Trẻ ‘còng lưng’ học chữ, phụ huynh bế tắc vì Tiếng Việt 1 quá khó
Theo phụ huynh, nội dung kiến thức sách giáo khoa lớp 1 mới có tốc độ học nhanh, một buổi học 2 âm, sau đó ghép vần và viết chính tả khiến các em không kịp ghi nhớ.
23h, gia đình chị Nguyễn Thu Hằng (Văn Quán, Hà Nội) vẫn ầm ĩ tiếng mẹ quát mắng xen lẫn tiếng cô con gái học lớp 1 khóc mếu. Tình trạng này diễn ra nhiều tuần nay. Cứ mỗi buổi tối dạy con học chữ, chị Hằng có cảm giác như đi chiến đấu, hai mẹ con đánh vật học thuộc từng âm tiết, đánh vần từng chữ cái.
Theo yêu cầu của chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt 1, mỗi ngày, con sẽ được cô giáo dạy học 2 âm, sau đó ráp âm lại thành tiếng rồi đọc, viết. Tuy nhiên, sau hơn 3 tuần tới trường (17 ngày đi học) con vẫn luôn nhầm lẫn giữa d-đ, x-s, i-y, p-q… học được chữ nọ lại quên chữ kia.
“Thời gian đầu con tiếp thu bài chậm, tôi rất lo lắng. Từng có lúc tôi bị stress vì nghĩ rằng con mình không thông minh, học kém hơn các bạn. Tuy nhiên, sau khi trò chuyện thêm với các phụ huynh khác để học hỏi kinh nghiệm, tôi mới phát hiện gần 50% bố mẹ khác trong lớp cũng đang căng thẳng trong việc dạy con học chữ“, chị Hằng chia sẻ.
(Ảnh minh hoạ: Q.T)
Năm học 2019-2020, cậu con trai đầu vào lớp 1, chị Lê Phương Chinh (Đoan Hùng, Phú Thọ) không phải chật vật cùng con học chữ mỗi ngày nên gia đình xác định năm nay không cho cô con gái thứ hai đi học Tiếng Việt trước.
Chị nghĩ sách giáo khoa viết theo chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ được giảm tải kiến thức, không học nặng như trước đây. Do đó, vị phụ huynh quyết định để con vào lớp 1 tự học chữ trên lớp.
Tuy nhiên, chị bị sốc khi sách Tiếng Việt lớp 1 năm nay không dạy vỡ lòng như trước mà đi ngay vào đọc, viết luôn. Nội dung kiến thức sách giáo khoa thiết kế với tốc độ học rất nhanh, cứ một buổi học 2 âm, sau đó ghép vần và viết chính tả luôn. Hết tháng đầu tiên đi học mà các em được yêu cầu phải đọc một đoạn văn dài.
Đều đặn mỗi tối ngồi vào bàn học, con gái chị Chinh lại bắt đầu tỏ ra chán nản và uể oải. Con vừa đánh vần chữ, vừa ngáp ngủ. Ví dụ, mẹ đọc mẫu chữ A thì con theo lời nói to chữ A nhưng sau khi con ghi nhớ, tập viết vào vở và đánh vần ráp âm thì lại quên cách đọc. Ngày nào cũng dạy con học 2-3 tiếng học ở nhà, chị Chinh cảm thấy bế tắc và giải thích: “Tôi càng giải thích, càng gặng hỏi thì con càng căng thẳng, cứ thế mẹ gào con khóc mếu liên tục”.
Nhiều phụ huynh cũng lo lắng về yêu cầu “đọc hiểu” được đặt ra khi trẻ còn đang học ghi nhớ từng chữ “i tờ”. Đa số ý kiến cho rằng chương trình môn Tiếng Việt 1 quá nặng, không phù hợp với năng lực của học sinh, họ đề nghị Bộ GD&ĐT có sự điều chỉnh nội dung trong thời gian tới.
Tăng số tiết nhưng không tăng nội dung
Trước phản ánh của phụ huynh, ông Thái Văn Tài – Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD&ĐT) khẳng định, kiến thức lớp 1 chương trình giáo dục phổ thông mới tập trung vào mục tiêu chính giúp trẻ đọc thông viết thạo càng sớm càng tốt. Vì vậy, trong giai đoạn đầu, các em học môn Tiếng Việt rất nhiều.
Ông Thái Văn Tài – Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD&ĐT).
Với môn Tiếng Việt lớp 1 mới, dù thời lượng được điều chỉnh tăng từ 350 tiết lên 420 tiết nhưng nội dung kiến thức không cao hơn so với chương trình trước đây. Như vậy, về mặt khoa học, học sinh không hề phải học nặng hơn.
“Nếu phụ huynh có con học lớp 1 năm ngoái rồi năm nay lại có con học lớp 1 sẽ dễ có tâm lý so sánh, từ đó đánh giá chương trình nặng, nhưng thực tế không phải vậy. Chúng ta đang cố gắng bố trí để các em đọc thông viết thạo sớm rồi mới tính đến việc cho các em học tốt môn khác ở giai đoạn sau. Chẳng hạn Toán, chương trình mới chỉ có 70 tiết ở lớp 1 nhưng sẽ được tăng lên học nhiều hơn ở các lớp sau”, ông Tài nói.
Song song với triển khai, Bộ GD&ĐT sẽ tiếp tục lắng nghe các ý kiến, phản biện, vấn đề phát sinh liên quan đến nội dung sách giáo khoa chương trình giáo dục phổ thông mới. Khi có đầy đủ căn cứ khoa học, qua các giai đoạn, đánh giá nhiều mặt, chương trình sẽ được điều chỉnh kịp thời.
Ông Tài cho biết thêm, trong chương trình giáo dục phổ thông mới chỉ quy định chuẩn đầu ra, thời lượng môn học. Còn giáo viên sẽ tự chủ căn cứ vào khung chuẩn để phân tích chương trình, sách giáo khoa xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp làm sao để học sinh đạt được chuẩn đầu ra.
“Do vậy, việc đánh giá chương trình Tiếng Việt lớp 1 nặng lúc này là không đủ căn cứ xác đáng. Chương trình đã được thẩm định bởi hội đồng quốc gia và được đưa vào cuộc sống với quy định rất chặt chẽ”, ông Tài nhấn mạnh.
'Đừng ép trẻ lớp 1 đọc thông viết thạo càng nhanh càng tốt'
Nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Trần Xuân Nhĩ cho rằng trẻ vào lớp 1 đang trong giai đoạn chuyển giao, các em nên "học mà chơi, chơi mà học".
Trao đổi với Zing liên quan câu chuyện nhiều phụ huynh than phiền chương trình Tiếng Việt lớp 1 đổi mới nặng hơn trước, PGS Trần Xuân Nhĩ cho rằng trước đây, học sinh không cần biết chữ trước khi vào tiểu học.
Tiếng Việt lớp 1 dạy các em từ chữ cái, đánh vần. Đương nhiên, một số phụ huynh ở thành phố vẫn dạy trước cho con, song ông Nhĩ đánh giá đây không phải cách làm hay.
PGS Trần Xuân Nhĩ cho rằng không nên để trẻ học chữ trước khi vào lớp 1. Ảnh minh họa: Việt Hùng.
Không phải lúc nào cũng "càng sớm càng tốt"
"Ởđộ tuổi mầm non, trẻ nên được chơi để phát triển năng lực, trí tuệ. Vào lớp 1, nhiều cháu học tốt hơn bạn là do được học trước chương trình", nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT nhận định.
Ông nói thêm việc tập viết đối với học sinh cũng chỉ ở mức một dòng, tức khoảng 5-6 chữ. Yêu cầu đối với học sinh lớp 1 là viết ngay hàng thẳng lối, chữ viết rõ ràng. Mức độ đẹp đến đâu tùy năng khiếu của các em.
Nói về việc dạy Tiếng Việt ngày nay, đặc biệt khi các phụ huynh, giáo viên than phiền chương trình nặng, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Trần Xuân Nhĩ nêu quan điểm chính người lớn đặt ra áp lực, giao bài tập khiến việc học nặng và học sinh khổ sở.
"Yêu cầu đặt ra như vậy, chúng ta cứ thực hiện như vậy, đừng ép học sinh đọc thông viết thạo càng sớm càng tốt, gây căng thẳng. Việc học không phải càng sớm càng tốt. Người lớn muốn nhanh, dạy dồn dập, chuyện học hành mới nặng", ông Nhĩ nêu quan điểm.
GS.TS Lê Phương Nga cho rằng phụ huynh dạy học khi không biết phương pháp là đang tra tấn con. Ảnh minh họa: Việt Hùng.
Đừng so với "con nhà người ta"
Cùng quan điểm trên, GS.TS Lê Phương Nga, giảng viên cao cấp khoa Giáo dục Tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội, cho rằng phụ huynh không nên gây áp lực lên con hay can thiệp vào việc dạy học của giáo viên.
Nữ tiến sĩ cho rằng trong bộ 120 chỉ số phát triển của trẻ 5 tuổi do Bộ GD&ĐT đưa ra, mục 91 nêu trẻ cần "nhận dạng được chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt".
Theo thống kê, hơn 98% học sinh lớp 1 ở nước ta đã học mẫu giáo. Số còn lại là các em ở vùng sâu, vùng xa. Các em có thêm 1-2 tháng học Tiếng Việt tăng cường.
Do đó, trước khi vào lớp 1, học sinh đã biết mặt chữ. Do đó, việc trẻ biết bảng chữ cái sau 3 tuần học lớp 1 là bình thường. Hết lớp 1, các em cần đọc thông, viết thạo. Bà Nga nhấn mạnh nước nào cũng yêu cầu tương tự.
Nếu tốc độ con học chậm, phụ huynh cứ bình tĩnh. Đến cuối năm, con cũng đạt chuẩn, đừng thấy con nhà hàng xóm học nhanh mà nóng vội.
GS.TS Nguyễn Phương Nga
Tuy nhiên, bà cho rằng nhiều phụ huynh đang gây áp lực lên con, muốn con đọc nhanh, viết đẹp như "con nhà người ta". Mỗi đứa trẻ có quyền học theo đúng năng lực của mình, không bao giờ bị so sánh với người khác. Thế nhưng, các bà mẹ lại đặt cho trẻ áp lực phải như các bạn.
"Thế giới đang chuyển từ cạnh tranh để thắng lợi sang hợp tác cùng thắng lợi rồi. Nếu tốc độ con học chậm, phụ huynh cứ bình tĩnh. Đến cuối năm, con cũng đạt chuẩn, đừng thấy con nhà hàng xóm học nhanh mà nóng vội", GS Phương Nga nhắn nhủ.
Chuyên gia giáo dục này cũng cho rằng chính áp lực từ phụ huynh khiến giáo viên cũng căng thẳng theo, dẫn đến sức ép lên trẻ. Các bé không cần phải luyện viết đến mấy trang ở nhà, cùng không cần viết đẹp "như viết giấy khen". Bởi vì sau nay, nếu viết không đẹp, trẻ có thể viết bằng máy. Đương nhiên, các bé cũng không nên viết nguệch ngoạc, chữ này lẫn chữ kia.
Với việc giáo viên nhắc nhở do con viết không đẹp, bà Nga khuyên phụ huynh nên nhìn nhận lạc quan hơn, coi như cô quan tâm sát sao con mình. "Cha mẹ đừng áp sĩ diện của người lớn lên trẻ", nữ tiến sĩ nhắn nhủ.
Trong việc học của con, phụ huynh là người đồng hành, không nên trực tiếp dạy con nếu không có nghiệp vụ sư phạm tiểu học. Ngồi cùng con đến hai giờ mà không dạy được, nghĩa là phụ huynh không biết phương pháp và không nên dạy nữa. Dạy như vậy, chính người lớn đang hành hạ, tra tấn con.
Trước những lời than phiền về chương trình Tiếng Việt lớp 1 nặng, GS.TS Lê Phương Nga lý giải số lượng tiết học môn này trong một tuần tăng từ 10 tiết lên 12 tiếng. Đổi lại, số lượng tiết Toán giảm xuống còn 4 tiết. Sự điều chỉnh này là do tiếng Việt được xem là công cụ để các em học tiếp môn khác.
Quỹ thời gian được ưu tiên cho môn Tiếng Việt nhưng không có nghĩa việc học dồn dập, sau 3 tuần, học sinh phải đọc thông viết thạo. Thực tế, ở nhiều nơi, các em học xong lớp 1 vẫn chưa đọc được.
Ngoài ra, với chương trình mới, chú trọng phát triển năng lực, học sinh không chỉ học chữ, mà phải hiểu nghĩa (trước đây, học sinh học chữ không cần hiểu).
Bà Nga nhấn mạnh mục tiêu chính của chương trình là trẻ đọc thông, viết thạo. Phụ huynh, giáo viên không nên tạo áp lực. Ngược lại, điều đầu tiên và quan trọng nhất là phải làm thế nào để trẻ thích học.
Tại họp báo thường kỳ quý III năm 2020 diễn ra chiều 30/9, ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ GD&ĐT, thông tin gần đây, một số diễn đàn đăng tải thông tin phụ huynh nói về chương trình lớp 1 nặng sau một tháng học. Tuy nhiên, Bộ GD&ĐT chưa nhận được ý kiến chính thức từ giáo viên, cơ sở giáo dục, nhà khoa học về vấn đề này.
Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học khẳng định chương trình lớp 1 có sự điều chỉnh ở chỗ "trẻ cố gắng đọc thông viết thạo càng sớm càng tốt", để có điều kiện chọn những môn khác.
Chương trình lớp 1 mới ra sao mà 'ngày nào đi học về con tôi cũng mếu máo'? 'Mấy bữa nay, ngày nào đi học về con tôi cũng mếu máo: Cô giáo chê con viết đã chậm còn sai ô li, đọc chữ thì cứ bị vấp hoài. Các bạn cũng chê con dở quá...' - chị Tâm, phụ huynh có con đang học lớp 1 ở một quận nội thành TP.HCM, bày tỏ. Nhiều trường năm nay than phiền...



Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Liên hợp quốc công bố kế hoạch tài trợ cho lực lượng đa quốc gia tại Haiti
Thế giới
13:08:35 23/02/2025
Nóng: Hoa hậu Thùy Tiên thừa nhận từng bị quấy rối trong thang máy
Sao việt
12:57:10 23/02/2025
Sau Kim Sae Ron, sao nam hạng A gây sốc khi công bố chuyện từng muốn tự tử ngay trên sóng livestream
Sao châu á
12:54:03 23/02/2025
Sinh viên năm thứ 4 hối hận vì ăn chơi nợ nần dẫn đến đi cướp
Pháp luật
12:49:49 23/02/2025
Valverde quá toàn diện
Sao thể thao
12:05:18 23/02/2025
Không nhận ra con gái út của Quyền Linh trong diện mạo cực sexy này
Netizen
11:39:45 23/02/2025
Ngày càng có nhiều người theo đuổi "làm việc nhà kiểu lười": Chỉ khi trải nghiệm bạn mới biết nó thú vị thế nào!
Sáng tạo
11:37:07 23/02/2025
Người đàn ông bỏ việc đi khắp nơi chụp ảnh chó
Lạ vui
11:06:14 23/02/2025
Bức ảnh vạch trần bộ mặt giả dối của "em gái" Jang Wonyoung
Nhạc quốc tế
11:04:17 23/02/2025
Lịch âm 23/2 - Xem lịch âm ngày 23/2
Trắc nghiệm
11:02:39 23/02/2025