Trẻ câm điếc nỗ lực tập múa để diễn trong ngày khai giảng năm học mới
Chỉ còn một ngày nữa thôi là đến dịp toàn dân đưa trẻ đến trường, để cho ngày này thêm ý nghĩa, cô giáo và các học sinh của Trường PTCS Dân lập dạy trẻ câm điếc Hà Nội (quận Thanh Xuân, Hà Nội) đang diễn tập những tiết mục múa “cây nhà lá vườn”: “Alibaba”; “Ngày đầu tiên đi học”; “Chiều lên bản thượng”.
Trẻ khuyết tật câm điếc tập tiết mục múa cho ngày khai giảng năm học mới.
Từ phía ngoài sân, đã nghe thấy tiếng nhạc rộn ràng phát ra nơi một căn phòng ở tầng 2 của khu nhà chính: “Ngày đầu tiên đi học/ Mẹ dắt tay đến trường/ Em vừa đi vừa khóc/ Mẹ dỗ dành bên em”…
Cô Phạm Thị Ngọc Yến (53 tuổi), giáo viên của trường đang hướng dẫn các em học sinh múa, việc này đã diễn ra gần một tháng nay.
Theo quan sát, đội ngũ văn nghệ nghiệp dư này có khoảng chục trẻ, trong đó trẻ nữ chiếm già nửa, độ tuổi dao động từ 5 – 14 tuổi.
Video đang HOT
Khác với những trẻ bình thường, chỉ học 3-4 ngày là nhớ và thuộc bài hát, thì trẻ ở đây lại rất hay quên nên việc tập luyện thường phải diễn ra trong nhiều ngày.
Bởi vậy, để việc dạy có hiệu quả, giáo viên sẽ chia bài hát ra thành nhiều đoạn, mỗi đoạn sẽ có nhịp riêng, trẻ sẽ đếm nhịp để múa sao cho khớp.
Cùng chung tay với cô Yến, những ngày qua, hai cựu học sinh của trường (Hiên, Mai) – hiện đang học tại Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương (quận Cầu Giấy) đã trở về trường cũ để cùng cô giáo chủ nhiệm hướng dẫn cho các em nhỏ tuổi hơn tập múa.
Cô Yến cho biết, hai em học sinh trên theo học tại trường từ năm 3 tuổi cho đến năm 13 tuổi, các em vừa ra trường năm ngoái.
Hai em trước đó đều là trẻ khuyết tật câm điếc, khi mới vào đây các em đều không nói được. Tuy nhiên, sau khi được giáo dục ở trường các em đều có thể giao tiếp bằng ngôn ngữ ký hiệu và đọc khẩu hình miệng. Hiện nay, các em đều có thể tự đi xe buýt đến trường học.
“Trẻ theo học ở đây 100% là trẻ khuyết tật, trong đó có 80% là trẻ câm điếc, 20% còn lại là những trẻ đa khuyết tật như vừa câm điếc vừa tự kỷ, vừa câm điếc vừa chậm phát triển trí tuệ (đao). Năm học 2019-2020, số học sinh của trường có 86 em, độ tuổi dao động từ 3 tuổi đến 38 tuổi. Hiện nay, mới có 13 em nhập học, trường nhận học sinh quanh năm”, bà Mạc Chung Thủy, Phó Hiệu trưởng thông tin.
Lễ khai giảng của trường năm nay sẽ được tổ chức vào ngày 7/9, muộn hai ngày so với lễ khai giảng chung của thành phố. “Việc khai giảng muộn là phù hợp với hoàn cảnh của nhà trường (trường dạy trẻ câm điếc), đồng thời tạo điều kiện cho các phụ huynh có thể đến dự cùng các con, giúp các con có thể hiểu thêm về ý nghĩa của ngày khai giảng năm học mới”, bà Thủy cho hay.
Trước đó, thực hiện theo hướng dẫn của Sở Giáo dục – Đào tạo Hà Nội về việc phòng chống dịch Covid-19 đầu năm học 2020-2021, Trường PTCS Dân lập dạy trẻ câm điếc Hà Nội đã phối hợp với cơ sở y tế trên địa bàn tiến hành vệ sinh, phun khử trùng lớp học, các phòng, khu nội trú và khuôn viên.
Hoài Đức: Khánh thành trường THCS Nguyễn Văn Huyên
Để chuẩn bị cho ngày khai giảng năm học mới 2020 - 2021, sáng nay 4/9, UBND huyện Hoài Đức tổ chức lễ cắt băng khánh thành trường THCS Nguyên Văn Huyên.
Trường THCS Nguyễn Văn Huyên được xây dựng trên diện tích hơn 17.000 m2, ở xã Sơn Đồng, quy mô 30 phòng học, nhà ăn (kết hợp phòng nghỉ) khu thể chất, sân thể thao, bể bơi...có thể tiếp nhận 1000 học sinh, công trình có vốn đầu tư 118,2 tỉ đồng.
Phát biểu tại buổi lễ khánh thành, ông Vương Văn Lâm - Trưởng phòng GD &ĐT huyện Hoài Đức nói: Trường THCS Nguyễn Văn Huyên (tiền thân là trường chuyên Hoài Đức), ngôi trường vinh dự được mang tên cố Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Huyên - một người con ưu tú của xã Kim Chung- huyện Hoài Đức. Đây là một ngôi trường có bề dày thành tích, đặc biệt là truyền thống thi đua dạy tốt - học tốt. Từ mái trường mang tên danh nhân quê hương này, đã có bao lớp học sinh trưởng thành đang từng ngày mang sức mình đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.
Lãnh đạo huyện Hoài Đức và đại diện ban ngành cắt băng khánh thành trường THCS Nguyễn Văn Hyên sáng 4/9.
Trường THCS Nguyễn Văn Huyên trước đây diện tích còn hạn chế, cơ sở vật chất còn gặp nhiều khó khăn; nhưng với quyết tâm đầu tư cho giáo dục, Huyện ủy-HĐND và UBND huyện Hoài Đức đã quan tâm đầu tư cho nhà trường một khu đất mới, thuận lợi về giao thông.
Với diện tích hơn 17 ngàn m2 và kinh phí xây dựng trên 118 tỉ đồng, trường THCS Nguyễn Van huyên là ngôi trường khang trang nhất nhì huyện Hoài Đức
Việc khánh thành và đưa vào sử dụng trường THCS Nguyễn Văn Huyên thể hiện tinh thần "Lấy giáo dục là quyết sách hàng đầu"; là công trình chào mừng Quốc khánh 2/9 và Đại hội Đảng bộ TP Hà Nội lần thứ 17.
PGS - TS Nguyễn Văn Huy bên bức tượng người cha - GS Nguyễn Văn Huyên đặt trong khuôn viên trường THCS Nguyễn Văn Huyên
Trao đổi với phóng viên báo Kinh tế & Đô thị, PGS - TS Nguyễn Văn Huy (con trai Cố GS Nguyễn Văn Huyên) phấn khởi nói: Việc khánh thành và đưa vào sử dụng trường THCS Nguyễn Văn Huyên thể hiện sự quan tâm của huyện Hoài Đức tới công tác giáo dục. Hy vọng với cơ sở vật chất khang trang như thế này, lớp trẻ ở Hoài Đức sẽ tiếp nối truyền thống cha ông, học tập thật tốt để góp sức xây dựng quê hương ngày càng giầu đẹp.
Trường Mầm non Nga An - điểm sáng của ngành giáo dục huyện Nga Sơn Về Trường Mầm non xã Nga An, huyện Nga Sơn trong những ngày cuối tháng 8, chúng tôi cảm nhận được không khí lao động, làm việc hăng say, khẩn trương của cán bộ, giáo viên nhà trường đang khẩn trương chuẩn bị cho ngày khai giảng năm học mới 2020-2021. Trường Mầm non xã Nga An nhiều năm qua được xem là...