Trẻ bị táo bón vì sợ… nhà vệ sinh ở trường học
Sợ nhà vệ sinh dơ, không kín đáo, không có nước rửa tay… là một trong những nguyên nhân khiến nhiều học sinh bị táo bón khi được các bác sĩ khám tại bệnh viện.
Bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) thăm khám và điều trị bệnh về tiêu hóa cho trẻ – Ảnh: THU HIẾN
Hiện nay, tình trạng táo bón của trẻ em và người lớn đang gia tăng rất đáng báo động, đặc biệt là ở các khu vực thành thị do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần người bệnh.
Nín nhịn đi vệ sinh vì sợ dơ
Bé V.B. (7 tuổi, ngụ huyện Củ Chi, TP.HCM) đang nằm điều trị táo bón tại Bệnh viện Nhi đồng 2. Mẹ bé cho biết thấy con mình có biểu hiện đau bụng quặn lại, chị liền đưa con đến bệnh viện cấp cứu. Qua thăm khám, các bác sĩ kết luận bé bị táo bón nặng, phải nhập viện điều trị.
“Mỗi lần đón con đi học về bé thường ôm bụng chạy nhanh đến nhà vệ sinh, khi tôi hỏi vì sao không đi vệ sinh ở trường, bé nói vì nhà vệ sinh ở trường dơ quá, có mùi nên không dám đi. Mặc dù tôi có dặn bé nhiều lần, nhưng tâm lý của trẻ vẫn sợ bẩn mà không dám đi vệ sinh”, mẹ bé B. cho biết.
Tương tự, chị T. (ngụ TP Thủ Đức) có con đang học cấp I cho biết nhiều lần nghe con đi học về nói nhà vệ sinh không có nước rửa tay và dơ nên cũng rất lo lắng.
“Nhà vệ sinh có rất nhiều vi khuẩn nên con đi rất dễ lây bệnh. Tôi có mua thêm nước sát khuẩn tay, hướng dẫn con dùng. Nhiều lần trong các cuộc họp phụ huynh tôi đã có ý kiến sửa chữa, thậm chí phụ huynh chúng tôi đồng ý đóng tiền ủng hộ để sửa nhà vệ sinh nhưng mấy năm nay vẫn vậy, không thể thay đổi được. Nhà vệ sinh còn không có cửa, học sinh nữ không dám đi vệ sinh”, chị T. bức xúc.
Bác sĩ Hà Văn Thiệu – quyền trưởng khoa tiêu hóa, Bệnh viện Nhi đồng 2 – cho biết tình trạng táo bón ở trẻ em và người lớn hiện nay đang gia tăng rất báo động. Có đến 90% trẻ nhập viện vì táo bón không phẫu thuật, chỉ cần điều trị bằng thuốc, thay đổi thói quen ăn uống.
Khi thăm khám, đa số các trẻ đều trả lời vì nhà vệ sinh có mùi hôi, không kín đáo, dơ nên nhịn không dám đi vệ sinh, đặc biệt là ở trẻ nữ. Do không dám đi vệ sinh, nhiều trẻ không uống nước dẫn đến phải nín nhịn phát sinh táo bón, nếu không được điều trị kịp thời rất ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ về sau.
Nhiều hậu quả nghiêm trọng
Video đang HOT
Bác sĩ Thiệu cho biết táo bón là một vấn đề phổ biến ở trẻ em trên toàn thế giới, tỉ lệ này bắt đầu tăng lên trong năm thứ hai của trẻ. Dấu hiệu để nhận biết trẻ mắc táo bón là đi tiêu dưới 2 lần/tuần, kèm theo các triệu chứng phụ như đi tiêu phân cứng, phân to, són phân, màu sắc nước tiểu đậm…
“Tỉ lệ táo bón ngày càng tăng trong cộng đồng, gia đình, do các thói quen lười vận động, ít uống nước, ăn ít chất xơ…, đối với người lớn do áp lực cuộc sống, tâm lý căng thẳng cũng dẫn đến tăng tỉ lệ táo bón. Táo bón gây ra rất nhiều hệ lụy như bệnh trĩ, nứt hậu môn, sa trực tràng, gây tâm lý hay cáu gắt ảnh hưởng đến cuộc sống”, bác sĩ Thiệu cho biết.
Theo bác sĩ Thiệu, nhà vệ sinh ở trường học cần được cải thiện, phải sạch, kín đáo, tạo nơi an toàn cho trẻ em, trong nhà vệ sinh phải ghi rõ biển báo uống đủ nước và rửa tay sau khi đi vệ sinh. Tại các trường bán trú giáo viên phải nhắc nhở học sinh chủ động đi vệ sinh.
Theo khuyến cáo của các nhà khoa học, hai thời điểm đi vệ sinh tốt nhất trong ngày là buổi sáng và sau bữa ăn chiều từ 15-20 phút. Ngoài ra, cha mẹ cần phải chú ý cho trẻ uống đủ nước, ăn đủ chất xơ, cải thiện thói quen đi vệ sinh hằng ngày nhằm đảm bảo nhu động ruột hoạt động bình thường và bài tiết phân tốt.
Ông Lê Văn Hiệp – chủ tịch Hiệp hội Nhà vệ sinh Việt Nam – cho biết hiện nay tại nhiều trường học, nhà vệ sinh còn thiết kế theo tiêu chuẩn cũ do đó còn nhiều bất cập trong vấn đề vệ sinh như: thiết kế thông tầng phía dưới, bó buộc diện tích rất nhỏ hẹp, máng trữ nước tiểu, nước rửa tay chưa phù hợp… Đây là nơi rất dễ lây lan vi khuẩn, có khoảng 500 loại vi khuẩn thường trực nếu gặp điều kiện ẩm thấp, không dọn dẹp sẽ là cơ hội để vi khuẩn lây lan và chỉ tính bằng giây.
“Nhà vệ sinh dơ trẻ sẽ không uống nước, nín nhịn để không đi vệ sinh dẫn đến táo bón, đặc biệt là trẻ nữ. Ngoài ra trẻ còn gặp các mầm bệnh như: tiêu chảy, chân tay miệng… dẫn đến nhập viện gây quá tải cho hệ thống y tế, cha mẹ phải chăm sóc dẫn đến kinh tế giảm sút”, ông Hiệp cho hay.
Theo ông, các hiệp hội, nhà trường, doanh nghiệp cần phải tính toán đến phương án liên kết với nhau để xã hội hóa nhà vệ sinh trường học, đặc biệt là xây dựng nhà vệ sinh theo quy chuẩn mới để trẻ an tâm học tập.
Tư thế ngồi vệ sinh đúng của trẻ ra sao?
Theo bác sĩ Thiệu, điều trị táo bón hiện nay là can thiệp chế độ ăn uống (chất xơ, đủ nước), thay đổi hành vi, điều chỉnh thói quen đi vệ sinh và thuốc nhuận tràng để đảm bảo rằng nhu động ruột hoạt động bình thường và bài tiết phân tốt nhất.
Theo đó, nhà vệ sinh cần có thiết kế phù hợp với độ tuổi của trẻ, khi ngồi tránh để trẻ ngồi thẳng đứng một góc 90 độ, để trẻ nghiêng về phía trước 35 độ, kê thêm ghế dưới chân để tạo cho trẻ cảm giác an toàn khi đi vệ sinh. Trong quá trình đi vệ sinh không để trẻ sử dụng các thiết bị điện tử.
Bác sĩ Nguyễn Trần Như Thủy – Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, cơ sở 3 – cho biết rau củ tươi chứa rất nhiều nước, chất xơ giúp tiêu hóa dễ dàng, hạn chế táo bón. Các loại rau sau đây như: bông cải xanh, giá, mồng tơi, cải bó xôi, xà lách là những loại rau quen thuộc, chứa nhiều vitamin, chất khoáng giúp bảo vệ mắt, bền thành mạch, phòng ngừa ung thư, nhuận tràng giảm táo bón.
Bác sĩ nói về tác hại của việc sử dụng điện thoại trong khi đi vệ sinh
Không chỉ biến smartphone trở thành một ổ nhiễm khuẩn di động, việc sử dụng điện thoại trong khi đi vệ sinh tưởng chừng như vô hại lại mang đến nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Bác sĩ chuyên khoa 1 Nguyễn Minh Thuận - Bệnh viện ĐKQT Nam Sài Gòn, cho biết nhà vệ sinh là nơi ẩm ướt và mầm bệnh cũng từ đây mà xuất hiện. Việc sử dụng điện thoại trong thời gian đi vệ sinh là thói quen của nhiều người, tuy nhiên thói quen này có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Đi đại tiện trong khoảng 10-15 phút là tốt nhất và tốt nhất không nên sử dụng điện thoại khi vào nhà vệ sinh
Tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng
Cho dù được vệ sinh thường xuyên thì nhà vệ sinh vẫn còn sót lại một số lượng lớn những vi khuẩn có hại cho sức khỏe.
Ít ai để ý rằng việc dù bạn có rửa tay sạch đến đâu trước khi rời khỏi nhà vệ sinh thì chiếc điện thoại kia vẫn còn nguyên vi khuẩn, thậm chí thay đổi môi trường còn khiến vi khuẩn sinh sôi nhanh hơn.
"Một vòng lây nhiễm khi bạn đi vệ sinh và sử dụng điện thoại: vi khuẩn từ nhà vệ sinh - bám lên điện thoại - chạm đến tay - đến miệng - đi vào cơ thể", bác sĩ Thuận phân tích.
Những dạng vi khuẩn thường xuất hiện trong nhà vệ sinh như: viêm gan A, tụ cầu vàng kháng methicillin, streptococcus, e.coli, salmonella, shigella. Ngoài ra, nhà vệ sinh con chứa cả virus cảm cúm thông thường có thể gây ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của bạn. Không chỉ có vi khuẩn E.coli mà còn hàng tá các loại vi khuẩn nguy hiểm khác cũng từ nhà vệ sinh bám vào điện thoại và theo bạn đi khắp nơi.
Vi khuẩn E.coli có thể gây tiêu chảy ra máu, nhiễm trùng máu, suy thận, nhiễm khuẩn tiết niệu, viêm màng não mủ, viêm phổi... có thể dẫn đến tử vong.
Vi khuẩn Salmonella có thể gây tiêu chảy, viêm đường ruột, thương hàn, trong trường hợp khuẩn Salmonella lan từ ruột vào máu và các cơ quan khác thì có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
Vi khuẩn C.difficile có thể gây tiêu chảy, viêm ruột, có thể dẫn đến tử vong. Các chuyên gia nhận định loại vi khuẩn này đang ngày càng nguy hiểm...
Nhiều tác hại khi vừa đi vệ sinh vừa sử dụng điện thoại. Ảnh SHUTTERSTOCK
Nguy cơ mắc bệnh trĩ và bệnh lý trực tràng
Việc cầm điện thoại ngồi lâu trong nhà vệ sinh làm trọng lượng của cơ thể tác động lên hậu môn làm cho sự lưu thông máu ở các tĩnh mạch trĩ bị ảnh hưởng. Lúc này máu không lưu thông được, tích tụ lại và làm cho các tĩnh mạch trĩ căng phồng lên.
Đối với những người thường bị táo bón, việc ngồi lâu trên bồn cầu gây ứ máu trong khoang chậu khiến sưng tĩnh mạch hậu môn gây hiện tượng chảy máu hậu môn, tăng nguy cơ táo bón, thậm chí gây ung thư đường ruột. Ở mức độ nhẹ, bạn sẽ gặp hiện tượng rối loạn tiêu hóa, rối loạn đại tiện, táo bón hoặc tiêu chảy thất thường.
Tăng nguy cơ thiếu máu não
Theo góc nhìn chủ quan, chúng ta thường thấy dùng điện thoại và việc thiếu máu não không liên quan đến nhau và sẽ càng không liên quan khi sử dụng điện thoại khi đi vệ sinh. Tuy nhiên thực tế thói quen này ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Ngồi quá lâu trong tư thế không có chỗ dựa và đặc biệt là chăm chú nhìn vào màn hình sẽ khiến máu bị dồn lại, không thể lưu thông tốt. Do đó, khi đứng lên, máu không kịp lên não, gây ra hiện tượng choáng váng, chóng mặt. Tình trạng này diễn ra liên tục sẽ gây ra tác hại là suy giảm trí nhớ và khiến não thoái hóa nhanh hơn.
Tác động xấu đến xương khớp và chi dưới
Đối với kiểu nhà vệ sinh truyền thống trước đây, ngồi trong nhà vệ sinh, khớp gối phải chịu 1 trọng lượng lớn, đặc biệt khi ngồi xổm áp lực lên gối gấp 8 lần so với khi bạn nằm.
Ngồi xổm chân đặt vuông góc xuống, xương đầu gối ở vị trí vượt quá đầu ngón chân, sẽ làm tăng phần góc khớp gối, tăng áp lực lên dây chằng chéo sau, xương chày. Khi máu lưu thông kém nữa thì dây chằng trong và ngoài càng căng thẳng, gánh nặng lên dây chằng, khớp càng lớn, về lâu dài dễ mắc các bệnh về khớp gối.
Khiến mụn xuất hiện nhiều hơn
Một số loại vi khuẩn như tụ cầu vàng có thể gây ngộ độc thực phẩm và xuất hiện mụn trứng cá. Thường xuyên đem điện thoại vào nhà vệ sinh khiến điện thoại dính nhiều vi khuẩn.
Trong quá trình sử dụng điện thoại như dùng tay bấm, nghe điện thoại... vô tình khiến vi khuẩn tiếp xúc với da mặt nhiều hơn, tăng nguy cơ viêm nhiễm, hình thành nhân mụn.
90% bệnh nhân ung thư đường ruột sẽ có những triệu chứng này khi đi vệ sinh Tuy ung thư đường ruột là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm nhưng nếu phát hiện sớm từ giai đoạn đầu, việc điều trị sẽ hiệu quả hơn rất nhiều. Ung thư đường ruột là một trong những loại ung thư phổ biến nhất tại Châu Âu, phần lớn xuất hiện ở độ tuổi 60. Căn bệnh này có một vài triệu...