Trao tặng điểm trường mầm non miền núi Đăk Pết
Ngày 17-9, tại xã miền núi Đăk Pết (huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum), Công ty Canon Marketing Việt Nam và Công ty Lê Bảo Minh chính thức bàn giao điểm trường mới cho Trường mầm non Piêng Siêl.
Đây là sự kiện đánh dấu hành trình 10 năm của Dự án “Canon – Vì thế hệ tương lai”, nâng tổng số điểm trường được Canon hỗ trợ tại Việt Nam lên con số 70.
Trường mầm non Piêng Siêl (xã Đăk Pết) là nơi học tập của trẻ từ 2 đến 5 tuổi, được chia thành hai khu: Khu 1 là lớp dành cho các bé 4 và 5 tuổi (học ghép), cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn; khu 2 dành cho các bé nhỏ hơn, từ 2 đến 3 tuổi, điều kiện thậm chí còn ngặt nghèo hơn khi chỉ là một ngôi nhà rông sườn tre vách lá, cách khu 1 gần 200m. Vào mùa mưa, điểm trường (nhà rông tại khu 2) này thường xuyên bị mưa hắt và toàn bộ mái và sàn tre đều sũng nước. Vì vậy, vào mùa mưa lũ, trẻ từ 2 đến 3 tuổi thường không đến trường.
Khảo sát và thấu hiểu thực trạng trên, Dự án “Canon – Vì thế hệ tương lai” đã hỗ trợ xây mới điểm trường này một phòng học, khu vệ sinh và tặng thêm một số trang thiết bị học tập cho trường: máy ảnh, máy in, ba-lô, sách truyện, đồ chơi… Tổng giá trị tài trợ cho điểm trường là 300 triệu đồng, nâng tổng số giá trị tài trợ của dự án trong suốt 10 năm qua lên 6,8 tỷ đồng.
Tham dự lễ, ông Takeda Satoru, Tổng Giám đốc Canon Marketing Việt Nam chia sẻ, hy vọng những đóng góp của Canon sẽ giúp thêm nhiều trẻ em xã Đăk Pêt được có cơ hội tới trường, nuôi dưỡng ước mơ từ những ngày thơ bé.
Cùng ngày, các thành viên dự án đã thăm hỏi một trường hợp học sinh bị bệnh nặng trên địa bàn xã, quyên góp và trao tặng thêm 10 triệu đồng tiền mặt nhằm hỗ trợ cuộc sống của em.
Video đang HOT
MINH ANH
Theo Nhân dân
Người dân Kon Tum đổ xô đi bắt sâu ban miêu: Bác sĩ lo ngại nguy cơ ngộ độc, tử vong
Trong những ngày gần đây, người dân tỉnh Kon Tum đổ xô đi bắt loài bọ cánh cứng hay còn gọi là sâu đậu, sâu ban miêu vì được thương lái thu mua với giá rất cao.
Tuy nhiên, lợi ích kinh tế chưa thấy đâu nhưng đã có một số trường hợp bị bỏng nặng thậm chí tử vong vì ngộ độc từ sâu ban miêu.
Nhiều trường hợp tử vong
Ngày 20/8, em A Ngãi (10 tuổi, huyện Đắk Glei, tỉnh Kon Tum) cùng 2 bạn đi vào rẫy lúa trong làng để bắt sâu ban miêu. Sau khi bắt được các em đã bán được 10 ngàn đồng để chia nhau.
Bệnh nhân từng cấp cứu tại BV Bạch Mai vì ngộ độc sâu ban miêu.
Sau khi về nhà, em A Ngãi bị nóng rát, lở loét quanh cổ và miệng nên gia đình đã đưa em đến cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc Hồi.
Tại Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai trong vài năm gần đây cũng ghi nhận gần chục trường hợp ngộ độc sâu ban miêu rất nặng. Hai trong số các trường hợp này tử vong còn lại là bị biến chứng như suy thận, viêm phổi, gan.
Cụ thể, cách đây khoảng 3 năm, Trung tâm chống độc, BV Bạch Mai đã cấp cứu cho một gia đình ở Thanh Hóa gồm 4 người nhập viện vì ăn sâu ban miêu. Theo lời kể, các bệnh nhân này sau khi bắt được sâu ban miêu thì rang lên ăn và bị ngộ độc sau đó.
Được biết, các bệnh nhân sau khi ăn sâu ban miêu khoảng 20 - 30 phút thì xuất hiện tình trạng đau rát cổ họng, đau bụng, nôn mửa ra máu. Gia đình khi phát hiện đã lập tức chuyển đến bệnh viện để cấp cứu.
Chưa có phác đồ điều trị hiệu quả
Theo Ths.Bs Nguyễn Trung Nguyên - Phụ trách Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai, sâu ban miêu còn gọi là manh trùng, ban manh hay ban meo. Đây là loài sâu cánh cứng, dài khoảng 15 - 20mm, ngang 4 - 6mm, đầu hình tim, có rãnh dọc ở giữa, râu đen hình sợi.
Sâu ban miêu.
Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên cho biết, ngộ độc sâu ban miêu tuy gặp không nhiều nhưng rất nặng nề, tỷ lệ tử vong cao và gây khó khăn cho các bác sĩ cấp cứu khi tiếp xúc với loại ngộ độc này.
"Độc tố của sâu ban miêu là cantharidin, rất độc, gây hủy hoại các tổ chức, cơ quan trong cơ thể, từ ruột, dạ dày cho đến các cơ quan khác như cơ, gan, thận, máu" - bác sĩ Nguyên cho hay.
Trên thế giới từ trước tới nay chưa có phác đồ điều trị hiệu quả, điều trị thực tế thay đổi tùy thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất của cơ sở y tế và khả năng hồi sức của có thể. Theo ghi nhận, hầu hết các trường hợp ngộ độc sâu ban miêu đều tử vong.
Các chuyên gia khuyến cao, để phòng tránh ngộ độc từ sâu và bọ xít, người dân cần tuyệt đối không dùng loài côn trùng này để làm thực phẩm hoặc cho vào vị thuốc để chế biến. Nếu phải đi bắt sâu, người dân chú ý sử dụng đầy đủ đồ bảo hộ lao động, tránh tiếp xúc trực tiếp với da, đặc biệt là mắt.
Thế Công
Theo toquoc
Kon Tum: Người dân lại đổ xô bắt bọ 3 sọc bán cho thương lái Trung Quốc Ngày 24/8, bà Nguyễn Thị Thương, một chủ cửa hàng tạp hoá ở xã Đăk K'roong, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum cho biết khoảng một tuần nay có người phụ nữ nói giọng Bắc thường xuyên vào quán của bà mua loài bọ 3 sọc với giá 1,5 triệu đồng/kg. Bọ 3 sọc còn gọi là sâu đậu, bọ ban miêu Bọ...