Trào lưu du học sớm – thách thức giáo dục nội
Năm năm sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), du học sớm ngày càng trở thành trào lưu, nhất là ở các đô thị lớn.
Phạm Tâm Anh là học sinh lớp 10A Trường THPT chuyên Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Học giỏi, Tâm Anh còn tham gia các hoạt động ngoại khóa. Giải ba Front The Most, cuộc thi tiếng Anh làm MC (dẫn chương trình) dành cho học sinh THPT và sinh viên Hà Nội do Trường Đại học Ngoại thương tổ chức. Tâm Anh cũng được chọn làm MC cho chương trình Sắc màu Chuyên Ngoại ngữ trong trường hằng năm.
Có một tình yêu rất lớn cho ngôi trường Tâm Anh đang học: “Trường em quá tuyệt vời”. Nhưng đến tháng 7 này, cô học sinh nhỏ nhắn với mái tóc ngang vai, đôi mắt to sáng, sẽ sang Mỹ tiếp tục học phổ thông.
Ở Mỹ, “phong cách giáo dục giúp học sinh phát triển toàn diện, không cần học nâng cao. Học sinh được định hướng hoạt động ngoại khóa, hoạt động xã hội”, Tâm Anh tâm sự. “Trong nước, học sinh phải học 12- 13 môn một kỳ. Ở Mỹ, chỉ phải học 5- 7 môn một kỳ, và đa phần là tự học. Ở các nước, học sinh tự phát huy khả năng của mình”.
Sắp sang Mỹ, chỉ học ít môn nhưng Tâm Anh được cảnh báo sẽ phải lao động thực sự. “Học kết hợp với thực hành. Đó là những điều ở trong nước em thấy còn rất thiếu. Sang kia, em hy vọng sẽ tìm học bổng dễ dàng hơn cho chương trình đại học”.
Đại học Harvard, nơi mơ ước của nhiều học sinh Việt Nam.
Mơ chân trời mới
Tâm Anh chỉ là một trong số gần 20.000 du học sinh dự kiến sang Mỹ năm 2012. Theo Đại sứ quán Hoa Kỳ, học sinh Việt Nam du học Mỹ tăng nhanh chóng dăm năm lại đây. Du học sinh Việt Nam tại Mỹ năm 2007 chỉ có 5.000 người. Đến 2009, vượt 150% so với hai năm trước, lên đến 13.000 người.
Chị Nguyễn An Quyên, Giám đốc Công ty Tư vấn Giáo dục IvyPrep, xác nhận thực trạng học sinh du học sớm ngày càng tăng. “Thật ngạc nhiên là Việt Nam đang cần nhân lực chuyển đổi về chất sau khi gia nhập WTO, chương trình giáo dục bậc THPT vẫn quá nặng trong khi giáo dục đại học chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội”, chị Quyên nói. Học sinh ngày nay ngày càng có điều kiện tiếp xúc với ngoại ngữ, tin học, internet. Tìm hiểu thông tin về du học không mấy khó khăn. Từ đó các bạn cũng phát hiện ra rằng, việc đi du học thực ra không quá khó.
Để chuẩn bị du học, Tâm Anh thi những chứng chỉ cần thiết như SSAT- preSAT, TOEFL. Rồi hoàn thành hồ sơ đăng ký qua internet, chuẩn bị tiếng Anh và đọc trước chương trình học của Mỹ để đỡ bị bỡ ngỡ. Không nhận được sự giúp đỡ từ những người đi trước do không quen biết nhiều, nhưng Tâm Anh vững tin chuyến du học xa nhà.
Theo chị Nguyễn An Quyên, các nước ngày càng tạo điều kiện cho du học sinh với những chương trình học bổng, điều kiện thị thực được nới lỏng. Chuyến thăm Việt Nam năm 2011, Thứ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Francisco Sanchez cho hay nước này dự định tăng gấp đôi số lượng du học sinh Việt Nam đến Mỹ trong vòng năm năm, từ 2009 đến 2014. “Giáo dục là một trong những lĩnh vực hợp tác quan trọng giữa Mỹ và Việt Nam”, ông Francisco Sanchez nói. Theo Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội, dự kiến đến năm 2014, số học sinh Việt Nam tại Mỹ sẽ là 26.000 em.
Video đang HOT
Chủ yếu từ các đô thị
Theo các đơn vị chuyên tổ chức tuyển du học sinh đi các nước, đa phần ứng viên đều tập trung ở các đô thị lớn, và xu thế này chưa biết bao giờ thay đổi. Khảo sát nhỏ trên 100 học sinh đến từ trường THPT chuyên Vĩnh Phúc cho thấy, chỉ 2% số học sinh được hỏi có dự định du học, và dự định kiếm học bổng sau khi học xong năm nhất đại học.
Cũng khảo sát trên 100 học sinh đến từ ba trường THPT ở Hà Nội (THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam, THPT chuyên Ngoại ngữ, và THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên), gần 90% học sinh có kế hoạch du học, trong đó 40% dự tính sẽ du học trước khi thi đại học trong nước, số còn lại dự định sẽ tìm học bổng trong hoặc sau khi học xong đại học.
Sinh sống ở Hà Nội và là học sinh Trường THPT Hà Nội – Amsterdam, Tùng Anh xuất ngoại sau khi học xong lớp 12 hè năm 2011, để lại đám bạn bè miệt mài ôn thi đại học trong nước. Trao đổi với tác giả bài báo này qua email, từ Trường Đại học Illinois Wesleyan (Mỹ), sinh viên năm nhất Tùng Anh viết: “Ở đây thực sự năng động và sáng tạo. Sinh viên rất ít phải đến lớp. Giữa học kỳ có nhiều đợt nghỉ dài. Tuy nhiên, năng lực tự học, tự sáng tạo của sinh viên được phát huy tối đa bằng các bài tập cá nhân, bài tập nhóm. Giảng viên chỉ giúp sinh viên tự tìm hiểu chứ không nói thao thao bất tuyệt rằng cái này đúng, cái kia sai. Nhiệm vụ của sinh viên không phải là trả lời câu hỏi mà là đặt câu hỏi làm sao để tìm được câu trả lời tốt nhất”.
Bay xa thời toàn cầu hóa
Cũng du học ngay sau lớp 12, Đoàn Hương Thảo, cựu học sinh THPT Nguyễn Tất Thành (2008 – 2011) chọn đến Anh Quốc với học bổng toàn phần. Khác với đến Mỹ nếu đã hoàn thành THPT trong nước, Thảo có thể làm ngay thủ tục để thi vào đại học thì sang Anh cô phải trải qua một khóa dự bị đại học tại Đại học East Anglia, Norwich, trước khi thi. Thảo theo đuổi lĩnh vực truyền thông đại chúng. Nguyện vọng của cô khi ra trường là đến Mỹ tìm việc, tiếp xúc với truyền thông của nền kinh tế số một thế giới để từ đó làm cơ sở cho việc về nước làm việc hoặc mở công ty truyền thông riêng.
Đoàn Hương Thảo tại Norwich, Anh.
Học sinh Việt Nam du học hầu hết thuộc diện học sinh giỏi, gia đình có điều kiện. Nếu không có tác động hay sự thúc đẩy nào từ phía chính quyền và nếu xu thế hội nhập thế giới không thay đổi, GS Vũ Thanh Tùng, nguyên Trưởng phòng Hành chính quản trị, Trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn nhận định, số lượng học sinh Việt Nam du học sớm sẽ ngày càng tăng.
Tuy nhiên, ông cho rằng xu thế khó cưỡng nổi này đặt ra thách thức với nền giáo dục trong nước. “Đã đến lúc chúng ta phải trả lời nghiêm túc câu hỏi làm sao để đa số phụ huynh và học sinh có thể thỏa mãn với chương trình học tại Việt Nam và không xem du học như là con đường duy nhất đúng để mở mang hiểu biết của mình nữa”.
Tuy nhiên, GS Tùng cũng chia sẻ, để thay đổi được nền giáo dục trong nước thì không chỉ là vấn đề của ngành giáo dục, mà nó phụ thuộc rất nhiều vào cơ chế, và sự tham gia của toàn xã hội.
“Đã đến lúc chúng ta phải trả lời nghiêm túc câu hỏi làm sao để đa số phụ huynh và học sinh có thể thỏa mãn với chương trình học tại Việt Nam và không xem du học như là con đường duy nhất đúng để mở mang hiểu biết của mình nữa” – GS Vũ Thanh Tùng
Theo Nguyễn Thu Huyền
Tiền Phong
Hiểu đúng về phương pháp giáo dục kỹ năng sống
Vấn đề giáo dục kỹ năng sống (KNS) hiện nay đang được xã hội và các phụ huynh đặc biệt quan tâm. Nhiều phụ huynh khi đến tham quan, tìm hiểu thông tin giáo dục của các trường thường đặt các câu hỏi như: "Trường có tổ chức dạy KNS không? Thời lượng bao nhiêu tiết một tuần?".
Nhiều nhà tuyển dụng cũng thường đặt câu hỏi với các ứng viên: "Anh/ Chị có biết KNS nào không?"....
Vậy KNS bao gồm những kỹ năng nào và cần được truyền dạy như thế nào cho hiệu quả? Tích hợp giáo dục KNS vào chương trình giáo dục từ năm học 2006-2007, Trường Tiểu học, THCS & THPT Thái Bình Dương - PHS chia sẻ một số kinh nghiệm tổ chức các hoạt động phát triển kỹ năng của trường như sau.
Cần phân biệt kỹ năng và kiến thức
Ở PHS, khi giáo viên hỏi các học sinh: kiến thức và kỹ năng khác nhau như thế nào? Các em trả lời rất đơn giản: "Kiến thức là hiểu biết, kỹ năng là làm". Như vậy nhà tuyển dụng hỏi: "Biết kỹ năng nào?" là chưa đúng. Cho nên cách dạy kỹ năng thường được thực hiện chưa đầy đủ. Bởi vì để thành thạo kỹ năng thì chúng ta phải hiểu biết và thực hành liên tục. Một hai tiết học hay vài ngày học chỉ giúp học sinh nhận biết được kỹ năng chứ chưa thể thực hành được.
Những kỹ năng nào được gọi là KNS?
Thật sự đến nay chưa có một danh sách cụ thể nào liệt kê đầy đủ các KNS. Các kỹ năng tự phục vụ, tự chăm sóc bản thân, tự bảo vệ được coi là những KNS cơ bản nhất cần được rèn luyện từng bước từ lứa tuổi mầm non.
Tài liệu của Unicef về các KNS đưa ra ba nhóm kỹ năng lớn thuộc về tâm lý và tương tác cá nhân: Các kỹ năng giao tiếp và tương tác cá nhân, các kỹ năng ra quyết định và tư duy phê phán, các kỹ năng mô phỏng và quản lý bản thân. Trong mỗi nhóm lại gồm khoảng 10 kỹ năng khác nhau từ xác định mục tiêu, tư duy tích cực...đến quản lý bản thân, đối phó với thất bại, mất mát... (tham khảo chi tiết tại www.phs.edu.vn).
Tổ chức rèn luyện KNS như thế nào?
Với sự đa dạng của các KNS, các hình thức tổ chức rèn luyện cũng cần phải phong phú và xuyên suốt các hoạt động của trường học và cả gia đình. Hoạt động ngoại khoá giúp các em thực hành rất nhiều kỹ năng, nhưng một tiết học bất kỳ cũng cho các em điều kiện thực hành kỹ năng tư duy tích cực, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề... Có hai điểm mấu chốt trong cách dạy KNS: Thứ nhất là luôn luôn thực hành và thứ hai là mỗi học sinh đều phải có cơ hội thực hành nên không tổ chức lớp quá đông (dưới 18 em /lớp là hợp lý). Ngoài ra, đối với học sinh phổ thông, các kỹ năng cần được rèn luyện thường xuyên và có tính hệ thống, không thể chia ra lớp 3 học kỹ năng giao tiếp, lớp 8 học kỹ năng đàm phán. Tuy nhiên các hoạt động phát triển kỹ năng cần được áp dụng phù hợp với từng lứa tuổi. Tại PHS, từ cuối năm lớp 2 học sinh đã bắt đầu sử dụng sơ đồ tư duy để phát triển ý tưởng. Và tất nhiên so với các anh chị lớp 12 thì sơ đồ của các em đơn giản hơn nhiều.
Sự thành công của các nhà giáo dục là tổ chức được một chương trình phát triển kỹ năng toàn diện và hiệu quả xuyên suốt các hoạt động của nhà trường.
Đừng quên dạy các giá trị sống.
PHS đã hợp tác với LVEP (Living values education programe) Việt Nam đưa chương trình giáo dục các giá trị sống vào hoạt động. Cô Trish Summerfield - Giám đốc chương trình đã từng phát biểu tại PHS "Khủng hoảng kinh tế, chiến tranh... các vấn đề của thế giới ngày nay xảy ra không phải do thiếu các kỹ năng mà chính là thiếu các giá trị trong từng hành động của con người". Rất nhiều học sinh giỏi các kỹ năng sống nhưng lại là người ích kỷ, chăm sóc bản thân tốt nhưng lại thiếu quan tâm đến những người xung quanh kế cả cha mẹ hay anh chị em của mình. Đó chính là vì các em chưa có các giá trị sống yêu thương, tôn trọng, trách nhiệm... 12 giá trị sống (tham khảo tại www.phs.edu.vn hoặc www.giatricuocsong.org) được học sinh PHS sinh hoạt thường xuyên bằng các hình thức đa dạng như các vở kịch vui, sáng tác nhạc... và được thể hiện trong mọi hoạt động của các em.
Trường Tiểu học, THCS & THPT Thái Bình Dương
Pacific Primary and High School - PHS
Chương trình Song ngữ Anh
125 Bạch Đằng, P. 2, Q. Tân Bình, Tp. HCM
ĐT: 38-941-679 38-942-893
www.phs.edu.vn
Theo dân trí
Kaplan tại Anh cấp nhiều suất học bổng 50% học phí Học bổng 50% học phí giá trị lên đến 100.000.000 VNĐ dành cho sinh viên có thành tích học tập tốt theo học các chương trình dự bị đại học, dự bị thạc sĩ tại hệ thống các trường cao đẳng của Kaplan tại Anh. Hội thảo và phỏng vấn học bổng trực tiếp cùng ông Daniel Tackage, đại diện tập đoàn giáo...