Trào lưu du học để “trốn” thi đại học
Trong khi phần đông học sinh THPT đang lo lắng chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp và đại học sắp tới thì có không ít bạn khá rảnh rang, thoải mái bởi “thoát” được mùa tuyển sinh đại học bằng con đường du học tự túc.
Con “trốn” thi đại học, bố mẹ được “oai”
Những năm trở lại đây, số lượng học sinh cấp 3 từ Việt Nam đi du học tại các nước có nền giáo dục phát triển trên thế giới và trong khu vực như Mỹ, Anh, Nhật, Singapore, Trung Quốc… tăng đột biến.
Theo thống kê của Cục Đào tạo với nước ngoài (Bộ GD&ĐT), nước ta hiện có trên 100.000 du học sinh theo học tại 49 quốc gia, vùng lãnh thổ, trong đó khoảng 90% đi học bằng kinh phí tự túc. Con số này đã tăng gấp 10 so với 10 năm trước.
Tuy nhiên với nhiều người, chuyện đi du học dường như đã không còn là dành cho những bạn hiếu học muốn học nâng cao ngành mình chọn nữa mà thay vào đó, đi du học lại được coi như cái phao cứu sinh cho những sĩ tử đã xác định là không có khả năng thi đại học hoặc trượt đại học.
Nhiều bạn trẻ được gia đình cho sang nước ngoài du học vì sợ không thi được ĐH trong nước. (Ảnh minh họa)
Với gia cảnh giàu có cùng với việc mở cửa giáo dục ở các nước tiên tiến hiện nay đã khiến cho nhiều cậu ấm, cô chiêu coi đó là một cơ hội để thoát li khỏi việc học hành, thi cử trong nước. Họ cho rằng không thi đại học mà thay vào đó là đi du học sẽ sướng, sẽ không phải đối đầu với đối thủ, sẽ không phải lao đầu vào các lò luyện thi là hạnh phúc. Và đương nhiên với điều kiện gia đình tốt như vậy thì một xuất đi du học tự túc là không khó.
Về chuyện du học, nhiều bậc phụ huynh có tư tưởng lệch lạc về vấn đề này, nghĩ rằng con mình không học được ở Việt Nam thì sẽ học được ở nước ngoài hoặc con mình ở nhà nghịch quá, tống sang bên kia sẽ ổn. Bên cạnh đó, còn có một bộ phận không nhỏ phụ huynh muốn con cái đi du học nước ngoài để có “oai” với họ hàng, bè bạn.
Video đang HOT
Anh Phạm Mạnh Lộc (Ba Đình, Hà Nội) chia sẻ: “Nhà tôi có mỗi thằng con trai, học hành lại không tốt lắm, chưa chắc đã đỗ ĐH ở Việt Nam nên cho nó sang Trung Quốc học. Tốt xấu gì thì cũng mang tiếng du học, sau này về nước có khi dễ xin việc hơn”. Trước khi con trai tốt nghiệp cấp 3, anh Lộc đã lo cho con suất học bổng của một trường đại học thuộc tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc), chỉ chờ tốt nghiệp xong là cậu con trai đi du học nước ngoài.
Tú, con trai anh Lộc, tỏ ra rất hào hứng với việc du học tự túc này, cậu cho biết “Cả lớp em đang ôn thi “kinh” lắm, lo thi tốt nghiệp với thi đại học, khối nọ khối kia. Có mỗi mình em thoải mái vì chẳng phải lo thi cử gì cả, bố em lo cho đi du học thì em cứ đi thôi. Với lại học ĐH ở Việt Nam khổ lắm, em không chịu được”.
Cẩn thận tiền mất mà tật… con vẫn mang
Cho con đi du học có lẽ là việc khá dễ dàng với những phụ huynh có điều kiện kinh tế, tuy nhiên có một thực trạng đáng lo ngại là nhiều em do không thích nghi được với cuộc sống hoặc không theo được việc học, cộng với việc không có sự kèm cặp của gia đình, nên bỏ học không đến trường rồi bị trục xuất về nước.
Ở những nước có nên giáo dục tiên tiến, đầu vào đại học rất dễ nhưng để có được tấm bằng tốt nghiệp thì vô cùng khó. Với tầm hiểu biết không thi nổi đại học ở Việt Nam cộng với lối suy nghĩ đi du học thì chỉ là học qua loa chơi là chủ yếu thì việc nhiều bạn trẻ chỉ mới nhập học được nửa học kì đã bị đuổi về nước là điều dễ hiểu.
Như bạn Nguyễn Ngọc Tùng (Đống Đa, Hà Nội) được cha mẹ lo cho suất du học New Zealand, nhưng do học lực kém, khả năng giao tiếp tiếng Anh không tốt lại thích chơi hơn học, nên chưa đầy một học kỳ đã bị nhà trường đuổi học. Về nước, cậu lại được “mua” thêm một suất học bổng đi Úc vào một trường đại học không danh tiếng, và đến nay, sau 7 năm du học, Tùng vẫn chưa cầm nổi tấm bằng tốt nghiệp.
Du học đang là “lối thoát” cho nhiều bạn trẻ “ngại” thi đại học trong nước. (Ảnh minh họa)
Ngoài ra việc chi tiêu cộng với tiền học ở nước ngoài là rất lớn. Nhiều gia đình có thể là khá giả ở Việt Nam nhưng cũng không tránh khỏi tình trạng khốn đốn khi cho con đi du học. Một số gia đình lại cho rằng con em mình có thể đi làm thêm để tự trang trải, một suy nghĩ có phần chủ quan.
Điển hình như nước Mỹ, chi phí sinh hoạt trong một tháng ở khu vực Đông Bắc không thể dưới 1.000 USD. Theo quy định, sinh viên quốc tế chỉ được phép làm tối đa 20 tiếng một tuần trong trường, không được làm nhiều hơn và không được làm ở ngoài. Trung bình một tiếng, các em được trả 10 USD, nếu làm đủ 20 tiếng mỗi tuần thì các em kiếm được 800 USD một tháng, trừ thuế thì chỉ còn 560 USD.
Nếu muốn kiếm thêm thì buộc phải đi làm chui ở ngoài mà công việc phổ biến nhất là làm bồi bàn hay làm nail (sơn, sửa móng tay). Đây là công việc hết sức vất vả và độc hại đối với sinh viên, như vậy thì thời gian và sức khoẻ để học tập sẽ bị thu hẹp đáng kể.
Được học tập và tiếp thu nền giáo dục của các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới là ước mơ của rất nhiều học sinh, sinh viên Việt Nam. Tuy nhiên, “du học” không phải là cách để các em trốn thi đại học trong nước, cũng không phải là chỗ để các bậc phụ huynh sử dụng làm lối thoát cho việc giáo dục những “cậu ấm, cô chiêu”. Nếu không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và đặt giáo dục lên hàng đầu, các sinh viên sẽ khó tránh được nghịch cảnh “Du là chính – Học là phụ”.
Theo Vương Tâm
Petrotimes
Học sinh nội trú và câu chuyện mang tên "chi tiêu"
Đã từ lâu rồi câu chuyện về những học sinh nội trú tiêu pha như "ném tiền qua cửa sổ" không còn xa lạ với teen.
Cuối tuần lao đầu vào quán bar
Câu chuyện về những "cậu ấm, cô chiêu" được gửi vào nội trú với tiền sinh hoạt được bố mẹ gửi riêng tầm 2-3 triệu đồng đã không quá xa lạ. Tiền học thì bố mẹ đã đóng, còn tiền xài cũng chả thấm thoát vào đâu thì teen nội trú lại "đổ bộ" vào những trò ăn chơi trác tán vào cuối tuần. Kể đến cụ thể nhất là đi bar!
Như câu chuyện về Minh Thư, 17 tuổi là con của một "đại gia" tận Bình Dương. Được gia đình gửi lên thành phố Hồ Chí Minh học tại một trường dân lập khá có tiếng từ năm lớp 9. Gần bốn năm ở Sài Gòn cũng là gần bốn năm Minh Thư "ăn cơm cuối tuần" trong các quán bar. Số tiền bố mẹ gửi riêng cho cô nàng gần 8 triệu đồng một tháng để tiêu xài thì tháng nào, Thư cũng hết sạch số tiền đó. Có đêm cô nàng còn sẵn sàng "chi trả" cho cả bạn bè xả láng!
Cứ thế, không ít trường hợp như Minh Thư cứ cuối tuần là như đến hẹn lại lên. Dân học nội trú lại kéo nhau ra bar "ăn cơm cuối tuần". Không có chỗ ở thì các bạn lại thuê các khách sạn trong thành phố. Cứ gọi điện về năn nỉ ba mẹ chút xíu thế là các "cậu ấm, cô chiêu" lại được tung tẩy ăn chơi. Trong khi đó, ba mẹ lại cứ đinh ninh nghĩ rằng: con cái mình đang bận ở nhà bạn học hành hay mua sách!
Đi quán bar chưa đủ, các bạn còn chi khá mạnh tay ở lĩnh vực shopping. Cứ cuối tuần thì xem như các shop trong thành phố lại "trúng mánh", khi không ít teen nội trú sẵn sàng chi không dưới 2 triệu đồng để thỏa mãn thú vui shopping của mình.
...Cho đến những trò "cá cược"
Bên cạnh những số tiền chi cho bar và shopping thì chuyện cứ đến mùa bóng đá, teen nội trú lại một phen sôi nổi khi tổ chức các cuộc cá độ đá banh ở ngoài trường. Vì ra ngoài không được nên nhiều bạn nhờ các học sinh bán trú đi ra "cá độ" giùm hoặc giả như trường hợp cuối tuần, teen nội trú lại đích thân ra "trận", đặc biệt là teen boy.
Còn nhớ tại một ngôi trường dân lập cách đây không lâu đã có một sự kiện làm không teen nào có thể quên được. Đó là khi môt teen boy nội trú bỏ chạy ra khỏi trường trong sự ngỡ ngàng của các bạn, bảo vệ, lẫn thầy cô. Hỏi ra mới biết chỉ vì khoản nợ "cá độ đá banh" lẫn chơi số đề mà bạn í sợ hãi quá nên đã phải bỏ chạy. Khỏi phải nói, sự kiện này đã làm cho teen của trường một phen náo đông.
Câu chuyện về teen nội trú vì dư dả mà tham gia các trò "cá cược" đã không còn quá lạ lẫm. Không ít trường hợp, các phần tử xấu còn hành hung các bạn vì tội thiếu nợ. Thế nên, mới có chuyện gia đình chỉ mới gửi 3-4 triệu đầu tháng mà cuối tuần các bạn lại năn nỉ bố mẹ cho xin thêm. Đến khi bố mẹ được mời lên để nói chuyện về con mình thì họ mới ngỡ ngàng vì trước giờ cứ đinh ninh là con mình vẫn ngoan khi ở nội trú!
Thay cho lời kết...
Bố mẹ của bạn có thể cho bạn bao nhiêu tiền tiêu vặt là chuyện rất bình thường. Nhưng nếu bạn sử dụng tiền vào những mục đích ăn chơi như đi bar, tham gia những trò "cá cược",... thì nên xem lại vì chắc chắn môt điều: bạn đã thật sự trưởng thành và biết sử dụng những đồng tiền của mình. Tuy nhiên, rất may bên cạnh đó vẫn còn có những bạn sử dụng những khoản chi tiêu của mình hợp lý để sử dụng vào mục đích tốt! Thế nên, hãy cân nhắc trước khi sử dụng đồng tiền của bố mẹ gửi lên vì bên trong đó là mồ hôi công sức của những đấng sinh thành.
Theo PLXH
Khi cậu ấm cô chiêu vào quân đội Chưa thi học kỳ 2 xong, Hà Vy (9 tuổi, TP HCM) đã háo hức nhắc mẹ đăng ký tham gia các lớp kỹ năng hè. Mỗi cuối tuần sau khi tan lớp tiếng Anh ở trung tâm, cô bé lại cắp cặp sang rèn luyện tư duy ở khóa Thinking School. "Học kỹ năng chơi mà học rất vui, con có thể...