Trẻ chưa biết chữ, có nên cho học tiếng Anh?
Việc cho trẻ học tiếng Anh từ sớm có nhiều mặt lợi, nhưng nếu cha mẹ không có phương pháp giảng dạy hiệu quả thì sẽ khiến trẻ bị áp lực hoặc rối loạn ngôn ngữ.
Hiện nhiều gia đình đều cho con đi học ngoại từ rất sớm, có trẻ mới hai tuổi. Các ý kiến cho rằng, việc này mang đến cả lợi và hại. Tuy nhiều điều đáng nói là sự kỳ vọng quá mức của phụ huynh có thể khiến tuổi thơ của con không được trọn vẹn.
Mất tuổi thơ vì học tiếng Anh sớm
Sau một ngày học tập vất vả tại trường, Vũ Phương Thảo (8 tuổi, Hà Nội) uể oải trên quãng đường từ trường về nhà dài gần 10km. Đường tắc, ngồi trên xe, Phương Thảo liên tục hỏi bố, tối nay có phải đi học tiếng Anh nữa không? Bố nói tuần này con học 3 buổi tiếng Anh tại trung tâm và hai buổi gia sư tại nhà. Phương Thảo hỏi vậy thôi chứ thực ra cô bé đã quen với lịch học như thế từ khi học mẫu giáo 5 tuổi. Em hỏi vì nghĩ biết đâu bố thay đổi quyết định hoặc cô gia sư hôm đó có việc bận không đến.
Khi Thảo mới 5 năm tuổi, bố mẹ đã không tiếc tiền đầu tư cho em học ngoại ngữ. Ban đầu việc học được lồng ghép với giờ vui chơi. Điều này làm Thảo đi học thấy rất hào hứng vì có các bạn cùng trang lứa. Ở lớp học đó, Thảo và các bạn được học phản xạ tiếng Anh qua giao tiếp. Chẳng hạn cô giáo chỉ vào chiếc bàn và gọi tên bằng tiếng Anh, học sinh sẽ đọc theo và ghi nhớ. Thảo vui vì được học như vậy.
Lên học cấp I, gia đình quyết định Thảo theo học ở một trường quốc tế để nâng cao vốn ngoại ngữ. Bố mẹ em còn gửi con đến trung tâm gia sư luyện tiếng Anh nâng cao trình độ. Thay vì học mà chơi, chơi mà học, Phương Thảo được dạy theo kiểu dập khuôn. Điều này làm em cthấy mệt mỏi và chán học.
Lịch học kín mít nên Thảo không có thời gian vui chơi như những đứa trẻ khác. Điều đáng lo là em có dấu hiệu của bệnh rối loạn ngôn ngữ. “Em nhìn cái bàn. Em biết rõ đó là cái bàn nhưng em không thể gọi tên đấy là cái bàn bằng tiếng Việt “, Thảo chia sẻ.
Học tiếng Anh thông qua câu chuyện giúp trẻ nhớ lâu hơn. (Ảnh minh họa)
Câu chuyện của Thảo cũng là thực trạng đang diễn ra ở nhiều gia đình khác, khi họ đang đặt nhiều kỳ vọng và đầu tư cho con học ngoại ngữ từ nhỏ.
Theo chị Trần Thị Thanh, phụ huynh có con đang học tại trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam, tiếng Anh rất quan trọng nhưng việc dạy tiếng Anh sớm không nên áp dụng cho mọi đứa trẻ tại Việt Nam. Nhiều trường hợp trẻ bị rối loạn ngôn ngữ vì bố mẹ cho con học tiếng Anh trước tiếng Việt. Điều này thể hiện ở việc trẻ gặp khó khăn trong giao tiếp với người thân, bạn bè bằng tiếng Việt, diễn đạt và vốn từ hạn chế.
Dạy trẻ học tiếng Anh thế nào?
Video đang HOT
Theo giới nghiên cứu, cũng như các loại cơ, bộ não sẽ hoạt động tốt hơn khi liên tục vận động. Việc học ngôn ngữ liên quan đến khả năng ghi nhớ các quy tắc và từ vựng, từ đó giúp tăng cường các cơ thần kinh.
Nghiên cứu do tiến sĩ Pascual-Leone, giáo sư y khoa tại trường Harvard cho thấy, việc học ngôn ngữ thứ hai có thể làm chậm quá trình lão hóa của não bộ. Người học càng trẻ tuổi, khả năng bắt chước các âm thanh và cách phát âm của họ càng tốt.
Những trẻ học ngoại ngữ sớm khả năng đồng cảm tốt hơn, có sự tò mò về những nền văn hóa và ý tưởng mới. Bên cạnh đó, trẻ cũng có chỗ đứng tốt hơn trong xã hội và nhiều cơ hội nghề nghiệp hơn.
Cho học tiếng Anh sớm, cha mẹ tá hỏa vì con bị rối loạn ngôn ngữ.
Thầy Nguyễn Tuấn Hải, người sáng lập trường Tiểu học Reggio Emilia Hà Nội chia sẻ bí quyết tự dạy con học tiếng Anh hiệu quả tại nhà. Theo đó trẻ nên bắt đầu học tiếng Anh ở nhà khi bước vào tuổi lên 3. Cách học tốt nhất là nghe, nhằm tạo ra môi trường phát âm bản ngữ cho con ngấm vào não bộ dưới dạng tín hiệu.
Trẻ 3 tuổi bắt đầu phát triển khả năng tiếp nhận mạnh mẽ qua các giác quan. Sau nghe là khai thác về hình ảnh.
“D ùng các video ngắn có các đoạn hội thoại bằng tiếng Anh để giúp các bé tiếp xúc và hình thành nên các nhận thức ban đầu về giao tiếp và tương tác giữa người với người” , thầy Hải khuyên.
Chia sẻ của bà mẹ ở Hà Nội có con là quán quân cuộc thi tiếng Anh: "Tôi gặp nhiều trẻ bị rối loạn ngôn ngữ vì bố mẹ dạy con biết tiếng Anh trước tiếng Việt"
Tôi đã gặp một số cháu rối loạn ngôn ngữ vì bố mẹ cho con học tiếng Anh trước tiếng Việt. Việc dạy trẻ tiếp xúc với tiếng Anh từ sơ sinh, trước tiếng Việt không thể là phương pháp có thể áp dụng cho tất cả trẻ Việt sống tại Việt Nam.
* Bài viết thể hiện quan điểm của cá nhân tác giả, không thuộc về tòa soạn.
"Có nên dạy ngoại ngữ sớm cho con" , câu hỏi tưởng chừng đã cũ nhưng luôn có những ý kiến trái chiều khi được đề cập đến. Nhiều ý kiến cho rằng không nên ép trẻ học tiếng Anh quá sớm, trong khi không ít gia đình cho con tiếp xúc môn học này từ nhỏ vì trẻ bộc lộ khả năng học ngoại ngữ.
Mới đây, câu chuyện của một một ông bố dạy tiếng Anh cho con từ lúc bé 7 tuần tuổi và 1 mẹ dạy tiếng Anh cho con trước tiếng Việt, 2 bé đều sống ở Việt Nam nhưng đến giờ đã sử dụng song ngữ Anh - Việt rất tốt khiến nhiều phụ huynh ngưỡng mộ. Tuy nhiên từ đây, tranh cãi liên quan tới việc có nên cho con học tiếng Anh sớm cũng được thổi bùng lên với nhiều ý kiến khác nhau.
Chị Trần Thị Thanh (Hà Nội).
Là một phụ huynh có con đang học trường chuyên Hà Nội Amsterdam, chị Trần Thị Thanh (Hà Nội) cho rằng, dạy trẻ tiếp xúc với tiếng Anh từ sơ sinh, dạy trước tiếng Việt không thể là phương pháp có thể áp dụng cho tất cả trẻ Việt sống tại Việt Nam. 7 tuần tuổi thì rất khó để biết năng lực trẻ thế nào để quyết định có nên dạy con tiếng Anh.
Con chị Thanh học tiếng Anh từ 4 tuổi, sau khi đã nói rõ tiếng Việt và được mẹ dạy theo kiểu học mà chơi chứ không áp lực. Năm nay 15 tuổi, cháu đã từng là Quán quân miền Bắc, Á quân toàn quốc cuộc thi English champion 2017 ; Huy chương vàng cuộc thi Toán và khoa học Quốc tế Imso 2018 ...
Xin được trích dẫn quan điểm của chị Thanh về vấn đề đang gây tranh cãi này:
Mấy bố mẹ đang khoe về việc dạy tiếng Anh cho con từ lúc 7 tháng tuổi, sống ở Việt Nam con biết tiếng Anh trước tiếng Việt và giờ con đang nói song ngữ, rằng tiếng Anh rất quan trọng nên phương pháp của mấy bố mẹ này là đúng.
Tôi cho rằng đây không phải là phương pháp có thể áp dụng cho mọi trẻ ở Việt Nam.
THỨ NHẤT , năng lực tiếp thu ngôn ngữ của mỗi đứa trẻ là khác nhau. Các bé nhắc đến ở trên được bố mẹ cho tiếp xúc với ngôn ngữ tiếng Anh ngay từ lúc sơ sinh nên đương nhiên con sẽ nói tiếng Anh trước, lớn hơn chút nữa bố mẹ mới dạy con tiếng Việt, con tiếp xúc với môi trường xung quanh toàn người nói tiếng Việt nên con lại giỏi cả tiếng Việt và trở thành 1 đứa trẻ song ngữ trong 1 gia đình song ngữ.
Những trường hợp như thế này cũng giống như nhiều trẻ em Việt sống cùng bố mẹ ở các nước nói tiếng Anh được bố mẹ dạy cả tiếng Anh và tiếng Việt, trẻ sẽ sử dụng song ngữ Anh - Việt. Những cháu được bố mẹ dạy trở thành trẻ song ngữ, nói thành thạo cả tiếng Anh và tiếng Việt là do các cháu bẩm sinh có khả năng tiếp thu ngôn ngữ, học ngoại ngữ tốt.
Tôi từng gặp 1 số cháu rối loạn ngôn ngữ vì bố mẹ cho con học tiếng Anh trước tiếng Việt. Bé 6 tuổi vào lớp 1 học trường tư thục chất lượng cao hệ song ngữ. Cháu phải giao tiếp với người thân, bạn bè thầy cô bằng tiếng Việt, học tập bằng tiếng Việt nhưng vốn từ tiếng Việt của cháu khá ít, cháu rất khó khăn khi diễn đạt, giao tiếp với cô giáo và các bạn bằng tiếng Việt, khó tiếp thu các môn học bằng tiếng Việt. Điều này làm cháu căng thẳng, nhút nhát, ít nói và học kém.
Tiếng Anh của cháu cũng tương tự như tiếng Việt, không thể sử dụng tiếng Anh như một đứa trẻ bản xứ theo mong muốn của bố mẹ. Cuối cùng gia đình phải đưa con đến chuyên gia giúp điều chỉnh lại. Giờ bạn ấy 15 tuổi, hoàn toàn bình thường, Tiếng Việt tốt, tiếng Anh không giỏi chỉ ở mức khá dù gia đình vẫn đầu tư cho học tiếng Anh, tất cả các môn học ở mức khá nhưng vui vẻ hạnh phúc.
Vậy dạy trẻ tiếp xúc với tiếng Anh từ sơ sinh, dạy trước tiếng Việt theo tôi không thể là phương pháp có thể áp dụng cho tất cả trẻ Việt sống tại Việt Nam. 7 tuần tuổi thì rất khó để biết năng lực trẻ thế nào để quyết định có nên dạy con tiếng Anh.
Nếu không giải thích rõ đây là trường hợp đặc biệt mà nhiều bố mẹ áp dụng có thể gây phản tác dụng, trẻ song ngữ cũng nhiều nhưng trẻ bị rối loạn ngôn ngữ cũng không ít. Nhiều bố mẹ tin vào truyền tai, mà lại không giỏi ngoại ngữ để dạy con sẽ hoang mang tự ti vì con mình sẽ không giỏi tiếng Anh như con người ta.
THỨ HAI , vấn đề quan trọng nhất tôi muốn nói đề cập là: Ở Việt Nam tiếng Anh quan trọng, cần chú trọng dạy tiếng Anh cho trẻ, nhưng không nên đề cao quá như vậy, không nhất thiết phải dạy tiếng Anh trước tiếng Việt. Giỏi kỹ năng, giỏi các môn khoa học khác mới thực sự cần thiết trong cuộc sống và đó mới thực sự quan trọng.
Tiếng Anh chỉ là công cụ để tiếp cận các môn khoa học khác, để học tập, để giao tiếp với người nước ngoài trong công việc, cuộc sống. Hiện giờ nhiều trẻ đến cuối THCS và THPT mới học tiếng Anh nhưng các con học rất nhanh và rất giỏi. Nhiều bạn học chuyên các môn tự nhiên đã có điểm ielts 7.0 - 8.0, giao tiếp sử dụng tiếng Anh tốt.
Thay vì dạy con tiếng Anh từ 7 tháng hãy dạy con phát triển tư duy logic, khám phá thế giới xung quanh, khám phá thiên nhiên, rèn khả năng tập trung cho trẻ, rèn luyện trí nhớ cho trẻ, bồi dưỡng để trẻ có trí tưởng tượng phong phú, truyền cảm hứng để trẻ ham học hỏi - những việc này bố mẹ không biết tiếng Anh đều làm được.
Con nói tiếng Việt trôi chảy hãy dậy con tiếng Anh cũng là sớm rồi. Đạt được điều này, sau này con sẽ học ngoại ngữ rất nhanh. Các bố mẹ dù không biết tiếng Anh cũng đừng quá lo lắng, để tâm đến việc giáo dục, rèn luyện con thật tốt, cho con học tiếng Anh đúng hướng ắt con sẽ sử dụng tiếng Anh tốt.
Tôi cũng chú trọng dạy tiếng Anh cho con nhưng là khi con 4 tuổi và con rất thích học. Từ lúc con 2 tuổi nhà vô số các loại đồ chơi, sách rèn tư duy/trí nhớ cho trẻ và các loại sách truyện khác. Cứ cuối tuần là đi chơi công viên, về quê để con gần gũi thiên nhiên, đi các trung tâm vui chơi để con vận động, khám phá. Tiền lương chỉ đủ mua đồ chơi, sách và tiền taxi cho con đi chơi.
Đặc biệt, bố mẹ dành thời gian nhiều nhất có thể để chơi cùng con, nói chuyện với con thật nhiều, đọc truyện cho con nghe, kiên trì giải thích mọi thắc mắc của con là cách giúp con phát triển tư duy tốt nhất. Đến giờ con tôi học tiếng Anh cũng rất tốt nhưng cháu dành nhiều thời gian cho các môn tự nhiên mà cháu yêu thích hơn.
THỨ BA , có một thứ cực kỳ quan trọng mà hình như ít được bố mẹ chú trọng trong giáo dục trẻ đó là: Giáo dục con có ý chí, quyết tâm, vượt khó để sau này con vững vàng trong cuộc sống. Trẻ cũng rất cần được giáo dục rèn luyện để hình thành những đức tính tốt; tính chính trực, biết chia sẻ, biết hợp tác, có ý thức trách nhiệm,...
Hành trình chinh phục 8.0 IELTS của cô nàng mê trang điểm Claire Vũ - Chuyên gia trang điểm thân quen với các bạn trẻ Hà Thành đã chinh phục 8.0 IELTS nhờ niềm đam mêm yêu thích tiếng Anh trong lĩnh vực làm đẹp. Vũ Mai Anh (Claire Vũ) , hiện đang là sinh viên năm cuối, trường ĐH Ngoại thương, nghệ danh Claire Vũ, đã gắn liền với cô nàng khi bắt đầu...