chất gọi là mảng bám trên răng. Theo thời gian, các axit do vi khuẩn sản xuất ăn mòn men răng, dẫn đến sâu răng.
Trẻ bắt đầu thay răng khi được 6 - 7 tuổi. (Ảnh minh họa)
11. Răng khôn là răng cuối cùng được mọc lên. Có một số người có ít nhất 1 cái răng khôn, trong khi lại có những người không có răng khôn.
12. Nếu một chiếc răng sữa bị sâu hoặc bị rụng quá sớm, khoảng trống cần thiết cho răng vĩnh viễn sẽ bị mất và chỉ có thể lấy lại được thông qua điều trị chỉnh nha. Đồng thời, răng sữa bị sâu có thể khiến răng vĩnh viễn phát triển không đúng cách dẫn đến ố, mòn và răng yếu hơn.
13. Chăm sóc đúng cách cho răng sữa là rất quan trọng, vì những răng này giữ khoảng trống cho răng vĩnh viễn trong tương lai.
14. Trẻ sẽ mọc răng khi bắt đầu được 6 tháng. Thông thường, hai răng đầu tiên mọc là hai răng cửa dưới, tiếp theo là bốn răng cửa trên cùng.
15. Trẻ em có 20 chiếc răng sữa khi được hai tuổi rưỡi. 10 răng ở hàm trên và 10 răng ở hàm dưới.
16. Lịch trình mọc và thay răng của trẻ khá thú vị, thứ tự có sự luân phiên giữa hàm dưới và hàm trên.
17. Trẻ có thể mất một chiếc răng hoặc một cặp răng giống như lúc mọc tại cùng một thời điểm. Điều này có nghĩa là trẻ có thể thay một răng cửa dưới trước rồi sau đó đến răng cửa dưới thứ 2 hoặc thay cả hai cùng một lúc. Thế nên, cha mẹ đừng hốt hoảng khi con mình bị mất răng liên tục.
Răng sữa bị sâu có thể khiến răng vĩnh viễn phát triển không đúng cách dẫn đến ố, mòn và răng yếu hơn. (Ảnh minh họa)
18. Thay răng sữa là cách để tạo thêm không gian cho răng vĩnh viễn có kích thước lớn hơn và số lượng nhiều hơn. Thật ra, răng vĩnh viễn nằm bên trong hộp sọ của trẻ. Chúng ở đấy, đợi hộp sọ phát triển đủ lớn và chờ thời gian thích hợp, chúng sẽ rơi xuống khe răng. Khi một chiếc răng vĩnh viễn di chuyển vào một khe, nó sẽ đẩy răng sữa ra ngoài. Chiếc răng sữa này bắt đầu lung lay và từ từ rơi ra khỏi vị trí của nó, thay thế hoàn toàn bằng một chiếc răng vĩnh viễn.
19. Có một vài trường hợp, trẻ không có một hoặc một cặp răng sữa. Đây được gọi là chứng thiếu răng bẩm sinh do di truyền. Và trong trường hợp này, trẻ cũng sẽ không bao giờ mọc răng vĩnh viễn ở vị trí bị thiếu đấy. Ngoài vấn đề về thẩm mỹ, chứng thiếu răng bẩm sinh có thể dẫn đến một số vấn đề khác như khó khăn khi nhai, phát âm bị hạn chế thậm chí, xương ở quanh chân răng chậm phát triển. Trẻ cần được trồng răng giả để lấp đầy chỗ trống.
20. Răng vĩnh viễn đầu tiên xuất hiện trong khoảng từ 6 - 7 tuổi, và cũng bắt đầu là những răng cửa chính ở hàm. Tất cả 20 răng sữa được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Tám răng hàm lớn cùng với bốn răng khôn là những chiếc răng duy nhất không thay mà mọc trực tiếp như răng vĩnh viễn.
Nguồn: Mom
Theo Helino
Ăn uống gì để trẻ có hàm răng khỏe đẹp? Hệ răng của trẻ muốn phát triển tối ưu cần phải có sự phối hợp chặt chẽ của các yếu tố dinh dưỡng và các yếu tố ngoài dinh dưỡng. Khi một trong các yếu tố ấy bị khiếm khuyết, đều có thể dẫn đến tình trạng răng hư, xấu, mất răng. Trước tiên, phụ huynh cần biết với một trẻ được cung...