Trào lưu video ’single mom’ lộ nội y trở lại YouTube
Nhiều video cố tình lộ nội y, bộ phận nhạy cảm của phụ nữ đang được “nuôi sống” nhờ quảng cáo trên YouTube. Những video này có tiếng Việt và nhắm đến thị trường nước ngoài.
Chỉ cần gõ từ khóa “ single mom” (mẹ đơn thân), YouTube trả về cho người dùng hàng trăm video của người Việt có nội dung hớ hênh, lộ đồ lót.
Theo tiêu đề và thông tin giới thiệu, các video được đăng tải với mục đích chia sẻ kỹ năng sống, hay đơn thuần ghi lại cuộc sống sinh hoạt thường nhật của những bà mẹ đơn thân.
YouTube trả về kết quả cho từ khóa “single mom” bằng những video lộ nội y.
“Đây là thứ ám ảnh nhất tôi từng thấy”, tài khoản Jojo’s ASMR bình luận khi vô tình xem được video nội dung “single mom”. Đa phần bình luận đều ngỡ ngàng khi không hiểu vì sao các video như vậy xuất hiện trên YouTube và có hàng trăm nghìn lượt xem.
“Chuyện gì đang xảy ra với YouTube vậy, những thứ này thật kinh tởm”, tài khoản Kilowwhy để lại bình luận.
Sau nhiều lần bị lên án, cho đến nay, trào lưu nội dung này vẫn tồn tại và có dấu hiệu lan rộng. Thậm chí, nó dần trở thành chủ đề hấp dẫn, trào lưu kiếm tiền online kiểu mới – xuất khẩu video bẩn ra quốc tế.
Lôi kéo người xem bằng nội dung ‘hớ hênh’
Với tiêu đề “Single mom is cleaning her bedroom”, tưởng chừng đây là dòng tiêu đề vô hại, một video miêu tả công việc dọn dẹp phòng ngủ của một bà mẹ đơn thân. Thế nhưng, người xem sẽ không khỏi bất ngờ khi ảnh đại diện của video là một người phụ nữ ăn mặc hở hang, để lộ phần nội ý phía dưới.
Cảnh quay lộ nội y của một số kênh YouTube bẩn.
Trong quá trình dọn dẹp phòng ngủ, nhân vật này thường xuyên có những động tác khom người để lộ nhiều bộ phận nhạy cảm. Với mỗi động tác hớ hênh, người quay phim sẽ hướng máy quay sát vào cơ thể của người phụ nữ. Thậm chí, mỗi khi “single mom” đứng dậy, góc máy quay sẽ được điều chỉnh xuống dưới chân váy.
Sau khi được tải lên từ tháng 9/2020, đến nay, video này đã thu hút 200.000 lượt xem, 98 lượt bình luận. Trước đó, video chơi cùng bóng bay của kênh YouTube này tuy mới đăng tải được 2 tháng đã có được gần 500.000 lượt xem. Được thành lập từ năm 2009, kênh YouTube Chicken Movie đã có hơn 25 triệu lượt xem, 165 video.
Tương tự Chicken *****, A Pu **** cũng là một kênh YouTube single mom hớ hênh. Lượng người xem của kênh này lên đến hàng triệu lượt xem. Trong video có nội dung mẹ đơn thân làm việc buổi tối, người phụ nữ này thản nhiên mặc váy ngắn, ngồi trên ghế, đặt lên bàn.
Các video này thường có thời lượng từ 2-15 phút, nhân vật single mom trong clip hiếm khi tương tác với người xem. Các video được sản xuất bằng máy quay đặt cố định hoặc có camera man riêng. Một số video có kịch bản cụ thể, chất lượng hình ảnh và góc quay bài bản.
Theo ghi nhận của Zing , những video do các kênh YouTube này sản xuất không truyền tải bất kỳ kiến thức, vốn sống có giá trị nào.
Video đang HOT
Thậm chí, một số kênh YouTube đưa hình ảnh trẻ em vào video. Trong video cho con bú của kênh YouTube “Mom & Baby K***g”, người phụ nữ này không hề tỏ ra ngại ngùng khi để lộ hoàn toàn phần ngực trên cơ thể mình.
Trên một số kênh YouTube khai thác nội dung “single mom” lộ nội y còn liên kết đến trang khiêu dâm trả phí.
Năm 2018, vlogger nổi tiếng PaymineyWubby chỉ đích danh cũng như lên án kênh YouTube Susu Family vì những hình ảnh không phù hợp. Sau một thời gian phản ánh, kênh YouTube với gần 300.000 người đăng ký đã không còn xuất hiện. Tuy nhiên, cho đến nay, các kênh YouTube “con” của , Susu Camp*** lại tiếp tục mọc lên.
Các video do hệ thống kênh Susu Vlog đăng tải thường được dàn dựng bài bản, kĩ càng. Kể từ khi được thành lập từ tháng 12/2016, kênh Susu Vlog đã có hơn 13 triệu lượt xem.
Nhắm đến thị trường nước ngoài
Hầu hết video do các single mom Việt sản xuất thường giọng nói tiếng Việt, những dòng tiêu đề hay thông tin mô tả kênh đều sử dụng 100% ngôn ngữ nước ngoài như tiếng Anh, tiếng Nhật hay tiếng Trung… Ngay cả phụ đề của video cũng sử dụng tiếng nước ngoài.
Thay vì tìm kiếm bằng từ khóa “single mom”, với từ khóa “mẹ đơn thân” (đồng nghĩa), YouTube sẽ đề xuất các video âm nhạc, chương trình truyền hình liên quan có nội dung trong sáng.
Đáng nói, mặc dù có nội dung phản cảm, nhiều bình luận của người dùng tỏ ra hưởng ứng, tán thưởng các video trên.
“Good night beautiful”, tài khoản Francisco Torres từ Cộng hòa Dominica bình luận.
Cộng đồng mạng Reddit quốc tế, đặc biệt là vlogger PaymineyWubby, từng phải lên tiếng yêu cầu gỡ các video phản cảm của kênh Susu Family.
Theo ghi nhận của Zing , dù nhân vật trong clip đến từ Việt Nam nhưng video lại được bình luận từ nhiều tài khoản ở các quốc gia khác. Đây là thị trường màu mỡ mà các YouTuber Việt hướng tới. Trong giới làm YouTube gọi đây là “xuất khẩu nội dung”.
“Lượt xem và lượt theo dõi từ tài khoản nước ngoài có giá trị hơn so với Việt Nam. Sau này chủ kênh có thể bán lại hay sử dụng cho mục đích khác sẽ dễ dàng hơn các kênh làm nội dung tiếng Việt”, anh Quan Dũng, YouTuber có nhiều năm kinh nghiệm tại Hà Nội cho biết.
Chia sẻ thêm, anh Dũng cho rằng vì những cảnh hớ hênh của các single mom chỉ xuất hiện vài giây, rất khó để YouTube kết luận video này vi phạm nguyên tắc hoạt động của nền tảng.
“Nếu vi phạm, YouTube chỉ có thể chặn từ khóa ’single mom’ hoặc kiểm duyệt nội dung thủ công bởi các công cụ tự động khó lòng nhận diện được”, Nguyễn Minh, một YouTuber với gần 8 năm kinh nghiệm nhận định.
Kiếm tiền nhờ lộ nội y, liên kết kênh YouTube đến nền tảng khiêu dâm
Có thể nói, YouTube đang trở thành nơi “ăn nên làm ra” của các single mom hớ hênh. Bất chấp nội dung phản cảm, những video độc hại vẫn kiếm tiền đều từ hoạt động quảng cáo trên YouTube.
Theo SocialBlade , kênh YouTube Susu Vlog thu về 400-6.400 USD/tháng từ YouTube. Tùy thuộc vào lượng người xem, hoạt động quảng cáo trên YouTube thậm chí giúp nhiều kênh video phản cảm khác thu về từ 800-14.000 USD/tháng.
Các video của single mom Việt được bật kiếm tiền từ quảng cáo. Trong ảnh là quảng cáo của Jack ‘n Jill Việt Nam.
Bên cạnh đó, một số kênh cung cấp tính năng đăng kí thành viên trả phí để xem được những nội dung giới hạn khác. Mức giá dao động từ 50.000-500.000 đồng.
“Ngoài việc sống nhờ quảng cáo, các kênh YouTube còn có nhiệm vụ kéo lượt xem hay lượt theo dõi sang những kênh khác. Nếu biết cách xây dựng hệ thống, các kênh YouTube có nội dung bẩn hoàn toàn có thể cộng sinh và phát triển cùng nhau”, anh Dũng cho biết.
Theo ghi nhận của Zing , các kênh YouTube single mom có phần gợi ý đăng ký đến nhiều kênh với nội dung tương tự. Đặc biệt, dưới phần mô tả của Susu Vlog có đính kèm đường dẫn đến kênh YouTube Hậu Cáo. Đây là kênh YouTube thường xuyên đăng tải các video bạo hành động vật, từng bị cộng đồng mạng lên án.
Bên cạnh đó, các kênh YouTube như Chicken Movie thường đính kèm đường dẫn đến website của OnlyFans. Đây là nền tảng đăng tải nội dung khiêu dâm có tính phí. OnlyFans nổi tiếng từ lâu, nhất là trong thời kỳ đại dịch Covid-19 do thường xuyên đăng tải các nội dung khiêu dâm. Người sáng tạo có thể cung cấp nội dung khiêu dâm của mình và yêu cầu người xem trả một khoản tiền nhất định.
Quảng cáo tràn lan trên game lậu, kênh YouTube 'bẩn'
Những trò chơi điện tử bạo lực, trái phép hay các kênh youtube "bẩn" dù đã bị cảnh báo, nhưng vẫn là lựa chọn để nhiều nhãn hàng chạy quảng cáo.
Theo Báo cáo Kinh tế số Đông Nam Á 2020, Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ người dùng Internet mới cao nhất khu vực, chiếm 41%. Sau đại dịch Covid-19, thời gian trung bình mỗi người dân dành để truy cập Internet cho mục đích cá nhân đã tăng từ 3,1 giờ/ngày lên 3,5giờ/ngày. Việt Nam trở thành thị trường hấp dẫn để các nền tảng trực tuyến hoạt động, với sự xuất hiện của các nền tảng ngoại chưa được cấp phép, và nhiều trang có nội dung xấu độc.
Cách đây không lâu, Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử - Bộ Thông tin Truyền thông đã gửi yêu cầu Apple gỡ bỏ hơn 40 game lậu không phép đang hoạt động tại Việt Nam. Mặc dù đã thường xuyên xử lý và gửi đi yêu cầu Apple hay Google gỡ bỏ các game lậu, thế nhưng các game không phép vẫn mọc lên như nấm. Chính việc các nhãn hàng rót tiền quảng cáo trên các game này, cũng đã khiến những hoạt động bất chính có cơ hội tiếp diễn.
Tràn lan nhãn hàng quảng cáo trên các game lậu không phép
Những hình ảnh bạo lực, giết chóc xuất hiện nhiều ở trò chơi điện tử chưa được cấp phép, mỗi ngày vẫn đang xâm nhập vào đời sống thường nhật của giới trẻ.
Bà Hoàng Thị Anh Thư - Phó Trưởng phòng Thanh tra pháp chế, Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử cho biết: "Vài năm trở lại đây, game lậu, game không phép xuất hiện trên Internet rất nhiều. Trong thời gian vừa qua, chúng tôi cũng chuyển để bóc gỡ khỏi Google Play và Apple Store lên đến vài trăm game".
Dù pháp luật chưa giới hạn không gian quảng cáo trên các nền tảng, thế nhưng, theo luật sư Trần Tuấn Anh - Công ty Luật Minh Bạch, nếu các nhãn hàng quảng cáo thương hiệu của mình trên những nền tảng bất hợp pháp thì sẽ có rất nhiều rủi ro.
Nhiều nhãn hàng chạy quảng cáo trên các kênh YouTube bẩn.
"Các doanh nghiệp cũng cần phải lưu ý là khi chúng ta ký hợp đồng quảng cáo, không phải cứ nhiều lượt xem, nhiều lượt like là chúng ta sẽ nổi tiếng. Mà đôi khi nó mang lại tác dụng ngược. Ví dụ như nhãn hàng xuất hiện trên game đánh bạc, sau khi bị cơ quan điều tra triệt phá đây là hành vi tổ chức đánh bạc chẳng hạn thì rõ ràng nhãn hàng của chúng ta bị ảnh hưởng", Luật sư Trần Anh Tuấn cho biết.
Chính vì vậy, Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử đã nhiều lần kêu gọi và yêu cầu các nhãn hàng phải kiểm soát quảng cáo của mình. Tuy nhiên, mỗi khi cần xử lý thì việc triệu tập các đơn vị này cũng rất khó khăn.
"Chính họ (các nhãn hàng quảng cáo trên các game lậu không phép) là người chia sẻ một phần lợi nhuận và doanh thu để nuôi dưỡng những game bất hợp pháp như vậy. Người chơi hoặc mọi người có phát hiện ra các nhãn hàng đó thì nên cung cấp cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Bộ Thông tin & Truyền thông, chúng tôi sẽ cùng chung tay xử lý và nhắc nhở các nhãn hàng này, cụ thể là những đại lý mà vô tình hay cố ý tiếp tay cho sự phát triển của game lậu", bà Hoàng Thị Anh Thư nhấn mạnh.
Rủi ro khi doanh nghiệp bất chấp quảng cáo trên các kênh Youtube "bẩn"
Mới đây, 3 kênh Youtube có nội dung phản cảm, nhảm nhí là Hưng Vlog, Kiên Chổi Vlog và Tùng Bỏng Vlog đã bị Cục Phát thanh Truyền hình gửi yêu cầu đến công ty Google để gỡ bỏ hoặc tắt chế độ kiếm tiền. Dù không được chạy quảng cáo trên các kênh này nữa, nhưng rất nhiều hình thức quảng cáo khác đã được tạo ra, để doanh nghiệp "cố tình" đưa trực tiếp sản phẩm vào video của các kênh này để quảng bá.
Dù đã bị tắt kiếm tiền theo yêu cầu xử lý của Bộ Thông tin Truyền thông, thế nhưng kênh Tùng Bỏng vlog vẫn có những hình thức khác để quảng cáo cho sản phẩm của doanh nghiệp. Không chỉ gắn hẳn quảng cáo vào video, mà thậm chí YouTuber này còn giới thiệu, tư vấn hóa mỹ phẩm ngay trong vlog của mình.
Theo anh Phạm Hoàng Huy - Giám đốc MeTub Network Khu vực miền Bắc: "Các kênh bị tắt kiếm tiền họ không thể kiếm tiền trên YouTube thông qua quảng cáo của Google, tuy nhiên họ vẫn có lượng người xem rất lớn. Và khi nhãn hàng quảng cáo trên đó, có thể những bạn đó sẽ mua thử hoặc đóng góp, tức là sử dụng đúng tệp fan của các bạn vlog đó, thấy thần tượng của mình thì mình sẽ dùng theo".
Thực tế, càng ngày người tiêu dùng càng văn minh hơn và cân nhắc kỹ lưỡng trước khi chi tiền để mua sản phẩm nào đó. Việc quảng cáo sản phẩm trên các nền tảng xấu, phản cảm có thể gây ra những hệ quả tiêu cực.
Theo các chuyên gia, các nhãn hàng hoàn toàn có thể lựa chọn kênh hiển thị video quảng cáo của mình. Còn nếu cứ dễ dãi không thông qua sàng lọc, quảng cáo bừa bãi thì sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu.
Ông Lê Quốc Vinh, Chủ tịch Tập đoàn truyền thông Lê.
Ông Lê Quốc Vinh - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Truyền thông Lê cho rằng: "Có những lúc nhãn hàng rất nghiêm túc thì lại xuất hiện bên cạnh các nhãn hàng câu khách rẻ tiền, thậm chí những quảng cáo rất phản cảm. Đấy là rủi ro về mặt hình ảnh đối với các thương hiệu đó".
Cân nhắc và lựa chọn những kênh quảng cáo phù hợp là cách để các doanh nghiệp tránh được những rủi ro và sự cố không đáng có.
Trách nhiệm của doanh nghiệp và giá trị của lòng tin
Trong sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin, hoạt động quảng cáo xuyên biên giới còn nhiều lỗ hổng, nên nhiều nền tảng xuyên biên giới có thể trốn thuế hay quảng cáo tràn lan các nội dung vi phạm pháp luật, như: chủ quyền biển đảo, thuần phong mĩ tục, thậm chí trên Facebook còn xuất hiện buôn bán vũ khí, động vật hoang dã. Nếu doanh nghiệp tiếp tục rót tiền cho những nền tảng phi pháp thì chẳng khác nào tiếp tay cho hoạt động buôn lậu.
Hiện nay, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có công cụ thu thuế online đối với các nền tảng xuyên biên giới và quản lý các doanh nghiệp xuyên biên giới. Bộ cũng đang bổ sung nhiều quy định mới cho Dự thảo sửa đổi nghị định 181 Luật Quảng cáo để có sự công bằng hơn giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.
Ông Lê Quang Tự Do - Phó Cục trưởng Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết: "Các doanh nghiệp về quảng cáo hoạt động trong nước hầu hết tuân thủ quy định pháp luật. Và vì tuân thủ như vậy nên mất lợi thế cạnh tranh so với các nền tảng xuyên biên giới không cần tuân thủ bất kỳ quy định gì. Khi chúng tôi bổ sung các quy định này để làm cho việc cả doanh nghiệp trong nước và ngoài nước đều phải tuân thủ các quy định giống nhau".
Thay vì tiếp tay cho những hoạt động bất hợp pháp, các nhãn hàng cần tỉnh táo lựa chọn phương tiện truyền thông để không chỉ những có lượt xem chất lượng, mà còn được pháp luật bảo vệ, người tiêu dùng tin tưởng.
YouTube chạy quảng cáo phản cảm tại Việt Nam Video có tiêu đề gây chú ý, nội dung vi phạm bản quyền xuất hiện trên trang chủ YouTube di động dưới dạng quảng cáo được trả tiền. Theo ghi nhận, quảng cáo xuất hiện trên trang chủ YouTube di động có tiêu đề "Ớn lạnh sự tàn ác của gã hàng xóm đồi bại" từ kênh Tin Tức ***. Khi nhấn vào,...