Trào lưu “ngồi ké” tại các trường Đại học
Có thể nói, “ngồi ké” ở các trường Đại học khởi đầu là 1 hiện tượng nhưng giờ thì đã trở thành trào lưu của sinh viên!
Số lượng sinh viên trong 1 lớp của các trường Đại học áp dụng hình thức học tín chỉ là khá đông, do đó giảng viên không thể nhớ hết được tất cả các sinh viên trong lớp. Cũng chính vì lẽ đó mà ta thường xuyên bắt gặp hiện tượng sinh viên từ các trường Đại học khác sang học “ké” 1 buổi, thậm chí là vài buổi. Hầu hết, các sinh viên này đều mới học năm nhất và theo học các chuyên ngành khác nhau. Vậy vì sao lại có hiện tượng “ngồi ké” như vậy?
Khám phá sự mới lạ ở môi trường khác
Bạn Ngọc Oanh (sinh viên năm 1-ĐH Kinh tế quốc dân) nêu ý kiến của bản thân: “Mình thì chưa đến ngồi học thử ở các trường khác bao giờ nhưng thấy lớp mình có rất nhiều bạn đã từng đi học như vậy. Thường thì các bạn đi vào thời gian rảnh, tuy nhiên vẫn có vài trường hợp bỏ học trên lớp để đi học cùng bạn bè cũ ở trường khác. Mình không biết là đến đấy các bạn có học được gì không, có điều là bỏ tiết nhiều quá nên đến mỗi đợt thi, các bạn lại vội vàng học chỉ mong đủ điểm qua. Có những người còn đang mong được học ở ngôi trường này, trong khi các bạn đã trải qua cả 1 quá trình gian khổ để đạt được điều đó thì lại có thái độ hời hợt, chỉ hứng thú đi khám phá sự mới lạ ở những ngôi trường khác. Thật không thể hiểu nổi!”
Cùng nói về vấn đề này nhưng với nhận định tích cực hơn, bạn Minh (Học viện Ngân hàng) cho rằng: “Mình thấy cũng bình thường thôi mà. Thỉnh thoảng, mình thấy thằng bạn khoe lớp nó đang học 1 môn học hay lắm mà mình vẫn chưa được học nên sang ngồi nghe thử xem thế nào thôi! Ôi dào, bây giờ các trường đầy học sinh ngồi ké kiểu đấy. Cũng không thể phủ nhận là hầu hết các bạn sang không với mục đích nghe giảng nhưng mình thấy là các bạn cũng không đùa cợt quá trong lớp, gây ảnh hưởng đến người xung quanh, như vậy thì đâu phải là đáng trách!”
Video đang HOT
Có thể nói, đây là tâm lý chung thường thấy ở rất nhiều bạn sinh viên năm 1. Sau gần 3 tháng học tập tại ngôi trường ĐH, các bạn đã phần nào thấy được sự khác biệt so với những năm học phổ thông: cách thức học mới, phong cách giảng bài của giáo viên khác lạ, cấu trúc bài kiểm tra cũng không hề giống cấp 3,…Và khi đó, các bạn nảy sinh suy nghĩ: liệu có phải trường nào cũng có cách học, phương pháp giảng dạy, các môn học… giống nhau không nhỉ? Những suy nghĩ về điều này đã thôi thúc các bạn có mong muốn được trải nghiệm, được khám phá về chính điều đó. Và hiện tượng “ngồi ké” tại các trường ĐH bắt đầu từ đây!
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Từ “hiện tượng” đến “trào lưu”
Ban đầu, các bạn sinh viên đi “ngồi ké” thế này chưa nhiều, nhưng chỉ sau 1 thời gian ngắn, được nghe kể về sự khác biệt giữa các trường ĐH, rất nhiều bạn sinh viên đã đổ xô đi “ngồi ké” như một trào lưu! Có thể nói, “ngồi ké” ở các trường ĐH khởi đầu là 1 hiện tượng nhưng giờ thì đã trở thành trào lưu của sinh viên!
Bạn Trang (ĐH Hà Nội) nêu lên suy nghĩ của mình: “Mình đã từng đi học thử như thế này, nhưng không phải là do những môn học bên trường ấy có sức hấp dẫn cao mà vì lớp mình nhiều bạn đi rồi nên mình đi thử cho biết thôi. Mình thấy cũng hay phết, mỗi tội hôm nào vô tình bị giáo viên hỏi bài thì coi như là chết đứ đừ luôn đấy!”
Đã là trào lưu thì luôn có sức thu hút cao đối với các bạn trẻ, nhưng không phải trào lưu nào cũng tốt đâu các bạn nhé! Khi đến ngồi ké, các bạn thường hay nói chuyện với bạn cũ của mình, điều đó đã vô tình làm ảnh hưởng đến các bạn khác trong việc nghe giảng của họ. Hơn nữa, bạn còn làm người bạn của mình mất tập trung, thậm chí là lãng phí thời gian của chính bản thân bạn. Vậy thì tại sao bạn không dành thời gian đó để ôn luyện kĩ hơn nhưng môn học trên lớp của bạn!
Bạn nên nhớ rằng: Con đường đến với cổng trường ĐH của bạn khó khăn, gian nan như thế nào. Vì vậy, bạn hãy trân trọng những khoảng thời gian học tập tại ngôi trường đó. Đừng tạo cho mình suy nghĩ tìm cảm giác mới lạ ở những ngôi trường khác để rồi sau này bạn phải hối hận vì đã đánh mất quá nhiều kiến thức mà lẽ ra bạn đã thu thận được. Chúc bạn luôn thành công!
Theo PLXH
Vì sao sinh viên luôn "thiếu" thời gian học"?
Vậy ngoài giờ lên lớp, thời gian của sinh viên được dùng vào những việc gì?
Hiện nay thời gian lên lớp của sinh viên ( bao gồm cả những sinh viên học liên chế và học tín chỉ) không quá nhiều, trung bình thường chỉ chiếm 5 buổi/1 tuần. Còn lại là thời gian rảnh rỗi của sinh viên. Ngoại trừ một số trường như sinh viên trường Sư phạm thì có thời gian lên lớp nhiều hơn. Như vậy ngoài thời gian lên lớp, sinh viên có khá nhiều thời gian rảnh rỗi ngoài giờ học.
Nhưng luôn "thiếu" thời gian học
Sinh viên luôn luôn thiếu thời gian. Đó là điều phổ biến hiện nay. Vậy ngoài giờ lên lớp, thời gian của sinh viên được dùng vào những việc gì?
Có nhiều bạn bận rộn vì những buổi gia sư, những ca làm thêm...vì thế khi tan trường về cũng là lúc các bạn hối hả chạy theo công việc của mình. Tâm, sinh viên năm nhất Đại học Thương mại Hà Nội, dù mới lên Hà Nội nhưng hoàn cảnh gia đình khó khăn, nên cô bạn đã đi tìm việc làm thêm ngay từ đầu năm học. Được một người chị giới thiệu, Tâm đã tìm được công việc ở một quán cơm gần Ngã Tư Sở. Nhưng cô bạn này lại trọ ở Cầu Diễn nên việc đi lại cũng khá xa. Tâm học buổi sáng, còn buổi chiều cô bạn đi làm từ 3h chiều đến tận 11h đêm mới được về. "Nhưng về nhà còn phải cơm nước, tắm giặt nên cũng phải 12h đêm mới xong việc" - Tâm nói. Vì thế thời gian dành cho việc học của cô bạn là rất ít, nếu không muốn nói là gần như không có. " Có nhiều đêm đi làm về mệt quá nên chỉ muốn đi ngủ. Không còn đầu óc nào mà học nữa. Nhưng bỏ công việc thì không nỡ vì làm ở đó nếu so với bố mẹ mình ở quê cũng không vất vả lắm, lại đỡ đần bố mẹ được phần nào", Tâm chia sẻ.
Còn với Thủy, sinh viên năm thứ 2 Đại học Luật Hà Nội thì luôn quay chong chóng với công việc gia sư của mình. Vì có người quen trên Hà Nội nên chẳng khó gì để cô bạn tìm được 1 lớp gia sư. Nhưng cô lại nhận dạy những 3 lớp. Vì thế dường như ngày nào Thủy cũng phải "chạy sô" từ lúc đi học về đến đêm mới về đến nhà. Được 1 hôm nghỉ ở nhà thật là hiếm hoi. Hằng ngày đi học về, Thủy phải ra Ngã Tư Sở dạy, rồi lại đạp xe về Mỹ Đình. Đó là hôm chỉ có 2 ca. Còn hôm nào 3 ca thì phải mang sẵn bánh mì rồi tối đi dạy luôn ở Cầu Giấy. Gặp cô bạn tôi thấy thực sự khâm phục vì khả năng "chạy sô" của Thủy. Ngày trước tôi cũng đã nhận gia sư cho một em lớp 8, tuần dạy có 4 buổi mà đã thấy mệt lắm rồi. Vậy mà cô bạn này dạy những 3 lớp. Và cũng như Tâm, dù biết như thế thời gian học của mình sẽ không có nhưng : "Đi dạy có 2 tiếng mà được những 50, 60 ngàn. Ở quê, bố mẹ mình làm vất vả cả ngày cũng chưa chắc đã được." Đó là lí do của rất nhiều bạn đang ngày ngày phải "chạy sô" với những công việc ngoài giờ học của mình. Một thực tế thật đáng buồn, đáng thương cho những bạn sinh viên nhà nghèo lên thành phố học sớm phải bươn chải ngoài đời.
Đó là những bạn đi làm thêm ngoài giờ học. Còn với những bạn không đi làm thêm thời gian cũng rất "eo hẹp".
Với nhiều bạn thì đó là thời gian chơi game. Những bạn đã chơi game và nghiện game thì hầu như chẳng bao giờ còn biết đến thời gian rảnh rỗi nữa. Cậu bạn trọ cùng phòng tôi ngày trước là một "tín đồ" của game nhập vai "Kiếm thế". Với cậu. ngoài thời gian lên lớp thì bao nhiêu thời gian còn lại đều dành cho "kiếm thế". Tối ngày chỉ có ngồi bên màn hình máy tính, đến nỗi khi bạn đến chơi cũng không còn thời gian để tiếp nữa!
Việc tụ tập chơi bời, ăn uống cũng chiếm rất nhiều thời gian của sinh viên. Vì xóm trọ của tôi chỉ có con trai, không có con gái nên cũng buồn. Vì thế mấy đứa trong xóm buổi tối thường tụ tập đánh bài để "giết thời gian". Tuy chỉ là chơi vui thôi nhưng đêm nào cũng 12h mới tan cuộc. Có đêm đến tận 4h mới đi ngủ. Tối nào cũng vậy nên chẳng còn biết đến việc học là gì nữa.
Với con trai là vậy, nhưng với con gái thì thời gian học cũng chẳng có nhiều. Con gái ít chơi game, ít đánh bài nhưng lại luôn "thường trực" trong những trang xã hội như Facebook, Zing me và có thể say mê với những bộ phim từ sáng đến tối không biết chán. Cô bạn tôi học Đại học Sư phạm Hà Nội là 1 người "nghiện phim" khá nặng, đến tôi cũng không thể ngờ được. Với những bộ phim Hàn Quốc như "Ngôi nhà hạnh phúc", "Chiếc giày thủy tinh", "Chuyện Tình Harvard"... thì cô ấy có thể ngồi xem thâu đêm suốt sáng. Ngoài ra ngủ cũng chiếm khá nhiều thời gian của nhiều bạn.
Hệ quả...
Vì luôn "thiếu" thời gian học nên hệ quả tất yếu là việc học của các bạn bị bỏ bê. Học tập chắc chắn không thể tiến bộ được mà ngày càng sa sút. Thời gian học ở nhà đã không có nhưng có nhiều bạn vì "công việc" đã bỏ luôn cả những buổi học ở trên lớp, và thường xuyên nghỉ học. Việc thi lại, với học lại của các bạn dường như đã là chuyện thường kì. "Cứ mỗi kì thi đến là lại xác định sẽ thi lại hay học lại mấy môn rồi" - Thủy chia sẻ. Có không ít bạn vì học lại quá nhiều còn bị "tăng K", phải học cùng những em khóa dưới.
Thời gian học là quan trọng nhất
Theo mình thì với sinh viên, việc học bao giờ cũng là quan trọng nhất và phải được ưu tiên hơn bất cứ một "công việc" nào khác. Vì thời gian ngồi trên giảng đường là thời gian tích lũy kiến thức rất quan trọng cho chúng ta sau này bước ra ngoài đời. Có thể bây giờ nó chưa giúp các bạn làm ra tiền, chưa giúp các bạn thỏa mãn những niềm "đam mê" của mình nhưng nó lại là hành trang không thể thiếu của bất cứ một bạn sinh viên nào khi bước ra đời. Vì thế mình nghĩ dù có đi làm thêm, hay có dành thời gian cho những sở thích của mình thì các bạn cũng nên dành thời gian thỏa đáng cho công việc quan trọng nhất của sinh viên: đó là việc học. Ngày mình lên Hà Nội học mẹ mình đã nói với mình rằng: "Mẹ cho con lên Hà Nội là để học. Mẹ chỉ mong con sẽ học tốt." Mình nghĩ đây cũng là điều mà bố mẹ và những người thân yêu của các bạn mong đợi nhất ở các bạn đó.
Theo Mực tím
Bí quyết đỗ tốt nghiệp ĐH loại xuất sắc Đi học đầy đủ để nắm chắc kiến thức ngay trên lớp. Bên cạnh đó đừng ngại hỏi thầy cô khi chưa hiểu hoặc chưa biết... Đây là những bí quyết thành công của các sinh viên tốt nghiệp loại xuất sắc Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia Hà Nội. Ngày 25/6, hơn 600 sinh viên khóa 51 Trường...