Trẻ 6 tháng tuổi sẽ được vào mầm non công lập

Theo dõi VGT trên

Năm học 2014 – 2015, TP.HCM sẽ là địa phương đầu tiên trên cả nước triển khai thí điểm đề án cho trẻ từ 6 đến 18 tháng tuổi vào mầm non công lập và đến năm học 2016 – 2017 thực hiện đại trà. Thông tin này khiến phụ huynh vui mừng nhưng nhiều người lại lo âu về tính khả thi.

Trẻ 6 tháng tuổi sẽ được vào mầm non công lập - Hình 1

Hiện nay chỉ có các trường mầm non ngoài công lập nhận giữ trẻ từ 6 -18 tháng tuổi – Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Có thể thấy đây là một tín hiệu đáng mừng, thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo TP.HCM đối với việc chăm lo trẻ mầm non. Tuy nhiên, so với điều kiện thực tế vẫn còn nhiều độ vênh giữa mong muốn và thực lực.

15 tỉ đồng thực hiện thí điểm

Xây mới, nâng cấp nhiều trường mầm non

Tại cuộc họp ngày 7.2, Sở GD-ĐT TP.HCM thống nhất với kế hoạch của 24 quận huyện về tập trung đầu tư nâng cấp 56 trường; xây mới 168 trường mầm non, mẫu giáo (trong đó có 17 trường huy động từ nguồn vốn xã hội hóa). Ngoài ra, Sở cũng đề nghị TP cần quan tâm ưu tiên việc xây dựng trường mầm non ở 11 phường chưa có trường mầm non công lập, ưu tiên bố trí vốn để đẩy mạnh tiến độ xây dựng 4 trường mầm non trong KCX – KCN bao gồm KCX Linh Trung 1 (Q.Thủ Đức); KCN Vĩnh Lộc (Q.Bình Tân); KCX Tân Thuận (Q.7); KCN Tân Tạo (Q.Bình Tân).

Cuối năm 2013, vụ hai bảo mẫu ở Q.Thủ Đức, TP.HCM có những hành vi dã man khi cho trẻ ăn đã gây bất bình trong dư luận. Phần lớn các ý kiến cho rằng nguyên nhân sâu xa của thực trạng này là hệ thống trường mầm non công lập không có chỗ cho những trẻ dưới 2 tuổi. Theo thống kê, chỉ có 0,66% trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi đến trường, toàn TP chỉ có 18 trường nhận trông trẻ lứa tuổi này nhưng không có trường nào là công lập.

Trước tình hình trên, tại cuộc họp thường trực Thành ủy TP.HCM vào chiều 7.2.2014, ông Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, nhấn mạnh: “Từ nay đến cuối năm 2015, TP.HCM phải phủ kín điều kiện chăm lo, nuôi dạy cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên”. Đồng thời, Bí thư Thành ủy chỉ đạo Sở GD-ĐT xây dựng ngay kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên mầm non, cơ chế chính sách cho họ và xây dựng đề án có lộ trình nhận giữ trẻ từ 6 tháng tuổi. Quan điểm của lãnh đạo TP.HCM là: “Ưu tiên chăm lo cho tất cả các cháu, không phân biệt thường trú hay KT3, KT4″.

Video đang HOT

Từ thời điểm này, đã có rất nhiều cuộc họp triển khai thực hiện đề án chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non từ 6 – 18 tháng tuổi trên địa bàn TP.HCM từ năm 2014 đến 2020.

Ngày 15.4, đoàn giám sát của HĐND TP.HCM đã có buổi làm việc với Sở GD-ĐT về công tác quản lý đối với giáo dục mầm non, trong đó tập trung vào đề án này. Tại buổi làm việc, bà Trần Kim Thanh, Phó giám đốc Sở GD-ĐT, cho biết Sở đang xây dựng 2 đề án: chăm sóc trẻ mầm non từ 6 đến 18 tháng tuổi và chính sách đầu tư, chế độ hỗ trợ đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên thuộc ngành học này. Năm học 2014 – 2015, TP sẽ triển khai thí điểm từ 1 đến 2 trường mầm non công lập tại mỗi quận huyện: 7, 12, Tân Phú, Thủ Đức, Bình Chánh, Bình Tân, Củ Chi, Nhà Bè; đến năm 2016 – 2017 thực hiện đại trà. Kinh phí thực hiện thí điểm là 15 tỉ đồng.

Thiếu từ con người đến phương tiện

Trong buổi họp ngày 7.2, ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, đã nêu ra không ít khó khăn ở bậc học mầm non. Ông Sơn cho biết TP hiện có 419 trường mầm non công lập với 161.072 trẻ. Trong năm học 2013 – 2014, TP thiếu khoảng 5.000 giáo viên cho các trường mầm non công lập. Năm 2014, nếu các trường tuyển hết 1.300 giáo sinh mầm non tốt nghiệp trong năm (tính cả sinh viên các tỉnh) thì vẫn còn thiếu 3.700 giáo viên. Đến năm 2015, với sự đầu tư xây dựng trường lớp, sẽ thiếu 4.400 giáo viên. Trung bình mỗi năm TP cần bổ sung khoảng 3.000 giáo viên mầm non.

Còn trong buổi làm việc với đoàn giám sát của HĐND TP.HCM, bà Trần Kim Thanh cho biết vẫn còn 11 phường chưa có trường mầm non công lập, nhiều quận huyện phải xây trường mầm non liên phường vì không còn đất. Số trường lớp công lập chỉ đáp ứng được 52% tổng số trẻ. Hiện nay, các trường cũng không có phòng học dành riêng cho trẻ từ 6 tháng đến 18 tháng tuổi; chưa có các trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi cho trẻ ở độ tuổi này.

Bà Thanh cho hay trong năm học 2014 – 2015 dự báo sẽ cần thêm 3.000 giáo viên mầm non. Tuy nhiên, khó khăn không chỉ nằm ở số lượng mà chính ở chất lượng. Theo bà Thanh, chương trình đào tạo của các trường sư phạm hiện nay chưa chú trọng việc dạy giáo viên mầm non những kỹ năng chăm sóc trẻ từ 6 – 18 tháng tuổi. Ngoài ra, các trường mầm non công lập hầu như không nhận trẻ ở độ tuổi này nên sinh viên không có chỗ kiến tập, thực tập. Vì thế, giáo viên hiện nay rất thiếu kiến thức, kỹ năng chăm sóc trẻ nhỏ.

Theo TNO

Trẻ 6 tháng tuổi sẽ được vào mầm non công lập: Chủ trương hay nhưng khó mở rộng

Ai cũng thừa nhận để các trường mầm non công lập nhận giữ trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên là một chủ trương hay. Vấn đề đặt ra liệu có tính bền vững không? Nhà nước có đủ sức để thực hiện được điều này không hay cần có một cách làm khác khả thi hơn?

Trẻ 6 tháng tuổi sẽ được vào mầm non công lập: Chủ trương hay nhưng khó mở rộng - Hình 1

Phòng học dành cho trẻ từ 24 tháng của Trường mầm non Phượng Hồng (Q.Tân Phú) sẽ được sửa chữa trong hè để năm học mới nhận giữ trẻ từ 6 tháng tuổi - Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Chỉ còn vài tháng nữa, 8 quận huyện của TP.HCM sẽ triển khai thí điểm đề án cho trẻ từ 6 - 18 tháng tuổi vào mầm non công lập. Ghi nhận của Thanh Niên cho thấy, có rất nhiều khó khăn ở các quận huyện này, nhất là lực lượng giáo viên và cơ sở vật chất.

Thiếu giáo viên phù hợp

H.Nhà Bè sẽ thí điểm ở Trường mầm non Họa Mi và Đồng Xanh. Theo ông Nguyễn Trung Khánh, Trưởng phòng Giáo dục huyện, hai trường đều có thêm phòng học mới nhưng khó khăn nhất hiện nay là giáo viên, vì Nhà Bè có 8 trường mầm non thì trước đây chỉ một trường nhận trẻ 18 - 35 tháng tuổi nên ít có giáo viên đủ kinh nghiệm dạy trẻ lứa tuổi nhỏ. Phòng Giáo dục có đề án đưa khoảng 70 người (tại địa phương) học trung cấp mầm non 2 năm. "Nếu ổn thỏa, lứa giáo viên này sẽ đi học vào tháng 9 tới và phải 2 năm sau mới học xong và phục vụ tại địa phương. Thật tình chương trình thí điểm chúng tôi có thể làm tốt nhưng chúng tôi lo lắng là khi áp dụng đại trà. Bởi vì khi đó phải cần lượng lớn giáo viên có khả năng chăm sóc được những trẻ ở độ tuổi 6 - 18 tháng", ông Khánh nói thêm.

Trẻ 6 tháng tuổi sẽ được vào mầm non công lập: Chủ trương hay nhưng khó mở rộng - Hình 2
Nên có quy hoạch cho từng địa phương và ưu tiên tập trung cho người lao động nghèo, khó khăn. Về mặt quản lý thì nên chăng tận dụng sức mạnh trường ngoài công lập cùng với đó là có biện pháp quản lý hợp lý để đảm bảo chất lượng. Chứ nhà nước không nên ôm và cũng không thể ôm xuể Trẻ 6 tháng tuổi sẽ được vào mầm non công lập: Chủ trương hay nhưng khó mở rộng - Hình 3Ông Hồ Hoàng Minh, nguyên Phó phòng Giáo dục Q.Tân Bình, TP.HCM

H.Bình Chánh sẽ thí điểm ở một trường mới xây dựng xong, gần Khu công nghiệp Vĩnh Lộc với 8 phòng học. Ông Nguyễn Trí Dũng, Trưởng phòng Giáo dục huyện, cho biết khi các trường mầm non tiếp nhận trẻ 6 - 18 tháng tuổi thì số giáo viên, bảo mẫu, cấp dưỡng sẽ thiếu rất nhiều. Khi áp dụng đại trà, huyện sẽ rất "khát" giáo viên mầm non. Phòng giáo dục huyện này cũng đang gửi gần 100 người tại địa phương đi học trung cấp mầm non.

"Quy định thì phải chấp hành" !

Ông Ngô Xuân Đông, Trưởng phòng Giáo dục Q.7, cho biết bước đầu quận tổ chức thí điểm một lớp với khoảng 15 trẻ tại Trường mầm non 19 Tháng 5. "Nói thật là nuôi giữ trẻ 6 tháng tuổi khó lắm, vừa làm vừa rút kinh nghiệm chứ không biết sao để nói. Chỉ với số lượng trẻ ít như vậy mà đã cần từ 4 đến 6 giáo viên/lớp nên cũng không dám chiêu sinh rộng rãi", ông Đông tâm tư. Khi triển khai thực hiện đề án, theo ông Đông, khó khăn nhất vẫn là cơ sở vật chất vì số phòng học đã cố định, mở thêm lớp này thì phải giảm nhóm tuổi khác trong khi các trường đang phải ưu tiên nhận 100% trẻ 5 tuổi. Bên cạnh đó, để nuôi nhóm trẻ này còn phải chuẩn bị phòng để trong ngày mẹ đến cho trẻ bú sữa mẹ...

Q.Tân Phú bắt đầu thí điểm ở Trường mầm non Hoa Anh Đào và Phượng Hồng. Mỗi trường nhận một lớp với 12 trẻ, có 4 giáo viên phụ trách. Bà Chung Bích Phượng, Phó trưởng phòng Giáo dục Q.Tân Phú, cho biết: "Các trường đang đề xuất kinh phí trang bị trang thiết bị, sửa chữa cơ sở vật chất phòng học để phù hợp cho lứa tuổi như sàn nhà, nệm ngủ, đồ chơi...".

Bà Bùi Thị Minh Nguyệt, Phó phòng Giáo dục Q.3, khẳng định: "Quy định thì phải chấp hành, phải làm nhưng phải có thời gian chứ đến năm 2015 thì không kịp vì hiện Q.3 đang thiếu giáo viên, phòng ốc không đủ. Hiện tại giáo viên thiếu quá trời, ưu tiên giáo viên đạt chuẩn cho nhóm trẻ 5 tuổi, còn lại các nhóm tuổi khác có khi phải lấy bảo mẫu lên làm công việc của giáo viên. Đã quyết tâm thì phải làm nhưng làm tới đâu hay tới đó vì việc phổ cập trẻ 5 tuổi các trường đã gặp nhiều áp lực".

Theo ông Lê Nguyên Vịnh, Trưởng phòng Giáo dục Q.11, quận có 17 trường mầm non công lập, chỉ đáp ứng hơn 60% nhu cầu trẻ học mẫu giáo, hơn 20% nhà trẻ, giờ triển khai nhóm nhỏ thì khó lòng xây kịp trường. Ông Vịnh nói tiếp: "Thực tế quận đã khó khăn về phòng học, giáo viên thiếu, không có nguồn tuyển. Đặc biệt là khối trường ngoài công lập. Giờ thành phố chỉ đạo thì phải làm. Chúng tôi "xí" phần đất 2 trạm trung chuyển rác của thành phố ở phường 5 và phường 7 để xây dựng trường. Hy vọng khi có chỉ thị về mầm non như vậy, thành phố sẽ quan tâm mà di dời 2 đơn vị trên".

"Ngân sách nhà nước không đủ sức"

Khi đoàn giám sát của HĐND TP.HCM làm việc với Sở GD-ĐT vào ngày 15.4 về đề án, bà Nguyễn Thị Huyền Nhung, Phó trưởng phòng Kế hoạch văn xã Sở Kế hoạch - Đầu tư TP.HCM, nêu ý kiến: "Nếu tập trung đầu tư phát triển trường công lập sẽ làm tăng chi phí quản lý, cồng kềnh bộ máy hoạt động. Thay vào đó, nhà nước chỉ cần ban hành các chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho các trường ngoài công lập hoạt động sẽ đạt hiệu quả cao hơn".

Đồng quan điểm, ông Huỳnh Công Hùng, Trưởng ban Văn hóa xã hội, HĐND TP khẳng định: "Ngân sách nhà nước không đủ sức bao cấp hết cho trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi". Ông Hùng đề nghị: "Chủ trương của UBND TP là trong thời gian sắp tới, những trường mầm non xây mới sẽ tập trung ưu tiên cho nhóm trẻ từ 6 - 18 tháng tuổi chứ không rải đều từ nhà trẻ đến lớp lá như hiện nay. Riêng đối với những địa bàn đã có trường mầm non công lập đang hoạt động sẽ không cấp thêm ngân sách xây trường công lập, thay vào đó ưu tiên nguồn xã hội hóa và các nguồn vay từ vốn kích cầu để xây dựng".

Ông Hồ Hoàng Minh, nguyên Phó phòng Giáo dục Q.Tân Bình, cho biết: "Chủ trương này đáp ứng nhu cầu của một bộ phận phụ huynh học sinh, nếu như làm được thì quá hay nhưng không thể làm vội vàng được". Theo ông Minh, còn nhiều khó khăn như với trường lớp hiện nay thì lứa tuổi 24 tháng trở lên còn không đủ chỗ học. Hiện vẫn thiếu hàng ngàn giáo viên. "Nếu bây giờ chạy theo đào tạo đủ số lượng qua các lớp ngắn hạn, liên kết này kia mà không đảm bảo chất lượng thì nguy hại vô cùng. Đội ngũ này sẽ tác động một phần đến sự phát triển 5 năm đầu đời của trẻ có giá trị định hình 3/4 cuộc đời. Nên có quy hoạch cho từng địa phương và ưu tiên tập trung cho người lao động nghèo, khó khăn. Về mặt quản lý thì nên chăng tận dụng sức mạnh trường ngoài công lập cùng với đó là có biện pháp quản lý hợp lý để đảm bảo chất lượng. Chứ nhà nước không nên ôm và cũng không thể ôm xuể", ông Minh đề nghị.

Lãnh đạo một phòng giáo dục thẳng thắn: "Ngay chuyện muốn đào tạo giáo viên thì cũng cần ít nhất 18 tháng cho trình độ trung cấp. Từ nay đến năm 2015 đâu còn nhiều thời gian mà với chế độ chính sách cho giáo viên mầm non như hiện nay thì khó lòng thu hút".

Trong khi đó, bà Nguyễn Kim Dung, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, nhìn nhận: "Dự án thể hiện sự tích cực của thành phố. Khả thi hay không cần có sự cương quyết, quá trình chuẩn bị kỹ càng và cần có sự đồng bộ của các cấp, ban ngành. Ở một số nước, họ có dự báo số lượng trẻ, lứa tuổi cụ thể, trường nào phù hợp và lứa tuổi nào thì nhà nước hoặc tư nhân thực hiện".

Theo TNO

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Vương Nhất Bác nổi giận với chiêu trò "gây chiến" của BTC Đêm hội Weibo, bất mãn bỏ vào cánh gà đứng đến hết sự kiện?Vương Nhất Bác nổi giận với chiêu trò "gây chiến" của BTC Đêm hội Weibo, bất mãn bỏ vào cánh gà đứng đến hết sự kiện?
4 giờ trước
Hoa hậu Quế Anh nói gì khi bị cho kém tinh tế, "tranh lời" NSND Đào Bá Sơn?Hoa hậu Quế Anh nói gì khi bị cho kém tinh tế, "tranh lời" NSND Đào Bá Sơn?
5 giờ trước
Trấn Thành phát biểu nhận giải: "Cảm ơn bạn gái cũ đã cho tôi bài học"Trấn Thành phát biểu nhận giải: "Cảm ơn bạn gái cũ đã cho tôi bài học"
5 giờ trước
1 sao nữ "trốn" Đêm hội Weibo suốt 1 tiếng, đi chụp trộm dàn sao hot nhất Cbiz1 sao nữ "trốn" Đêm hội Weibo suốt 1 tiếng, đi chụp trộm dàn sao hot nhất Cbiz
5 giờ trước
Chiến thắng bất ngờ của DJ Mie với tiết mục Đi giữa trời rực rỡChiến thắng bất ngờ của DJ Mie với tiết mục Đi giữa trời rực rỡ
4 giờ trước
4 đại mỹ nhân Trung Quốc chung khung hình tại Đêm Hội Weibo 2025: Nhan sắc phong thần viral khắp MXH4 đại mỹ nhân Trung Quốc chung khung hình tại Đêm Hội Weibo 2025: Nhan sắc phong thần viral khắp MXH
2 giờ trước
Đừng vứt lá mướp đi, nó được ví như 'nhân sâm của người nghèo' nếu biết những công dụng nàyĐừng vứt lá mướp đi, nó được ví như 'nhân sâm của người nghèo' nếu biết những công dụng này
5 giờ trước
Tranh cãi cú đánh "xấu xí" của tay vợt pickleball số 1 thế giới nhằm vào Quang DươngTranh cãi cú đánh "xấu xí" của tay vợt pickleball số 1 thế giới nhằm vào Quang Dương
2 giờ trước

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

2 năm trước
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

2 năm trước
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

2 năm trước
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

2 năm trước
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

2 năm trước
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

2 năm trước
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

2 năm trước
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

2 năm trước
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

2 năm trước
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

2 năm trước
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

2 năm trước
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

2 năm trước
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Album WeChoice Awards 2024 đạt thành tích khủng sau 24 giờ phát hành, netizen nức nở lời khen!

Album WeChoice Awards 2024 đạt thành tích khủng sau 24 giờ phát hành, netizen nức nở lời khen!

Hơn 24 tiếng kể từ thời điểm track cuối của album WeChoice Awards được lên sóng, toàn bộ album đã cán mốc 1 triệu lượt xem trên YouTube
1 cặp đôi phim giả tình thật công khai tình cảm trước hàng triệu người: Nhà gái đẹp như búp bê, nhà trai làm gì cũng hot

1 cặp đôi phim giả tình thật công khai tình cảm trước hàng triệu người: Nhà gái đẹp như búp bê, nhà trai làm gì cũng hot

Hậu trường phim

3 phút trước
Cặp đôi không chỉ sánh bước ngọt ngào mà 10 ngón tay còn đan vào nhau trong suốt hành trình thảm đỏ. Từ khóa Vương Hạc Đệ - Điền Hi Vi 10 ngón tay đan nhau đạt tới 80 triệu lượt xem.
Ý kiến trái chiều về tù nhân cứu hỏa trong cháy rừng tại Mỹ

Ý kiến trái chiều về tù nhân cứu hỏa trong cháy rừng tại Mỹ

Thế giới

4 phút trước
Số tù nhân tham gia cứu hỏa đã tăng đều đặn kể từ ngày 7/1, khi các đám cháy chết người bắt đầu lan rộng không kiểm soát khắp Los Angeles.
Chi 12 triệu, chồng tự tay trang trí Tết sớm cho vợ chụp ảnh

Chi 12 triệu, chồng tự tay trang trí Tết sớm cho vợ chụp ảnh

Sáng tạo

15 phút trước
Vì yêu thích các dịp lễ như Tết Nguyên đán, năm nào chị Oanh cũng không tiếc tiền đầu tư trang trí nhiều góc trong nhà để chụp ảnh.
Thực đơn cơm tối cuối tuần chỉ 3 món dễ nấu nhưng ngon vô cùng

Thực đơn cơm tối cuối tuần chỉ 3 món dễ nấu nhưng ngon vô cùng

Ẩm thực

44 phút trước
Để không phải nghĩ tối nay ăn gì thì thực đơn cơm tối với các món quen thuộc theo mùa dưới đây sẽ giúp bạn và gia đình có một bữa cơm ngon miệng ấm áp.
Con gái về thăm, ông bố ở Hải Dương chạy ra đón, vui hơn bắt được vàng

Con gái về thăm, ông bố ở Hải Dương chạy ra đón, vui hơn bắt được vàng

Netizen

46 phút trước
Cách đây ít ngày, chị Phan Thị Huệ (SN 1991, Hải Dương) về thăm bố mẹ như thường lệ. Như bao lần khác, ông Phan Văn Nam (SN 1969, Hải Dương) - bố chị Huệ lại vui mừng chạy ra đón con gái.
Tựa game "mũi nhọn" của Riot nhận kết cục "bi thảm", khán giả so sánh với LMHT

Tựa game "mũi nhọn" của Riot nhận kết cục "bi thảm", khán giả so sánh với LMHT

Mọt game

1 giờ trước
Tựa game rất được Riot ưu ái, đến mức bỏ xó cả LMHT nhưng nay lại đang nhận kết cục thê thảm . Tựa game mũi nhọn của Riot nay đã chính thức thua xa LMHT
Gia Lai: Phát hiện, xử lý nhiều vụ tàng trữ, vận chuyển pháo hoa nổ trái phép

Gia Lai: Phát hiện, xử lý nhiều vụ tàng trữ, vận chuyển pháo hoa nổ trái phép

Pháp luật

1 giờ trước
Bị bắt quả tang, đối tượng là Lê Tấn Phụng, (SN 1989, trú tại tổ 8, phường Phù Đổng, TP. Pleiku) khai đang chở số pháo trên giao cho một đối tượng ở Chư Pưh.
Đình Triệu "vô đối" ở cuộc bầu chọn vào đội hình tiêu biểu ASEAN Cup 2024

Đình Triệu "vô đối" ở cuộc bầu chọn vào đội hình tiêu biểu ASEAN Cup 2024

Sao thể thao

2 giờ trước
Đình Triệu dẫn đầu cuộc bầu chọn Thủ môn hay nhất ASEAN Cup 2024 do cổ động viên lựa chọn trên trang chủ của Ban tổ chức.
Bị vợ đuổi khỏi nhà, người đàn ông 62 tuổi đi bộ 500km về quê

Bị vợ đuổi khỏi nhà, người đàn ông 62 tuổi đi bộ 500km về quê

Lạ vui

2 giờ trước
THÁI LAN - Người đàn ông 62 tuổi đã đi bộ quãng đường 500km để trở về quê, sau khi bị vợ và con riêng của bà đuổi ra khỏi nhà.
Khoảnh khắc "viral" MXH tại Đêm hội Weibo 2024: Triệu Lệ Dĩnh rơi nước mắt khi cùng Thẩm Đằng lên ngôi King - Queen

Khoảnh khắc "viral" MXH tại Đêm hội Weibo 2024: Triệu Lệ Dĩnh rơi nước mắt khi cùng Thẩm Đằng lên ngôi King - Queen

Sao châu á

2 giờ trước
Khoảnh khắc Triệu Lệ Dĩnh và Thẩm Đằng chính thức được gọi tên trở thành King - Queen nhanh chóng leo Top 1 và 2 từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất trên Weibo.