Travel blogger giúp người Sài Gòn ấm lòng mùa dịch
Hàng trăm tấn rau củ, hàng nghìn bữa cơm và nhiều việc ý nghĩa khác được các travel blogger sẻ chia đến bệnh viện dã chiến, khu phong tỏa Sài Gòn…
Rạng sáng, tranh thủ chợp mắt trên sàn nhà kho đôi phút, Lê Quang Long (29 tuổi) giật mình vì tiếng chuông điện thoại không dứt. Gọi lại số điện thoại của tài xế xe tải chở rau củ, Long nhận được câu trả lời “Anh bận rồi không đi được nữa đâu. Hôm qua tưởng đi 8-9 tấn hàng nên giá đó, giờ 15 tấn thì lên 2 triệu nữa em”. Lo cho số lượng lớn rau củ từ Đà Lạt về, Long cuống cuồng gọi biết bao người quen nhờ hỗ trợ. May mắn, một chủ xe đồng ý chở hàng cho nhóm với giá rẻ hơn, đưa rau kịp về Sài Gòn khi trời tối.
Từng túi rau củ được gửi vào khu cách ly. Long cho biết nhóm cần nhất sự sẻ chia và tham gia của những tình nguyện viên.
.
Là blogger du lịch, nhưng cũng là trưởng nhóm thiện nguyện “Những bước chân xanh”, Long cho biết mình không ngại bốc vác. Sau khi chạy xe lòng vòng đi phát quà, cả nhóm 8 người bốc dỡ hàng chục tấn rau, trong cơn mưa như trút ở Sài Gòn. Tới 1h sáng khi chỉ còn một tiếng xe tải phải di chuyển, hàng mới xếp được ba phần tư, các thành viên xuống sức, tay chân mỏi nhừ, Long gọi đó là “vỡ trận”. Nhưng tới sáng sớm hôm sau, từng gói thực phẩm của các mạnh thường quân lại được nhóm chuyển tới các bệnh viện dã chiến, khu phong tỏa, tận tay những người có hoàn cảnh khó khăn, vẫn 8 con người ấy như không biết mệt mỏi.
Nhóm cũng tổ chức thêm quỹ “Bếp Sài Gòn”, để mỗi tối gửi 1.000 phần cơm tới những người vô gia cư, những hộ gia đình nghèo khó và cả những sinh viên kẹt ở vùng dịch. Có lần, Long gặp chị Thành, người phụ nữ nhặt ve chai cùng con 12 tuổi bị đuổi ra khỏi phòng trọ, ngay khi dịch bệnh đang căng thẳng. Nhận hộp thơm, chị vừa bón cho con vừa rơm rớm nước mắt. Ngày hôm sau cả nhóm đã tìm được một phòng trọ còn trống nhưng 4 ngày liên tục đi tìm không thấy không thấy hai mẹ con chị Thành đâu, vì họ di chuyển liên tục lại không có điện thoại. Đến ngày thứ 5, cả nhóm vỡ òa niềm vui khi gặp lại chị, đưa đi xét nghiệm SARS-CoV-2 và chuyển nhà thành công.
“Tuổi trẻ đã ngao du bốn phương, trở về với Sài Gòn trong những ngày mùa hè nắng mưa bất chợt, lặng lẽ, u buồn và nguy khó. Mình sẽ cố gắng ghi lại những ngày thật đẹp về thành phố và cũng dùng 200% sức lực để không ai bỏ lại phía sau”, Long ồm ồm nói sau lớp khẩu trang ướt mưa che kín nửa khuôn mặt.
Video đang HOT
Không chỉ Quang Long, một blogger du lịch nổi tiếng của Sài Gòn nhiều ngày bận bịu từ 5h sáng đến 12h đêm, vừa ghi lại phóng sự những ngày chống dịch, vừa tranh thủ bốc vác, phát quà cho người khó khăn.
“Chúng ta có công việc để làm, có điều kiện để xoay sở trong đại dịch nhưng với người nghèo, người vô gia cư thì không. Mình không có quá nhiều tiền nhưng có thể góp sức lực, giống bao người trẻ khác của thành phố vẫn âm thầm đóng góp. Tất cả đoàn kết chung tay làm mình vui lắm”, anh cười và nói.
Có những ngày anh đăng ký làm tình nguyện viên của nhóm “Bánh mì Sài Gòn”, trao tận tay hàng nghìn ổ bánh mì kẹp và nước tới những người vô gia cư. Phần lớn nhóm đều phải đi buổi tối lúc 7-12h khi người vô gia cư đã ở yên chỗ ngủ. Hay những ngày khác lại làm tình nguyện viên của “Áo ấm biên cương”, dành những phần quà như gạo, nước mắm, nước tương tới những công nhân đang bị cách ly trong nhà máy, khu phong tỏa.
Có lần khi đi phát quà, thấy 2 bạn trẻ mặc đồ bảo hộ kín mít đang chở những thùng cơm mới nấu và gửi cho người nghèo qua một cây gậy. Hỏi ra mới biết nhóm của họ có 3 người, là bảo vệ thất nghiệp vì công ty đóng cửa nhưng kêu gọi được quỹ nên hàng ngày nấu cơm, đợi đến tối đi phát, bất kể những ngày mưa lớn. Anh chạy xe máy kịp chụp ảnh, hy vọng có thể chia sẻ những hình ảnh đẹp về tình người, trong những ngày thành phố nguy khó.
Nhóm bảo vệ thất nghiệp đưa cơm qua lăng kính của blogger du lịch. Ảnh: NVCC .
Không thể trực tiếp tham gia các hội nhóm tình nguyện, travel blogger như Kỳ Anh cũng tận dụng số người theo dõi, khả năng chụp ảnh để làm “Từ thiện qua mạng xã hội”. Trước ngày thành phố giãn cách, mỗi lần tan ca hay tối muộn, anh lại tranh thủ đi chụp bộ ảnh “Thương lắm Sài Gòn ơi”, về những hoàn cảnh khó khăn mà bạn bè hay đội tình nguyện chia sẻ.
Mỗi câu chuyện mà anh đăng tải nhanh chóng nhận được hàng nghìn lượt chia sẻ trên mạng xã hội, nhiều nhân vật đã được mạnh thường quân giúp đỡ. Trong đó có ông Ninh (70 tuổi), người khuyết tật một chân phải bán vé số nuôi con bị bại não, với mong ước có chiếc xe lăn. Hay lần khác là ông Diên (80 tuổi), người làm nghề chụp ảnh lấy luôn ở nhà thờ Đức Bà đã được nhiều người biết đến hơn và tìm được nhà trọ tốt hơn.
Kỳ Anh cho biết, bộ ảnh xuất phát từ một lần anh gặp người bán kẹo mạch nha trên đường về, sau khi trò chuyện và chụp ảnh, anh đã ủng hộ cô một số tiền nhỏ. “Làm được điều ấy rồi mình thấy rất vui. Mình có t ấm lòng và ống kính sẽ giúp lan tỏa các câu chuyện rộng rãi, để người khó khăn được giúp đỡ kịp thời”, Kỳ Anh nói. Anh cho biết sau khi thành phố hết giãn cách, anh sẽ tiếp tục làm việc mình yêu thích, bằng hình thức video, để tâm tư của nhân vật chạm đến cảm xúc của người xem.
Hình ảnh chụp gia đình ông Minh trong bộ ảnh “Thương lắm Sài Gòn” của Kỳ Anh. Ảnh: NVCC .
Travel blogger 9X thương người lao động nghèo mùa dịch bằng bộ ảnh biết nói
Thương những người lao động nghèo nặng gánh mưu sinh giữa mùa dịch, travel blogger ghi lại những khoảnh khắc rất tình để lan tỏa đến cộng đồng.
Sài Gòn đang trong giai đoạn căng mình chống dịch, người lao động khó khăn nay còn khổ cực hơn nhiều lần. Đối với hầu hết mọi người, dịch bệnh bùng phát họ có thể ngồi yên ở nhà, nhưng đối với những người xem đường phố, vỉa hè là mái nhà thì sao? Travel blogger Nguyễn Kỳ Anh nổi tiếng với những bộ ảnh biết nói, đã ghi lại nhiều hình ảnh đẹp về người lao động nghèo, tuy vất vả nhưng chứa đầy hy vọng.
Cô Đoàn bán bánh kẹp mạch nha tại số 391A Trần Hưng Đạo, Quận 1. Món bánh ngọt ngào và ấm áp như nụ cười của cô, dẫu khó khăn nhưng vẫn tươi vui.
Những bức ảnh nằm trong dự án cá nhân "Saigon Moments", được anh chia sẻ lên trang cá nhân và được đón nhận, chia sẻ rộng rãi, giúp hoàn cảnh của các cô chú lao động được nhiều người biết đến, từ đó cộng đồng cùng chung tay giúp đỡ, để mùa dịch của mỗi người bớt dài hơn.
Chú Diên chụp ảnh lấy ngay tại Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn. Chú gần 80 mùa xuân rồi nhưng vẫn cô độc một mình, âm thầm làm nghề lưu giữ khoảnh khắc cho người khác. Mùa dịch khó khăn, chú định bán chiếc xe Dream đang chạy để trang trải cuộc sống, nhất quyết không bỏ nghề đam mê. Chú dễ thương và gần gũi, nếu có dịp đi ngang hãy chụp ảnh cùng chú vài kiểu nhé.
Travel blogger Kỳ Anh chia sẻ: "Khi biết thông tin về các cô chú, mình tìm đến để trò chuyện và xin chụp ảnh. Mọi người đều rất vui vẻ, tạo điều kiện cho mình được chụp những khoảnh khắc chân thật và vui tươi nhất. Đối với mỗi bộ ảnh, mình sẽ có chủ đề và thiết kế riêng, tùy theo câu chuyện của họ.
Dự án gồm nhiều bộ ảnh góp nhặt mỗi ngày, mình sẽ làm xuyên suốt và không có giới hạn. Điều mong mỏi duy nhất chỉ mong các nhân vật được giúp đỡ, nhận được nhiều hơn sự hỗ trợ từ nhiều phía. Mình đã bỏ tiền túi để giúp đỡ mỗi nhân vật, mỗi hoàn cảnh một ít, còn lại là sự giúp đỡ từ việc lan tỏa trên mạng xã hội. Dự án là một dấu son ý nghĩa trong cuộc sống của mình."
Cụ Giàu neo đơn, bán dầu gió, tăm bông ở số 161 Nguyễn Văn Cừ, Quận 1. Sau mỗi buổi tối bán hàng, bà sẽ đi lang thang tìm chỗ ngủ trên vỉa hè, trời khuya thì lạnh còn bà chỉ biết nằm ngủ co ro.
Chú Ninh 70 tuổi, do tiểu đường mà bị hoại tử một chân, giờ phải ngồi vỉa hè bán vé số và nuôi cả gia đình. Chú có hai cô con gái, chị lớn thì làm công nhân nhưng thất nghiệp, em nhỏ thì bại não và đi cùng cha mẹ bán mặt ngoài đường đến khuya. Gia đình chú ngồi ở ngã tư Nguyễn Thị Thập - Nguyễn Văn Linh, tuy cực khổ nhưng rất yêu thương nhau.
Chú Minh 63 tuổi, chạy xe ôm ở trạm xe buýt Bến Thành. Từ ngày giãn cách, xe buýt ngừng chạy, cả ngày chú kiếm được cao lắm chỉ 50.000đ. Tuy vậy, khi có người đến hỏi đường, chú luôn nhiệt tình, đôi khi còn xách đồ phụ. Bây giờ chú ngồi cả ngày, có hôm đến khuya, mà vẫn không có khách, may mà có bếp ăn 0 đồng giúp vượt qua được phần nào.
Chú Phước 64 tuổi, vô gia cư, lạc cha mẹ từ nhỏ, giờ bám trụ đường phố để bán vé số sống qua ngày, ngủ trên chiếc xích lô cũ. Dù khó khăn, nhưng chú luôn lạc quan và truyền năng lượng tích cực cho mọi người, chú nói "Làm gì làm, mình phải vui vì cuộc đời chú cũng chẳng còn gì để mất." Chiếc xe đạp bán vé số với tấm biển "Chúc may mắn" đậu trước hẻm 148/1 Trần Quang Khải, Quận 1 được nhiều người chú ý.
Cô Ánh bán hủ tiếu, sống tạm bợ với 2 người chị em và 3 đứa cháu ở số 2 Vĩnh Khánh, Quận 4. Tổng cộng 6 con người phải sống dựa vào chiếc xe hủ tiếu, người chị thì bị u nang buồng trứng không có tiền phẫu thuật.
Ngoại Hương 72 tuổi, ban ngày nhặt ve chai kiếm sống, ban đêm về trọ ở 83 Lê Văn Lương, Quận 7. Bà mồ côi từ nhỏ, có hôm trời mưa không nhặt được gì, có khi bán được 16.000đ chỉ dám mua bánh mì không về ăn với muối tiêu.
Travel blogger Nguyễn Kỳ Anh, tác giả của nhiều bộ ảnh du lịch và xã hội truyền cảm hứng.
Bộ ảnh nhận hiệu ứng rất tốt, nhiều nhà hảo tâm và nhóm thiện nguyện tìm đến thông tin do Kỳ Anh chia sẻ để ủng hộ, giúp đỡ, có người còn muốn lập quỹ từ thiện từ dự án này. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, dự án còn muốn lan tỏa sự yêu thương, để bất cứ ai khi gặp người khó khăn hơn mình hãy để trái tim rung động và hãy san sẻ, cho đi.
Góc nhìn Bangkok từ những ga tàu BTS Trịnh Nam Thái mắc kẹt tại Thái Lan do Covid-19, quyết định dành 2 ngày để khám phá Bangkok bằng tàu điện BTS. Trịnh Nam Thái, sinh sống và làm việc tại Bangkok, mắc kẹt vì Covid-19, không về được Việt Nam. Anh là một travel blogger, từng đi xuyên Việt và phượt khắp Thái Lan. Để tự kỷ niệm ngày Phuket bắt...