Trẻ bạc mặt học chữ “đón đầu” lớp 1
“Chạy đua” chuẩn bị vào lớp 1, thời điểm này không ít trẻ đang học mẫu giáo đã phải quay vòng để học chữ theo yêu cầu của bố mẹ. Thậm chí, không ít phụ huynh còn cho con nghỉ học ở trường mầm non, chỉ chuyên tập trung vào học chữ.
Khốn khổ trẻ 5 tuổi luyện chữ
Liên tục hơn một tháng nay, chiều nào cũng vừa rời lớp học là bé Long, đang theo học một trường mầm non ở Q. Tân Bình (TPHCM) lại được bố mẹ cho ăn uống vội vàng rồi “hộ tống” lên xe đến một điểm luyện chữ gần nhà. Cùng với một số bạn, bé học từ 6h30 đến 7h30 tối. Riêng hai ngày cuối tuần, các em học liền 2 ca sáng và chiều.
Chị L.T.K, mẹ bé Long kể những ngày đầu phải đến lớp luyện chữ, bé phản ứng rất dữ, khóc không chịu viết, phải mất mấy buổi làm quen. “Đến giờ thì cháu nó viết được chữ rồi, đọc chữ cái rất trôi. Sắp tới, cô sẽ dạy thêm môn Toán. Có vậy mình mới yên tâm cho cháu vào lớp 1″.
Học chữ trước khi vào lớp 1 có thể làm bé mất hứng thú với việc đến trường. (Ảnh minh họa)
Theo chị K, lý do cho con học chữ trước là sợ khi con vào lớp 1 thua bạn bè vì như chị biết thì nhiều bé cùng lớp cháu Long còn học từ rất lâu. Hơn nữa, chị cho rằng con mình biết rất thông minh, nhanh nhẹn nên muốn con sớm để phát huy khả năng.
Với một lịch học dày đặc không kém, con gái chị M, ngụ ở đường Võ Thị Sáu (Q.3) cùng lúc “luyện” chữ tại hai thầy. Tuần 3 buổi vào ngày chẵn, cháu được bố mẹ gửi tại trung tâm luyện chữ. Còn những ngày lẻ, vợ chồng chị M thuê giáo viên về tận nhà để kèm cặp cho con. Các lịch sinh hoạt, vui chơi, đi công viên của con chị trước đây giờ đều gác lại để đầu tư cho việc học.
Người mẹ tỏ ra rất hứng khởi khi khoe, con gái mình đã đọc vanh vách và làm toán ngon lành cuốn sách lớp 1, tập 1. “Cháu biết trước thế này thì khi vào lớp 1 khỏe re, không phải lo gì hết. Chắc chắn nó hơn hẳn mấy đứa cho xem”, người mẹ tự tin.
Video đang HOT
Chị M còn tỏ ra tiếc nuối, lúc đầu vợ chồng họ còn dự tính cho con nghỉ học ở trường mầm non để chuyên sâu học kiến thức lớp 1 trước. Nhưng do không thu xếp được thời gian trông cháu nên đành “vỡ kế hoạch” chứ nếu không, cô con gái nặng 16 kg của chị M còn được luyện… không kém sĩ tử ôn thi đại học.
Không ít gia đình không có điều kiện cho con học ngoài thì bố mẹ còn làm thay việc thầy cô, cứ buổi tối là ngồi vào bàn học dạy chữ cho con. Hay như anh Trần Văn Lợi, nhà ở Q.12 còn nhờ cô sinh viên ở trọ gần nhà… dạy chữ cho cô con gái 5 tuổi của mình. “Cháu nó chưa thích học nhưng tui nghĩ là cần phải học trước”, anh Lợi nói.
Phản khoa học
Ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM cho hay, thực tế có một số phụ huynh chỉ cho con học lớp mầm, lớp chồi, còn sang lớp lá là cho nghỉ vì “bận” học thêm. Hoặc nhiều trẻ 5 tuổi chỉ đến lớp lá và kỳ 1, còn sang kỳ 2 lại nghỉ ở nhà học chữ để chuẩn bị vào lớp 1.
Điều này rất phản khoa học vì lớp lá là một giai đoạn tạo nền tảng về nhân cách, sức khỏe, kỹ năng rất quan trọng cho trẻ chuẩn bị vào lớp 1. Hiện nay, chương trình giáo dục mầm non mới trẻ được làm quen với chữ viết, con số… nhưng đúng chương trình, mức độ phù hợp với độ tuổi.
Những em có “đầu vào” cao sau đó lại dễ “đuối” hơn các bạn vì tâm lý chủ quan với việc học. (Ảnh chỉ mang tính minh họa)
Trước lo ngại của nhiều phụ huynh rằng nếu không cho con đi học chữ trước thì khi vào lớp 1, các con sẽ không theo kịp bạn bè, ông Sơn phân tích, tâm lý cho con học chữ trước khi vào lớp 1 hình thành nhiều năm nay trong phụ huynh, cùng một lúc thay đổi rất khó. Các trường mầm non, tiểu học cần có các hoạt động tuyên truyền giúp phụ huynh thay đổi nhận thức. Ông giám đốc Sở cũng khẳng định, bản thân ông cũng không cho con học chữ trước và nhấn mạnh: “Theo chỉ đạo của Sở, GV lớp 1 phải dạy trên nền tảng ban đầu trẻ học chữ. GV không được “đốt cháy” giai đoạn”.
TS Trần Lan Hương (đại diện ban soạn thảo bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi thuộc Bộ GD-ĐT) cho hay, nhiều phụ huynh ngộ nhận việc chuẩn bị cho con vào lớp 1 là tập trung vào việc hình thành các kỹ năng học tập như đọc, viết, đếm… những thứ cơ bản trẻ sẽ học ở lớp 1 mà cần phát triển các chức năng tâm sinh lý để đảm bảo cho việc học. Điều này dẫn đến trẻ phải đi học theo sự ép buộc của bố mẹ. Nếu trẻ bị ép học mà không thích thú sẽ gây áp lực lên bán cầu não trái làm trẻ căng thẳng và mất hứng thú với việc học.
Điều cần thiết giai đoạn này là sự chuẩn bị toàn diện cho con về sức khỏe, tâm lý, nhận thức… để con có hứng thú và đảm bảo được việc học. Hãy tạo điều kiện tối đa để con phát triển cơ tay nhỏ như để trẻ tự mặc và cởi được áo, có kỹ năng cắt, nặn, dán, xé và sử dụng được bút thành thạo. Đồng thời, giúp trẻ nhận thức bản thân, tự tin vào khả năng của mình để vững vàng khi rời bố mẹ.
“Dù thấy nhiều cháu cùng tuổi với con mình đã học chữ thêm bên ngoài nhưng vợ chồng tôi nhất quyết không cho cháu học trước. Tôi muốn con mình phát triển thật tự nhiên, không bị gò ép bởi mong muốn của người lớn. Tôi cũng không mua trước sách lớp 1 cho cháu vì muốn giữ cho con sự háo hức, hứng thú để khám phá trong những ngày đầu đến trường”. – Chị Lâm Ái Nghi, ngụ ở đường 43, P.Tân Tạo, Q. Tân Bình, TPHCM có con đang học lớp lá
“Hiện nay, áp lực xét tuyển vào lớp 1 không còn nhưng phong trào PH cho con học chữ trước vẫn rộ lên. Việc ép trẻ học trước là điều không nên vì GV tiểu học là người làm công việc này tốt nhất. PH chưa không lường được rằng nếu người dạy dạy không đúng, sau này để trẻ học lại theo chương trình rất cực”. – Nhà giáo ưu tú Nguyễn Hoa Mai, hiệu trưởng hệ thống trường quốc tế Việt Úc
“Khi những em bắt đầu học chữ rất hứng thú, tập trung với những nét chữ đầu đời thì những em học trước lại rất lơ đãng, chủ quan vì biết rồi. Thời gian đầu, các em có thể hơn các bạn nhưng khi việc học vào nề nếp thì các em đuối hẳn. Những em được học trước sau đó thường là những em kém nhất. Chưa kể, việc PH cho con học trước cũng gây khó khăn cho việc giảng dạy của giáo viên”. -Cô Lê Thanh Sương, GV lớp 1 trường Tiểu học Kim Đồng (Gò Vấp), TPHCM
Theo DT
Xóa áp lực ép trẻ mầm non học chữ!
Từ tháng 3, phụ huynh đổ xô tìm thầy dạy chữ hoặc cho con nghỉ lớp lá để đi học chữ. Hoc chư trươc tuôi... đã trở thành ap lưc cho tre.
Theo thống kê tại quận Tân Phú (TPHCM), đến nay (thang 2/2012) vân còn gần 33% số trẻ năm tuôi chưa ra lớp lá. Hơn một nửa trong số đó được phụ huynh cho học chữ bên ngoài. Bà Chung Bích Phượng, Phó Trưởng phòng Giao duc quân phụ trách mầm non (MN), cho rằng nhiều phụ huynh ngô nhân la không học lớp lá con họ vân đươc vao lớp 1. Họ tìm cách gửi con tạm đâu đó cho đỡ tốn kém rồi cho con đi học chữ để vào lớp 1. Đây la sư ngô nhân đang tiêc, tao ap lưc cho tre va phu huynh, đông thơi anh hương đên chât lương giao duc.
Giao viên lam sai, phu huynh phat hoang
Bà Phượng cho biêt phụ huynh nhiều trường tiểu học phản ánh khi trẻ mới vào lớp 1, giáo viên đã bắt các em viết một bảng thông báo yêu cầu này, yêu cầu kia... hoặc phân loại các em biết chữ và không biết chữ ra để dạy. Chính giáo viên sai nguyên tắc sư phạm, tao ap lưc cho học sinh, dẫn đến phụ huynh phải chuẩn bị cho con đi học chữ.
Tương tư, bà Nguyễn Thị Bích Nga, Phó Trưởng phòng Giáo dục huyện Nhà Bè, cho biết hằng năm đến tháng 3, tháng 4, phụ huynh ồ ạt cho con nghỉ lớp lá để đi học chữ trước khi vào lớp 1. Cô Cao Thị Mai Loan, Hiệu trưởng Trường MN 5, quận Bình Thạnh, ly giai viêc hoc chư trươc do phụ huynh sợ con không theo kịp các bạn khi vào lớp 1. Phụ huynh chưa hiểu việc cho trẻ học chữ trước khiến trẻ sẽ ỷ lai đa biết rồi, ảnh hưởng đến tâm lý tò mò, khám phá, lam các em nhàm chán và không muốn học nữa.
Trẻ cần được trang bị nhiều kỹ năng trong trường MN chứ không chỉ là chữ để vào lớp 1. Trong ảnh:
Phải thay đôi nhận thức
Ngay từ học kỳ một năm học 2011-2012, Phòng Giáo dục quận Tân Phú đã triển khai kế hoạch vân đông phụ huynh, cán bộ quản lý, giáo viên hiểu đúng vai trò của chương trình giao duc mâm non (GDMN), chương trình lớp 1, xóa tình trạng cho trẻ năm tuổi học chữ. Giao viên MN chưa đu sưc giai thich nhâm lẫn nay nên cân co sư tham gia cua ca giao viên lơp 1. Khối lớp lá ở MN và lớp 1 ở tiểu học sẽ là hai khối đươc tâp trung vân đông. Hiện tại Phòng đang tiếp tục vân đông cho phu huynh có con sinh năm 2006 và 2007 ơ khu dân cư để huy động trẻ ra lớp la. Đến tháng 4, giáo viên tiểu học sẽ trực tiếp đi tuyên truyền đến giáo viên và phụ huynh khối lớp lá và chồi tại các trường MN hiểu đúng về chương trình lớp 1. Trường tiểu học nào nằm ở phường nào sẽ phải có trách nhiệm tuyên truyền cho các trường MN trên địa bàn phường đó.
Bà Phượng phân tích hoc sinh lơp la cần được trang bị những kiến thức cơ bản về những kỹ năng sống, môi trường xung quanh, tâm sinh lý phu hơp... chứ không chỉ là chữ. "Giáo viên MN hiểu được lớp 1, lớp 1 hiểu được MN. Từ đó, phụ huynh yên tâm để con hoàn thành lớp phổ cập năm tuổi trước khi vào lớp 1 với đầy đủ kiến thức cơ bản ở khối MN mà không phải lo lắng cho con học chữ trước" - bà Phượng nói.
Bà Bích Nga cho biết ơ Nhà Bè trươc đây chi giai thich cho phụ huynh hiểu đúng về chương trình GDMN, cho học sinh MN tham quan các trường tiểu học trên địa bàn. Năm nay, học kinh nghiệm từ quận Tân Phú, huyện se đưa giáo viên lơp 1 giơi thiêu chương trình lớp 1 cho giáo viên và phụ huynh các trường MN.
Bà Trần Thị Kim Thanh, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM, đánh giá cao cách làm của Phòng Giáo dục quận Tân Phú. Quan trọng nhất là tác động vào phụ huynh, giúp họ hiểu được cho con học ở mức nào là phù hợp. Sở đã đề nghị 23 quận, huyện còn lại tham khảo cách làm ở Tân Phú để áp dụng hợp lý trong quận mình.
Theo Phạm Anh
Pháp luật TPHCM
Hè đến, trẻ "chạy sô" học năng khiếu Không chỉ "ép" con, tranh thủ ng, nhi huynh "đẩy" con tham gia vo hng lopui hy vọngt hiệng ở trẻ. Việc nhi nhé vậyng chỉn tin m bốn vô tìnhọ. Cáng...c Sángn (học cả piano lẫn oc-gan)n tận tra,u gi chiuct, san lớpc vẽ,i li mặt ở lớpca... Đ l lchungn kẽ thi gian hởu Thơng, 7i, connh, ngụ ở P. Tân...