Trẻ 5 tuổi tự nhiên ngất, bác sĩ cảnh báo thói quen dễ mắc
Sau khi ho sốt 3 ngày khiến trẻ ăn uống kém, thường xuyên ăn sáng muộn. Khoảng 9h30 phút sáng ngày 21/6, trẻ tự nhiên ngất.
Trẻ 5 tuổi tự nhiên ngất, bác sĩ cảnh báo thói quen dễ mắc
Khoa Nhi – Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng vừa tiếp nhận bệnh nhi D.Q.V 5 tuổi, nhập viện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi đáp ứng chậm, ho có đờm.
Theo lời người nhà kể, trẻ xuất hiện ho sốt 3 ngày nay ăn uống kém, trẻ ở nhà thường xuyên ăn sáng muộn, khoảng 9h30 phút sáng ngày 21/6, trẻ tự nhiên ngất xỉu được người nhà đưa vào viện ngay.
Được các bác sĩ thăm khám làm các xét nghiệm cận lâm sàng, bệnh nhi được chẩn đoán: Hạ đường huyết/ viêm phế quản.
Hạ đường huyết ở trẻ em hay còn gọi là đường huyết thấp là tình trạng lượng đường trong máu giảm xuống dưới mức bình thường. Các triệu chứng của bệnh thường kết hợp với các rối loạn chức năng khác như trẻ cảm thấy đói cồn cào, co thắt dạ dày, chân tay bủn rủn, mệt lả…
Hạ đường huyết không chỉ xảy ra ở người lớn, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng có thể gặp phải. Hạ đường huyết có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được chẩn đoán và chữa trị kịp thời.
Các bác sĩ chuyên khoa nhi cho biết, nguyên nhân gây hạ đường huyết ở trẻ em phần lớn là do chế độ ăn uống không đầy đủ, không đúng bữa.
Video đang HOT
Trẻ em thường mải chơi quên ăn, đặc biệt trong lúc các bé nghỉ hè, thời gian ngủ, nghỉ của các bé không theo giờ giấc, có trẻ sẽ ngủ quên đến trưa, ăn uống không điều độ đúng giờ, nhất là những trẻ đang bị ốm, ăn uống kém nhiều ngày.
Khi trẻ bị đói sẽ khiến lượng đường huyết trong máu giảm và thân nhiệt của trẻ dễ hạ thấp, nếu không kịp thời cho trẻ ăn và bổ sung dinh dưỡng sẽ khiến lượng đường huyết của trẻ nhanh chóng bị suy giảm.
Theo GS-TS Nguyễn Công Khanh, BV Nhi Trung ương, trẻ bị hạ đường huyết thường có vẻ mặt hốt hoảng, run rẩy, co giật, li bì. Ở thể nặng nhiều trẻ sẽ rơi vào tình trạng suy hô hấp, ngừng thở, tím tái…
Do đó, các bác sĩ nhấn mạnh, khi thấy trẻ có vẻ mặt hốt hoảng, vã mồ hôi, da xanh tái, run rẩy, khó chịu cáu gắt, đói cồn cào, mệt mỏi, đánh trống ngực, trẻ nhỏ hơn thì khóc lè nhè kèm ngủ gà gật… đó có thể là những dấu hiệu hạ đường huyết mà bố mẹ cần chú ý.
Đối với trẻ lớn, khi phát hiện dấu hiệu trẻ bị hạ đường huyết, cha mẹ cần cho con ăn ngay, các loại thức ăn như bột, cháo, sữa…Những ngày sau, nên cho trẻ ăn nhiều bữa, chia đều khoảng thời gian trong ngày để cho trẻ ăn.
Đối với những trẻ đẻ non 35-36 tuần hoặc đẻ đủ tháng, mẹ cần cho con bú sớm ngay sau khi đẻ. Nếu trẻ không bú được cần được bác sĩ chăm sóc bằng việc truyền dung dịch đường.
Hạ đường huyết ở trẻ sẽ không quá nguy hiểm nếu như người lớn biết cách nhận biết và có biện pháp xử trí kịp thời. Khi trẻ có các biểu hiện nghi ngờ bị hạ đường huyết, người lớn cần theo dõi trẻ và đưa trẻ đến khám sớm tại các cơ sở y tế gần nhất.
Trẻ đối diện với cái chết do mang căn bệnh 13% dân số mang gen bệnh
Trẻ nhập viện trong tình trạng hôn mê, co quắp chân tay; hiện tại bệnh nhân vẫn trong tình trạng nặng đang được theo dõi điều trị tích cực tại khoa Cấp cứu Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng.
Bệnh nhi vẫn đang trong tình trạng nguy kịch.
Ngày 11/6, Khoa Cấp Cứu, Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng tiếp nhận bệnh nhân P.T.L (10 tuổi, trú tại TP Cao Bằng) nhập viện trong tình trạng hôn mê, co quắp chân tay.
Sau thăm khám và làm các xét nghiệm cận lâm sàng, hội chẩn cùng bác sĩ chuyên khoa nhi kết luận chẩn đoán: Hôn mê chưa rõ nguyên nhân/suy tim/ thiếu máu huyết tán.
Hiện tại bệnh nhân vẫn trong tình trạng nặng và đang được theo dõi điều trị tích cực tại khoa Cấp cứu.
Theo người nhà cho biết, trẻ có tiền sử mắc bệnh thiếu máu huyết tán (Thalassemia) đã được điều trị nhiều năm, được điều trị theo liệu trình của các bác sĩ chuyên khoa, đã được can thiệp cắt lách.
Ngoài ra, bé còn có tiền sử bệnh lý suy tim đã được chẩn đoán điều trị tại tuyến Bệnh viện Nhi Trung ương, khoảng tháng 1/2021 bệnh nhân bị nhồi máu não cấp. Với rất nhiều bệnh lý nền phức tạp như vậy nên tiên lượng trẻ rất nặng.
Bệnh Thalassemia hay còn gọi là bệnh tan máu bẩm sinh (TMBS), thiếu máu huyết tán là do tan máu di truyền. Bệnh có hai biểu hiện nổi bật là thiếu máu và ứ sắt trong cơ thể, nên bệnh nhân phải điều trị suốt đời, nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ, sẽ có nhiều biến chứng làm bệnh nhân chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động.
Các bác sĩ chuyên khoa Nhi cho biết, bệnh thiếu máu huyết tán (Thalassemia), là tình trạng thiếu máu huyết tán di truyền hoặc bẩm sinh với dấu hiệu điển hình là thiếu máu.
Theo TS Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương, Việt Nam hiện có khoảng 13 triệu người, tương đương 13% dân số, mang gene bệnh thiếu máu huyết tán.
Trong đó, tỷ lệ người dân đồng bào dân tộc miền núi chiếm tỷ lệ khá cao, từ 20- 40%. Mỗi năm có khoảng hơn 8.000 trẻ em sinh ra bị bệnh thiếu máu huyết tán, trong đó khoảng hơn 2.000 trẻ bị bệnh nặng. Cao Bằng cũng là một trong những địa phương có tỷ lệ trẻ bị mắc căn bệnh này cao.
Tỷ lệ người dân mang gene bệnh thiếu máu huyết tán ở vùng miền núi, đặc biệt là ở các đồng bào dân tộc thiểu số cao, một trong những nguyên nhân chính là do kết hôn cận huyết.
Theo báo cáo của ngành Y tế, hiện Việt Nam đã có những nỗ lực lớn song việc điều trị mới chỉ giúp cải thiện tốt cuộc sống của người bệnh chứ không thể chữa khỏi bệnh.
Chất lượng sống của các bệnh nhân bị thiếu máu huyết tán rất thấp, số tử vong lớn. Qua báo cáo, từ năm 2001 đến nay, có tới 20% bệnh nhân chết ở lứa tuổi từ 6 - 7, nhiều em tử vong ở độ tuổi 16- 17, hầu hết các bệnh nhân mắc bệnh nặng không có cơ hội xây dựng gia đình.
Bệnh diễn biến mạn tính và có nhiều biến chứng trên bệnh nhân điều trị kéo dài như: ứ đọng sắt, nhiễm trùng, biến dạng xương, lách to, chậm phát triển, các bệnh lý của tim, trong đó biến chứng suy tim là một trong những nguyên nhân gây tử vong chính ở bệnh nhân thể nặng. Nguyên nhân là do ứ đọng sắt quá mức trong cơ tim, gây suy tim xung huyết và loạn nhịp tim.
Do đó, các chuyên gia khuyến cáo khi phát hiện trẻ mắc bệnh lý Thalassemia gia đình cần đến cơ sở y tế khám và điều trị bệnh. Xin ý kiến tư vấn của chuyên gia về chăm sóc và theo dõi trẻ tại gia đình. Từ đó giúp hạn chế tối đa những biến chứng của bệnh đem lại.
Kinh nghiệm của thế giới cho thấy, có thể phòng bệnh hiệu quả tới 90-95% bằng các biện pháp như tư vấn và khám sức khỏe trước hôn nhân để xác định xem cá nhân có mang gene bệnh hay không, từ đó giúp cho họ có sự lựa chọn đúng đắn về hôn nhân cũng như quyết định mang thai và sinh đẻ nhằm sinh ra những đứa con không mắc bệnh Thalassemia.
Để hạn chế tỷ lệ mắc cho con mình sau này, cách chuyên gia khuyến cáo, các cặp đôi nên thực hiện thăm khám tiền hôn nhân để làm các xét nghiệm phát hiện bệnh Thalassemia trước khi quyết định kết hôn.
Nếu cả hai bố mẹ mang gen bệnh trước khi mang thai cần được tư vấn kỹ lưỡng để cân nhắc khi sinh con; nếu cả hai bố mẹ mang gen bệnh khi có thai nên được chẩn đoán và tư vấn từ bác sĩ khi thai được 12-18 tuần.
TS. Nguyễn Thị Thu Hà, Giám đốc Trung tâm Thalassemia, Viện Huyết học, Truyền máu Trung ương cho biết, hiện nay, các cặp vợ chồng mang gen Thalassemia có thể thụ tinh trong ống nghiệm và chẩn đoán Thalassemia trước chuyển phôi, đồng thời còn có thể lựa chọn phôi phù hợp HLA với anh/chị bị bệnh, để sau khi em bé ra đời sẽ có kế hoạch lưu trữ máu dây rốn phục vụ ghép tế bào gốc cho anh/chị.
"Trước khi mang thai, các cặp vợ chồng mang gen Thalassemia cần gặp bác sỹ chuyên khoa để được tư vấn lựa chọn phương pháp chẩn đoán trước sinh phù hợp", bác sỹ Hà nêu.
Cảnh báo làm việc quá sức ngày nắng và tắm muộn có nguy cơ đột quỵ Trong những ngày hè nóng nực, công việc bận rộn, nhiều người thường có thói quen tắm khuya. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng việc tắm khuya tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe. Tắm đêm với nguy cơ đột qụy Mới đây Khoa Cấp cứu - Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng đã tiếp nhận...