Trẻ bị chảy máu cam nên ăn gì để phòng ngừa?
Trẻ bị chảy máu cam nên ăn gì là băn khoăn được rất nhiều cha mẹ quan tâm. Bởi nếu như không biết việc trẻ bị chảy máu cam nên ăn uống gì có thể khiến cho bệnh tình của trẻ trở nên nặng hơn trước. Đồng thời, làm cho vấn đề điều trị bệnh trở nên khó khăn hơn.
Trẻ bị chảy máu cam hay còn gọi là chảy máu mũi, là tình trạng bệnh lý thuộc Tai- Mũi- Họng, hiện đang khá phổ biến đối với đối tượng là trẻ em. Khi bị chảy máu cam, trẻ thường chảy một bên máu mũi, có thể khối lượng nhiều hoặc không nhiều. Nếu xuất hiện với tần suất dày đặc có thể gây nên viêm mũi và làm trẻ khó chịu.
Trẻ bị chảy máu cam nên ăn gì?
Nếu trẻ bị chảy máu cam bình thường, hoàn toàn có thể khắc phục tại nhà trước khi điều trị tại cơ sở y tế. Dưới đây là một số loại thực phẩm không thể thiếu đối với những trẻ bị chảy máu cam:
Thực phẩm giàu vitamin K
Thực phẩm giàu vitamin K như cải xoăn, rau bina, rau xanh mù tạt, bông cải xanh, cải bắp,… có liên quan đến sự hình thành collagen giúp tạo ra một lớp lót ẩm bên trong mũi của bé. Vitamin này giúp giữ cho các mạch máu trong tình trạng tốt ngăn ngừa chúng không bị vỡ. Để chữa bệnh lâu dài, bổ sung thực phẩm giàu vitamin K giúp ích rất nhiều. Rau lá xanh tạo điều kiện đông máu.
Các loại thực phẩm giàu vitamin K. (Ảnh minh họa)
Thực phẩm chứa vitamin C
Ăn uống đủ thực phẩm vitamin C hàng ngày có thể giúp làm cho các mạch máu mạnh hơn để chúng ít bị vỡ hơn và gây chảy máu mũi. Nếu như bị thiếu hụt vitamin thì mạch máu trong mũi sẽ bị yếu hơn, mỏng hơn và rất dễ bị vỡ, gây chảy máu cam. Các bố mẹ có thể bổ sung thực phẩm giàu vitamin C bằng các loại trái cây có vị chua như cam, chanh, kiwi,…hay củ cải trắng, cà chua, cải bắp, hạt dẻ tươi.
Lưu ý: Vitamin C và K là những thực phẩm giúp làm giảm chảy máu cam lâu dài và không thể giúp bé giảm ngay lập tức.
Thực phẩm giàu vitamin B9 và B12
Nếu như cơ thể không được cung cấp đủ vitamin B9 và B12 sẽ khiến cho hàm lượng nồng độ homocysteine trong máu tăng cao, làm tổn thương mạch máu. Từ đó, khiến cho thành mạch bị phình, dễ vỡ. Tốt nhất nên bổ sung vitamin B9 bằng các loại thực phẩm như ngũ cốc, ổi chín, rau củ quả tươi sống, rau đay, rau mồng tơi và cả rau muống. Một số loại vitamin B12 thường sẽ xuất hiện nhiều ở sò, cua, sữa chua, thịt bò, lòng đỏ trứng…
Thực phẩm giàu kali
Video đang HOT
Hỗ trợ điều chỉnh các loại chất lỏng bên trong cơ thể giúp cân bằng được lượng nước sâu từ bên trong. Nếu như thiếu kali sẽ khiến cho bé bị khô mũi, làm tăng nguy cơ bị chảy máu cam nhanh hơn, nhiều hơn. Nếu mẹ không biết bé bị chảy máu cam nên ăn uống gì để bổ sung kali thì một số thực phẩm như khoai tây, khoai lang, chuối, dưa hấu, đậu đen, bí đỏ, đậu trắng, củ cải, sữa chua…có chứa rất nhiều kali.
(Ảnh minh họa)
Thực phẩm giàu sắt
Đây là thành phần có tác dụng sản xuất máu, bổ sung lượng máu bị mất trong khi bé bị chảy máu cam. Sắt có rất nhiều trong các loại như gan, thịt bò, ngũ cốc, gan, các loại đậu.
Thực phẩm giàu vitamin A
Là thành phần giúp cho các niêm mạc ở mũi, miệng, mắt cũng như đường tiêu hóa luôn khỏe mạnh, giữ ẩm. Hãy cho bé ăn thêm cà chua, xoài, cà rốt, phô mai, trứng gà..để bổ sung vitamin A giúp mũi bé luôn đủ ẩm mẹ nhé!.
Trẻ bị chảy máu cam không nên ăn gì?
Ngoài việc tìm hiểu trẻ chảy máu cam nên ăn gì, mẹ cũng nên tránh một số loại thực phẩm có chứa khả năng kích thích khiến triệu chứng chảy máu cam nghiêm trọng hơn như:
Các loại thức ăn nhanh
Mặc dù là nhóm thức ăn được nhiều trẻ yêu thích nhưng những loại thực phẩm này lại chứa khá nhiều gia vị và chất béo no, làm cho cơ thể bị mất nước. Hơn nữa, thành phần dinh dưỡng trong các loại đồ ăn nhanh cũng có thể làm trẻ bị chướng bụng, đầy hơi, suy dinh dưỡng.
Vì thế, nên tránh một số loại đồ ăn, thực phẩm làm ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình làm đông máu cũng như phục hồi vết thương như snack, đồ hộp, thịt xông khói, xúc xích…
Các loại thực phẩm cay nóng
Các loại thực phẩm cay nóng còn khiến cho tần suất chảy máu cam của trẻ tăng cao hơn. Khi trẻ ăn thực phẩm này sẽ khiến cho cơ thể trẻ dễ bị nóng trong người, mấy nước làm cho bề mặt niêm mạch mũi nhanh chóng bị khô, vỡ hoặc chảy máu.
Trẻ không nên ăn thực phẩm cay nóng. (Ảnh minh họa)
Làm sao để ngăn ngừa chảy máu cam của trẻ?
Nếu bạn muốn bé không còn chảy máu cam nữa, hãy thực hiện theo lời khuyên dưới đây:
- Đừng ngoáy mũi hay dán bất cứ thứ gì lên mũi bé.
- Tránh cho bé xì mũi quá mạnh.
- Sử dụng nước muối (nước muối) xịt mũi, nước muối nhỏ mũi hoặc gel nước muối hai hoặc ba lần một ngày nếu bé cảm thấy ngứa mũi.
- Đặt máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ của bé để giúp mũi của bé không có cảm giác khô bên trong.
- Tránh cho bé uống nước nóng hoặc thức ăn nóng, tắm nước nóng trong vòng ít nhất 24 giờ.
- Cho bé nghỉ ngơi trong vài giờ tới nếu tình trạng chảy máu cam không nghiêm trọng. Nếu bị chảy máu cam nghiêm trọng, cần được sự hỗ trợ từ y tế.
- Nếu mũi của bé nhà bạn bị khô và nứt, hãy bôi gel hoặc thuốc mỡ gốc dầu (ví dụ Vaseline) vào lỗ mũi, thường là hai lần mỗi ngày trong một tuần. Điều này có thể được thực hiện bằng cách sử dụng đầu bông hoặc ngón tay, và chà nhẹ vào bên trong mũi.
Không sử dụng phương pháp này ở trẻ em dưới bốn tuổi vì chúng không có khả năng hợp tác hoặc ngồi yên, và mũi của chúng có thể bị thương.
Lưu ý là nếu trẻ bị chảy máu cam không cầm được máu sau khi đã được áp dụng các biện pháp sơ cứ 20 phút, các bậc phụ huynh cần phải đưa bé đến các cơ sở y tế được thăm khám và xử lý kịp thời.
Ngửa cổ lên khi chảy máu cam, cách xử trí sai lầm nhiều người mắc
Chảy máu mũi hay còn được gọi là chảy máu cam, là tình trạng có máu chảy ra từ một bên hoặc cả 2 bên mũi. Nhiều người thấy chảy máu cam thường ngửa cổ lên để giảm tình trạng chảy máu.
Anh Nguyễn Văn An - Hạ Long, Quảng Ninh, cho biết gần đây anh bị chảy máu cam 2,3 lần/ngày. Anh đã đi kiểm tra sức khỏe, các bác sĩ cho biết nguyên nhân do tình trạng viêm mũi. Mỗi lần chảy máu cam anh An thường ngửa mặt lên trời và lấy bông nhét vào mũi.
Tuy nhiên, các bác sĩ cho rằng đây là thói quen xử trí sai lầm vì khi chảy máu cam phải cúi mặt xuống.
Chị Nguyễn Thị Dung - Hà Đông, Hà Nội kể con gái 4 tuổi của chị thi thoảng vẫn bị chảy máu cam. Chị Dung cho đi khám nhưng cháu không có bệnh lý gì. Tuy nhiên, chị hay mắc phải thói quen là thấy bé chảy máu cam là bảo con ngửa cổ lên để máu ngưng chảy.
Tuần trước, bé chảy máu cam, chị bảo con ngửa mặt lên khiến máu chảy nhiều rơi xuống họng và cháu ho sặc sụa ra máu khiến bà mẹ này hoảng hốt. Qua kiểm tra, các bác sĩ cho biết do tình trạng nóng nắng làm viêm mũi của bé. Lúc này, chị Dung mới biết thói quen xử trí khi con chị chảy máu cam từ trước tới nay là sai.
Hầu hết các trường hợp chảy máu cam đều xuất hiện ở một bên mũi, ít khi xuất hiện ở cả 2 mũi. Đây không phải là một bệnh, mà là triệu chứng chung do nhiều nguyên nhân gây nên.
Ở trẻ em, tỷ lệ chảy máu cam cao gấp 2 lần so với người trưởng thành. Nguyên nhân của chảy máu cam là do vỡ các mạch máu trong mũi, gây ra tình trạng chảy máu.
Chay mau mui có 2 loại, chay mau mui truơc va chay mau mui sau. Chay mau mui truơc xay ra ơ thanh thiêu nien thuơng do chân thuong cay mui va do tiêp xuc vơi moi truơng nong, kho. Chay mau mui sau thuơng xay ra ơ nguơi tren 50 tuôi; ơ nhom tuôi duơi 50, đai đa sô la nam giơi va mọt sô nư giơi do co hiẹn tuơng giam sut estrogen. Mọt sô truơng hơp thì khong co nguyen nhan ro rang.
Chị Huỳnh Thị Bích Hà - cử nhân điều dưỡng, Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM cho biết chảy máu mũi có nhiều nguyên nhân và khi bị chảy máu mũi cách xử lý như thế nào cũng rất quan trọng.
Nguyên nhân gây chảy máu mũi, theo chị Huỳnh Thị Bích Hà - hiện tượng chảy máu mũi có thể do viêm mũi và nhiễm trùng mũi, chấn thương do tác động bên ngoài vết thương mũi hoặc gãy xương mũi.
Không nên ngửa cổ lên khi chảy máu cam
Một số trường hợp có thể do khối u ở mũi. Một số người bị bệnh cao huyết áp, rối loạn đông máu và các bệnh về máu cũng tăng nguy cơ chảy máu mũi. Nguyên nhân gây chảy máu mũi nữa có thể do uống thuốc nào đó.
Khi bị chảy máu mũi, theo chị Hà người bị chảy máu nên ngồi cúi đầu ra trước, dùng ngón cái và ngón trỏ đè thật chặt vào cánh mũi ít nhất 5 phút. Trong lúc đó, người bệnh thở bình thường bằng miệng.
Khi bị chảy máu mũi, tuyệt đối không nằm xuống vì máu sẽ chảy ngược vào phía trong gây sặc, không được ngửa đầu ra sau để tránh máu chảy xuống họng, không được nuốt máu xuống dạ dày sẽ gây kích thích nôn bình tĩnh, không nên hoảng sợ và cần bình tĩnh xử trí.
Để giảm nguy cơ chảy máu mũi, chị Hà cho rằng mọi người không ngoáy mũi, không cho tay vào mũi, không dụi mũi, xì mũi quá mạnh, uống thuốc đều đặn theo toa. Cần tránh rượu bia, gió, bụi, khói, hơi hóa chất, máy lạnh, quạt máy thổi vào mặt, không gắng sức làm việc trong tháng đầu sau mổ, nên tái khám đúng hẹn. Nếu chảy máu mũi trở lại nên đến bệnh viện ngay lập tức.
Nhiều người có thói quen xấu, các bác sĩ cho rằng cần bỏ qua thói quen này vì ngoáy mũi có thể gây kích ứng niêm mạc mũi. Thường xuyên ngoáy mũi sau khi chảy máu mũi sẽ tăng nguy cơ tiếp tục bị chảy máu.
Siêu thực phẩm giá rẻ, sẵn có ở Việt Nam giúp bạn sống thọ Theo các nghiên cứu, bơ là một trong những siêu thực phẩm có thể giúp tăng thêm tuổi thọ của bạn. Chúng ta đều biết rằng chìa khóa để sống lâu là chỉ cần thường xuyên tập thể dục và ăn một chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh, có ít nhất năm phần trái cây và rau quả mỗi ngày....