Trẻ đau bụng và buồn nôn: Dấu hiệu của bệnh nguy hiểm
Đau bụng và nôn cấp tính nhiều khi là các dấu hiệu chỉ điểm của nhiều bệnh nguy hiểm cần phải được can thiệp khẩn cấp.
PGS.TS Nguyễn Thị Việt Hà – Trưởng khoa Tiêu hoá Bệnh viện Nhi Trung ương cho hay, biểu hiện đau bụng ở trẻ em khác nhau theo nguyên nhân gây bệnh và lứa tuổi của trẻ.
Trẻ chưa biết nói thường biểu hiện bằng triệu chứng quấy khóc liên tục với vẻ mặt nhăn nhó đau đớn. Trẻ lớn hơn có thể sẽ nói với cha mẹ về tình trạng đau bụng, xác định được vị trí đau và mô tả được tính chất của cơn đau dù không phải lúc nào cũng chính xác.
Khi trẻ đau bụng, điều đầu tiên cha mẹ nên làm là trấn an, vỗ về và cho trẻ nằm nghỉ. (Ảnh minh hoa)
Trẻ thường đau bụng vùng quanh rốn hoặc giữa bụng với cơn đau thoáng qua. Trẻ cần được đưa đến bệnh viện nếu đau ở vị trí dưới rốn và nghiêng về phía bên phải, đau bụng lan xuống vùng bẹn kèm theo đi tiểu khó, cơn đau kéo dài quá 24 giờ hay mức độ đau trở nên trầm trọng hơn vì trong tình huống này đau bụng có thể do viêm ruột thừa hay những vấn đề nghiêm trọng khác.
Nôn là một trong những triệu chứng đi kèm thường gặp. Cha, mẹ hãy đưa trẻ đến bệnh viện nếu nôn kéo dài trên 24 giờ hoặc trẻ nôn liên tục, nôn ra tất cả mọi thứ sau khi ăn hoặc uống, dịch nôn có màu xanh hoặc vàng, có sự hiện diện của máu đỏ tươi hoặc máu đông.
Tiêu chảy thường xuất hiện đồng thời hoặc sau nôn, đau bụng. Tình trạng tiêu chảy có thể tồn tại ngay cả khi đau bụng đã hết. Trẻ cần được đưa đến cơ sở y tế nếu trẻ đi ngoài phân lỏng nhiều nước, nhiều lần trong ngày, phân nhày máu hoặc có biểu hiện mất nước.
PGS.TS Nguyễn Thị Việt Hà lưu ý, khi trẻ có các biểu hiện nặng, cần được đi khám tại các cơ sở y tế. Tại đây bác sĩ sẽ làm một số xét nghiệm như công thức máu, xét nghiệm phân, siêu âm, chụp Xquang bụng để xác định chính xác nguyên nhân. Tùy theo nguyên nhân cụ thể mà hướng xử trí sẽ khác nhau. Trẻ có thể sẽ được dùng thuốc, tiếp tục theo dõi hay nhanh chóng phẫu thuật.
Với những trẻ tiền sử mắc COVID-19 hoặc tiếp xúc với người mắc COVID-19, sống trong vùng dịch, cha mẹ cũng cần lưu ý các biểu hiện đau bụng và nôn.
Video đang HOT
Kết quả từ các nghiên cứu trên thế giới cho thấy, 30-40% trẻ em mắc COVID-19 có biểu hiện triệu chứng tiêu hoá như nôn, đau bụng, tiêu chảy.
Sau nhiễm COVID-19 từ 4-6 tuần, khoảng 10% trẻ có biểu hiện đau bụng, nôn. Khi có biểu hiện này trẻ cần được đi khám vì trẻ có thể bị viêm ruột thừa, lồng ruột, viêm tụy cấp, tràn dịch ổ bụng.
Hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em (MIS-C) là tình trạng các cơ quan trong cơ thể khác nhau (trên 2 cơ quan) có thể bị viêm, bao gồm tim, phổi, thận, não, da, mắt hoặc các cơ quan tiêu hóa. Khi trẻ xuất hiện những tình trạng như sốt cao liên tục, phát ban, rối loạn tiêu hóa, nếu nặng hơn có thể gặp các biến chứng tim mạch, sốc,… thì cha mẹ cần đưa con tới các cơ sở y tế để biết có mắc hậu COVID-19 hay hội chứng viêm đa hệ thống hay không.
Xử trí đau bụng và nôn tại nhà
Khi trẻ đau bụng, điều đầu tiên cha mẹ nên làm là trấn an, vỗ về và cho trẻ nằm nghỉ. Cha mẹ cần theo dõi sát trẻ nhằm phát hiện ra những dấu hiệu bất thường để đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời. Không sử dụng thuốc giảm đau vì có thể làm che lấp những dấu hiệu cần thiết để phát hiện bệnh, gây khó khăn cho việc chẩn đoán.
Cha mẹ cần cho trẻ uống nước đủ để tránh cho trẻ bị mất nước khi nôn hay tiêu chảy nhiều. Tốt nhất là cho trẻ uống dung dịch bù nước và điện giải (Oresol). Có nhiều chế phẩm (viên, gói bột) để pha dung dịch Oresol, cha mẹ cần pha đúng theo hướng dẫn.
Cha mẹ không cho trẻ uống một lúc quá nhiều mà nên kiên nhẫn cho bé uống từ từ từng ngụm nhỏ, 50-100ml Oresol sau mỗi lần trẻ bị nôn hoặc tiêu chảy.
Nếu trẻ đã được uống Oresol theo nguyên tắc ít một nhưng vẫn bị nôn, tình trạng đi ngoài còn nhiều, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ tới viện để được bù nước, điện giải bằng truyền dịch.
Ngoài ra, cha mẹ không tự sử dụng thuốc cầm nôn và cầm tiêu chảy. Nôn và tiêu chảy là hoạt động bảo vệ cơ thể để tống các tác nhân gây bệnh ra khỏi cơ thể. Sử dụng thuốc cầm nôn, cầm tiêu chảy không phù hợp sẽ dẫn đến tình trạng giảm nhu động ruột, giảm hấp thu và kéo dài thời gian lưu lại trong đường tiêu hoá của vi khuẩn, độc tố gây ngộ độc thực phẩm làm trẻ đầy, chướng bụng, và kéo dài thời gian bị bệnh.
Cha mẹ nên cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa trong giai đoạn bệnh và cho ăn trở lại bình thường và ăn nhiều hơn khi trẻ hồi phục. Nếu trẻ không nôn trớ từ 12-24 giờ thì có thể cho bé ăn uống lại bình thường nhưng vẫn cho bé uống nhiều nước. Bắt đầu với những thực phẩm dễ tiêu hóa như ngũ cốc hay sữa chua.
Nếu trẻ có biểu hiện sốt từ 38,5 độ C trở lên, cha mẹ hãy sử dụng các thuốc hạ sốt thông thường như Efferalgan, Hapacol, Tylenol để khi trẻ sốt. Không tự ý dùng kháng sinh khi không có chỉ định của bác sĩ.
Nôn trớ và tiêu chảy có thể làm gia tăng lây nhiễm trong gia đình vì vậy, cha mẹ nên chú ý phòng ngừa lây nhiễm trong gia đình và người xung quanh bằng cách rửa tay với nước và xà phòng sau khi thay bỉm, quần áo cho trẻ, trước và sau khi chuẩn bị thức ăn, cho trẻ bệnh nghỉ học giúp hạn chế lây lan.
Cậu bé 12 tuổi bất ngờ phát hiện ung thư sau cơn đau bụng
Ung thư tuyến tụy là một trong những dạng ung thư gây tử vong cao nhất. Phần lớn người bệnh chỉ được phát hiện khi đã ở giai đoạn cuối.
Bất ngờ phát hiện ung thư sau cơn đau bụng
Cậu bé 12 tuổi Xiaochen bất ngờ xuất hiện triệu chứng đau bụng, mặc dù không có bất kì vấn đề nào về đường tiêu hóa. Lúc đầu, vì nghĩ rằng chỉ là bệnh vặt nên cả gia đình đã không quá quan tâm đến vấn đề này. Cho đến một đêm, Xiaochen không thể chịu được cơn đau và không ngừng khóc, vì vậy bố mẹ cậu đã vội vàng đưa đến bác sĩ để kiểm tra.
Cậu bé 12 tuổi bất ngờ phát hiện ung thư sau cơn đau bụng (Ảnh minh họa).
Kết quả siêu âm cho thấy có một khối u trong tuyến tụy, bác sĩ đã nhận ra điều bất thường và tiến hành kiểm tra thêm, kết quả Xiaochen được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến tụy giai đoạn cuối và đã di căn đến gan.
Do phát hiện muộn nên Xiaochen đã bỏ lỡ cơ hội phẫu thuật, cậu bé chỉ có thể kiểm soát tình trạng bệnh thông qua xạ trị và hóa trị nhưng tỷ lệ sống sót rất thấp.
Ung thư tuyến tụy là một trong những dạng ung thư gây tử vong cao nhất. Nhiều bệnh nhân không nhận được chẩn đoán cho đến khi nó lan ra bên ngoài tuyến tụy. Tỷ lệ sống sót sau 5 năm đối với tất cả các giai đoạn của ung thư tuyến tụy là 9%.
Ung thư tuyến tụy có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm. Phẫu thuật có thể loại bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến tụy. Điều này sẽ loại bỏ khối u ung thư ban đầu.
Thật không may, phần lớn các trường hợp ung thư tuyến tụy không được phát hiện và chẩn đoán cho đến khi ung thư ở giai đoạn cuối và lan rộng ra khỏi vị trí ban đầu.
Phẫu thuật có thể không phù hợp ở giai đoạn cuối của ung thư tuyến tụy. Nếu ung thư đã lan sang các vùng khác của cơ thể, việc loại bỏ khối u hoặc tuyến tụy sẽ không chữa khỏi bệnh
Thực tế, ngày càng nhiều bệnh ung thư đang bắt đầu trẻ hóa, vì vậy tất cả mọi người phải cảnh giác với căn bệnh này. Ngay cả một đứa trẻ nếu có đau bụng, chán ăn, đau đầu, đau ngực, ho, khó thở, giảm cân,... mà không rõ nguyên nhân cũng cần phải được đưa đi thăm khám kịp thời.
Tại sao ung thư ngày càng trẻ hóa?
Chế độ ăn uống không lành mạnh
Ăn uống không đúng cách là nguyên nhân chính dẫn đến ung thư ở nhiều người trẻ ngày nay. Các thói quen xấu như: ăn uống thất thường, ăn quá no, ăn kiêng quá mức; thường xuyên ăn nhiều chất béo, nhiều calo, đồ chiên, nướng... Những chế độ ăn uống không lành mạnh này đều tạo điều kiện cho bệnh ung thư xuất hiện.
Thức khuya
Việc thức khuya thường xuyên ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học của cơ thể, làm rối loạn chức năng, từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, mạch máu não, thậm chí là ung thư.
Không chú ý đến sức khỏe
Nhiều người trẻ thường có tâm lý chủ quan về sức khỏe của mình. Khi mắc bệnh họ thường làm ngơ hoặc tự mua thuốc uống. Chính việc này khiến người trẻ dễ bỏ sót các triệu chứng cảnh báo ban đầu bệnh nguy hiểm, điển hình là ung thư và bỏ lỡ thời điểm điều trị tốt nhất.
Những triệu chứng bất thường của bệnh đường tiêu hóa bạn nhất định phải đề phòng Rối loạn tiêu hóa không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc mà còn có thể gây nhiều biến chứng. Nhận biết các triệu chứng bất thường ở đường tiêu hóa là việc làm vô cùng cần thiết. Nhịp sống hiện đại tất bật với công việc, ăn uống thất thường, áp lực công việc, stress, mệt mỏi, mất ngủ... đã trở...