Trẻ bị phê bình vì đi học sớm: Đánh rơi “cái tình”
Thay vì cùng trao đổi, tìm phương án tốt hơn cho trẻ trong sự việc “ học sinh đi học sớm phải đứng ngoài cổng trường” thì tất cả đang đi theo hướng phê bình, lên án.
Sự một học trò lớp 1 tại Trường tiểu học Quang Trung, Hải Phòng phải đứng ngoài trời nắng vì đi học sớm đang làm dư luận bức xúc.
Theo thông báo của nhà trường, tất cả học sinh không ăn bán trú đúng 13h30 mới được vào trường. Tuy nhiên do công việc phải đi làm từ 13h15, nhà chỉ có hai mẹ con nên mẹ của em học sinh này đưa con đến trường sớm.
Theo lời người mẹ, chị dặn con vào trường ngồi ở gốc cây đợi khi nào các bạn dậy hết thì mới vào lớp. Nhưng sao đỏ không cho vào trường nên em đứng phải bên ngoài cổng cho đến giờ được vào lớp.
Hình ảnh cô học trò lớp 1 trong bộ đồng phục, đứng im trước cổng trường thật sự xót xa!
Thế nhưng, cần phải nói đến một hình ảnh chua xót, ám ảnh không kém. Trước đó, cô chủ nhiệm lớp từng yêu cầu những học sinh đến sớm như em học trò trên phải đứng lên trên bục giảng, để cô chụp ảnh lại gửi vào nhóm zalo của lớp kèm câu: “Cô giáo phê bình các bạn đến sớm”.
Không chỉ ở ngôi trường này, ở nhiều trường có quy định giờ học sinh được phép vào trường, đặc biệt là ở buổi hai, các em đến sớm phải chờ bên ngoài, không được vào trường. Nhà trường có lý do của trường. Trẻ vào trường sớm, có thể ảnh hưởng đến học sinh bán trú nghỉ ngơi, chưa kể, giờ này không ai quản lý các em, các em có thể gặp nhiều tai nạn, nguy hiểm khó lường.
Còn phụ huynh, vì nhiều lý do, vì hoàn cảnh, không phải ai cũng có thể đưa đón con đúng giờ một cách tuyệt đối.
Video đang HOT
Hơn lúc nào khác, lúc này rất cần một tiếng nói chung, cần một sự chia sẻ, tìm một biện pháp dung hòa, trên tinh thần cùng hỗ trợ.
Giáo viên, ở vai trò là một nhà giáo dục dù phụ huynh không lên tiếng, cô đã làm gì? Cô có từng hỏi vì sao học trò của mình phải đến sớm? Cô có trao đổi với phụ huynh bàn về cách tốt hơn chúng ta có thể làm cho các con trong trường hợp này. Hay hơn nữa, cô trao đổi với nhà trường để có một cách thức nào đó.
Nhưng ở đây, cô chọn cách phê bình… những đứa trẻ không có lỗi. Phê bình một cách phản giáo dục, vô cảm và lạnh lùng. Cô yêu cầu các em lên bục giảng, cô chụp ảnh lại rồi gửi qua vào nhóm liên lạc của lớp kèm lời phê bình.
Phải nói, ngược với cảm xúc tủi hờn của những đứa trẻ bị kêu lên bục giảng, bị chụp hình, bị phê bình thì cô hành xử lạnh lùng như một cái máy. Không thể hiểu cô nghĩ gì khi phê bình các em trước sự việc không phải do các em, không phải là điều các em muốn.Với trẻ nhỏ, cảm giác tủi thân đáng sợ, ám ảnh vô cùng.
Và sau khi phê bình các em, cô đã có động thái nào để cùng tìm một biện pháp giải quyết? Hay phê bình xong rồi… để đó, để rồi học sinh bị phê bình không dám vào trường vì sợ bị cô phê bình tiếp!
Về phía phụ huynh, tự hỏi, trong trường hợp trên, phụ huynh đã từng lên tiếng trao đổi với cô giáo, chia sẻ về hoàn cảnh của mình, nhờ cô một tiếng để có sự thông cảm, hỗ trợ nhau? Cô giáo đã nhắc nhở, phê bình, phụ huynh đã làm gì để bảo vệ con? Dù muốn hay không, việc thả con trước cổng trường, trước giờ quy định được vào trường, trách nhiệm đầu tiên luôn thuộc về cha mẹ.
Trong một vấn đề như trên, nhà trường, giáo viên, phụ huynh đều chưa nỗ lực hết trách nhiệm của mình, chưa đặt “cái tình” dành cho nhau để tìm một tiếng nói chung, cùng vì đứa trẻ. Nếu thật sự muốn, đặt sự chú tâm của mình vào, chúng ta sẽ có những cách tốt đẹp hơn cách hiện tại.
Tại một tọa đàm giáo dục ở TPHCM về mối quan hệ giữa nhà trường – giáo viên – phụ huynh, một chuyên gia đã phải thốt lên đây là các chủ thể giáo dục quan trọng. Nhưng thay vì cùng hợp tác, chọn cái tình để ứng xử với nhau thì giờ đây, dường như họ đang ở hai thái cực. Nhiều người phê phán, phê bình, lên án việc chọn cách ít tốt đẹp, ít tích cực nhất trong mối quan hệ để đỗi đãi nhau.
Chuyên gia: Trẻ đi học sớm đáng lẽ nên tuyên dương, còn phê bình 'thật nực cười'
Theo chuyên gia trẻ tới lớp sớm đáng lẽ phải được tuyên dương thì cô giáo lại phê bình, điều đó rất phản giáo dục và thiếu nhân văn.
Mới đây, một phụ huynh có con học lớp 1A trường Tiểu học Quang Trung (Hải Phòng) bức xúc khi đưa con tới trường sớm lại bị cô giáo phê bình. Hình phạt của cô giáo khiến con hôm sau cũng đến sớm mà không dám vào lớp, phải ở cổng trường giữa nắng nóng.
Chuyên gia tâm lý PGS.TS Trần Thu Hương, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn cho rằng, giáo viên lớp 1A, trường Tiểu học Quang Trung xử phạt học sinh chỉ vì lý do đi học quá sớm "thật nực cười".
"Học sinh không học bài, hoặc có thái độ gì đó sai trái thì các cô giáo có quyền được trách phạt nhẹ để tiến bộ. Tuy nhiên, đây là trường hợp học sinh tới lớp sớm thì căn cứ vào đâu để phạt các em. Thậm chí điều đó còn đáng tuyên dương, khen ngợi", PGS Hương nói.
Chúng ta đang hướng tới xây dựng môi trường giáo dục công bằng, tuyệt đối không được miệt thị nhưng chính việc làm vô tình đó sẽ ảnh hưởng và khắc sâu vào tâm trí của trẻ con.
"Với học sinh trong độ tuổi bậc tiểu học, khi bị bạn bè chế giễu, cười cợt thì tâm lý sẽ rất nặng nề. Các em sẽ có biểu hiện buồn bã, chán học, sợ tới lớp, ngại giao tiếp... dần dần thu nhỏ bản thân lại, dẫn tới chứng tự kỷ nguy hiểm", PGS Hương cảnh báo.
Hình ảnh trẻ bị đứng ở cổng trường vì đến sớm lan truyền trên mạng xã hội.
Giáo viên vô cảm
Theo TS. Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục học Hà Nội, nhà trường và giáo viên chủ nhiệm lớp quá cứng nhắc khi để học sinh đến sớm phải đứng ngoài cổng trường. Cô còn phê bình khi học sinh đi học sớm.
Mỗi học sinh có hoàn cảnh khác nhau, và cô giáo chủ nhiệm lớp phải là người thấu hiểu được điều đó. Để làm được điều này cô giáo phải trao đổi, chia sẻ với phụ huynh. Chỉ có giáo viên vô cảm mới không biết được hoàn cảnh gia đình của học sinh do mình quản lý. Cô giáo thiếu tình thương, thiếu tôn trọng và chia sẻ với học trò thì làm sao dạy dỗ các em.
Học sinh đi muộn thì còn có lý để mà phạt, đằng này học sinh đi học sớm, trường không đón mừng, tuyên dương mà lại đuổi ra khỏi cổng, bắt đứng lên trước lớp để phê bình. " Sao lại có kiểu xử phạt vô lý như vậy được?", vị chuyên gia nói.
Xem xét trách nhiệm cả hiệu trưởng
Tại cuộc họp của Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng chiều 21/5 liên quan vụ việc trên, phụ huynh học sinh cho biết vì hoàn cảnh gia đình và công việc nên phải đưa con đi học sớm. Đến trường lúc 1h15 chiều ngày 20/5, chị dặn con ngồi dưới gốc cây. Nhưng khi quay lại thì lại thấy con đứng ngoài cổng trường. Con nói không vào lớp vì sợ cô giáo mắng vì đến sớm.
Hiệu trưởng Đào Thị Cẩm Ly cho biết, ngay sau khi nhận được phản ánh, trường mời phụ huynh và cô giáo chủ nhiệm làm việc. Trường đồng thời họp quán triệt với các giáo viên bố trí chỗ cho học sinh ở phòng y tế, phòng bảo vệ... khi các em đến sớm. Cô giáo chủ nhiệm cũng nhận lỗi về sự việc này.
Giám đốc Sở GD&ĐT Lê Quốc Tiến cho rằng trong trường hợp này, cô giáo chủ nhiệm cần trao đổi với phụ huynh để nắm được hoàn cảnh của cháu; không được phê bình học sinh bởi đây là lứa tuổi còn nhỏ, rất dễ tổn thương tinh thần. Ông yêu cầu cô chủ nhiệm rút kinh nghiệm sâu sắc, đề nghị trường có phòng riêng cho học sinh đến sớm và bố trí nhân lực hỗ trợ những em này.
Theo Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Văn Tùng, đây là trường hợp đáng tiếc xảy ra trong ngành giáo dục. Với cô giáo chủ nhiệm, trong việc phê bình học sinh đã hơi nóng vội, dẫn đến việc các cháu nhỏ tuổi sợ hãi.
Nhà trường dù cầu thị và nghiêm túc rút kinh nghiệm nhưng thực tế chưa quan tâm để xử lý các trường hợp đặc biệt này. Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu UBND quận Ngô Quyền rà soát, xem xét trách nhiệm của cô giáo chủ nhiệm, của hiệu trưởng nhà trường theo quy định, đề xuất hình thức xử lý, báo cáo UBND thành phố.
Con phải chọn đứng nắng thiêu đốt ngoài cánh cổng? Khi trách nhiệm của nhà trường chỉ nằm trong cánh cổng, cứ đóng cổng lại, mặc kệ ngoài kia học trò đi học sớm với nắng nóng thiêu đốt cũng đồng nghĩa với việc đóng sập tình yêu thương, lòng tôn kính của xã hội với những người đóng cổng! Một em bé 6-7 tuổi mới năm đầu đến lớp đã không dám...