Khi cậu ấm cô chiêu vào quân đội
Chưa thi học kỳ 2 xong, Hà Vy (9 tuổi, TP HCM) đã háo hức nhắc mẹ đăng ký tham gia các lớp kỹ năng hè. Mỗi cuối tuần sau khi tan lớp tiếng Anh ở trung tâm, cô bé lại cắp cặp sang rèn luyện tư duy ở khóa Thinking School.
“Học kỹ năng chơi mà học rất vui, con có thể nghĩ ra những cách để giải quyết vấn đề của mình tốt hơn, giống như phải làm thế nào giúp rùa chạy nhanh hơn thỏ”, cô học trò lớp 3 nhỏ nhẹ nói.
Hè năm nay thay vì tham gia trại hè tại Singapore cùng học sinh trường Anh ngữ (nơi bé theo học cuối tuần) như dự định ban đầu, Hà Vy đề nghị bố mẹ cho theo học khóa tư duy và đăng ký vào chương trình Học kỳ quân đội “để con thử sống tự lập một mình không có ba mẹ một thời gian ngắn”.
Tại các trung tâm giáo dục kỹ năng sống ở TP HCM, những ngày chuẩn bị nghỉ hè này lúc nào cũng nhộn nhịp người đến đăng ký cho con em đi học. Tâm lý chung của hầu hết phụ huynh đều lo lắng khi thấy con chỉ cắm cúi học mà thiếu đi những kỹ năng sống cơ bản. Vì thế ai cũng tranh thủ dịp hè cho “cục cưng” đi học trải nghiệm để lấp khoản kiến thức thực tế đang thiếu.
Các học viên học kỳ quân đội trong một buổi học trồng cây
Mong muốn con tự lập và mạnh dạn hơn trong cuộc sống nên chị Hòa cho bé tham gia chương trình học kỳ quân đội do Trung tâm giáo dục Thanh thiếu niên miền Nam (quận 3, TP HCM) tổ chức.
“Cháu học lúc nào cũng đứng nhất lớp nhưng tính tình nhút nhát, về nhà lại chẳng biết làm gì, ngay cả vệ sinh thân thể cũng phải một tay mẹ giúp. Hy vọng lần này con bé đi quân đội về sẽ biết sống tự lập và mạnh dạn hơn”, chị Hòa chia sẻ.
Có mặt tại Trung tâm giáo dục kỹ năng sống trên đường Nguyễn Đình Chiểu, anh Trường (quận Bình Thạnh) cho biết, đây là năm đầu tiên anh cho con tham dự khóa học trải nghiệm thực tế. Do đó mặc dù đã được tư vấn kỹ lưỡng, vợ chồng anh vẫn không khỏi lo lắng nhiều điều.
“” Học hành suốt năm căng thẳng nên mùa hè tôi muốn con vừa được đi đây đó nghỉ ngơi, thư giãn, đồng thời rèn luyện bản thân một chút. Nhưng nói gì thì nói vẫn lo cháu xa gia đình tới 10 ngày không có ai chăm sóc, sợ cháu nhớ nhà không chịu nổi”, anh nói.
Nắm bắt nhu cầu này của phụ huynh nên các cơ sở đào tạo kỹ năng sống mọc lên như nấm với chất lượng “thượng vàng hạ cám” khác nhau. Hiện TP HCM có khoảng trên 60 đơn vị tổ chức các khóa học này. Tuy nhiên nhiều phụ huynh băn khoăn khi tìm một cơ sở đào tạo có uy tín, chất lượng để cho con được vui chơi trong những ngày hè.
Những giọt nước mắt cảm động của các học viên trong khóa học kỳ
quân đội do Trung tâm Thanh thiếu niên miền Nam tổ chức.
Video đang HOT
Theo kinh nghiệm của anh Trường và một số phụ huynh thì chỉ nên đăng ký ở những đơn vị có uy tín thuộc tổ chức Đoàn Thanh niên, hội Khuyến học, trường đại học, hoặc thông qua sự giới thiệu của người quen đã cho con học ở những khóa trước.
Trung tâm Thanh thiếu niên miền Nam là đơn vị đi đầu tổ chức thành công mô hình học kỳ quân đội. Ngoài chương trình học kỳ quân đội dành cho học viên từ 8 đến 20 tuổi, trung tâm còn có 60 khóa học kỹ năng khác như: học làm người có ích, học làm nông dân, trui rèn và trưởng thành, phát triển tư duy logic… triển khai từ nay đến cuối tháng 8/2011. Phần lớn nội dung cũng như phương pháp giảng dạy là những mô hình đã thực hiện thành công ở nước ngoài.
Trao đổi với PV, bà Nguyễn Thị Kim Liên, Phó giám đốc thường trực Trung tâm Thanh thiếu niên miền Nam (đơn vị tổ chức thành công mô hình học kỳ quân đội) cho biết, nếu như thời gian đầu tổng số học sinh đăng ký học trải nghiệm thực tế ở trung tâm chỉ khoảng trên 80, thì đến nay con số này đã lên đến gần 7.000 học viên.
“Điều này cho thấy phụ huynh ngày càng quan tâm đến việc trang bị kỹ năng sống cho trẻ”, bà Liên nói.
Một buổi học của lớp hướng đạo sinh tại
công viên Lê Văn Tám (TP HCM)
Tuy nhiên bà Liên lưu ý rằng, trẻ học những chương trình ngoại khóa này cũng chỉ trong một thời gian ngắn mùa hè. Điều quan trọng nhất vẫn là sự quan tâm, dạy bảo hàng ngày của gia đình. “Nhân cách con người cần phải được rèn luyện thường xuyên và liên tục nên gia đình vẫn đóng vai trò quan trọng nhất”, bà nhấn mạnh.
Mới đây Khoa Thương mại – Du lịch – Marketing trường Đại học Kinh tế TP HCM cũng tổ chức những khóa đào tạo PDP-Thinking School giúp trẻ tiếp cận và rèn luyện tư duy. Đây là khóa đào tạo theo nhiều chương trình có bản quyền, đặc biệt là phương pháp Sáu chiếc nón tư duy của Giáo sư Edwart De Bono – nhà tư tưởng hàng đầu về đào tạo tư duy. Hiện phương pháp này được phổ biến rộng rãi trên thế giới và giảng dạy chính thức ở các trường phổ thông hơn 30 quốc gia.
Mục tiêu của các khóa học PDP-Thinking School là giúp học sinh phát triển tư duy một cách toàn diện, nâng cao chỉ số thông minh, tăng khả năng học hỏi. Phương pháp đồng thời giúp trẻ xây dựng những nếp suy nghĩ và hành động cần thiết để thích nghi với cuộc sống xung quanh, miễn nhiễm với những phức tạp của môi trường hiện nay.
Theo Tiến sĩ Ngô Thị Ngọc Huyền, Phó Trưởng Khoa Thương mại – Du lịch – Marketing Đại học Kinh tế TP HCM, hiện các bậc cha mẹ có nhu cầu rất lớn về việc nuôi dạy con sao cho có thể phát huy trí tuệ của bé. Trẻ em ngày càng được khuyến khích rèn luyện trí thông minh, vì theo Giáo sư Edward de Bono, trí thông minh sẽ phát triển tốt thông qua việc giáo dục tư duy.
Là người quan tâm đến vấn đề dạy kỹ năng sống cho trẻ, bà Trần Thị Thu Hằng, Hiệu trưởng trường mẫu giáo 19-5 (quận 3, TP HCM) nhìn nhận, trẻ em ngày nay thông minh nhưng lại thiếu đi kỹ năng và nghị lực sống hơn so với thế hệ trước. Vì thế ngoài sự giáo dục của nhà trường thì ngay từ khi các em còn bé, cha mẹ cần phải chú trọng hơn đến việc dạy dỗ những kỹ năng cơ bản cho trẻ.
“Nhà trường rất quan tâm đến việc giáo dục cho trẻ kỹ năng sống cũng như làm thế nào để đối phó với tình huống bất trắc trong cuộc sống. Tuy nhiên trên hết vẫn là sự quan tâm của cha mẹ, phụ huynh không nên quá ỷ lại vào nhà trường hay thầy cô mà xao nhãng việc giáo dục nhân cách cho con em ngay từ trong gia đình”, nhà giáo này nói.
Một số trung tâm đào tạo kỹ năng sống:
Tại TP HCM:
1. Chương trình PDP-Thinking School, Khoa Thương mại – Du lịch – Marketing Đại học Kinh tế TP HCM. Địa chỉ: 54 Nguyễn Văn Thủ, quận 1 (học tại Viện trao đổi văn hóa với Pháp – IDECAF). Điện thoại: 08.38297233 – 08.22485964 – 0902 773 940. E-mail: info@pdp.edu.vn.
2. Trung tâm Thanh thiếu niên miền Nam: Cơ sở 1: số 1 đường số 3 Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân, TP HCM. Cơ sở 2: số 212 – 214 Nguyễn Đình Chiểu, phường 6, quận 3, TP HCM. Điện thoại: 08 39 30 39 62 – 08 66 527 203.
3. Công ty đào tạo tài năng trẻ Châu Á Thái Bình Dương: số 42 đường Cầu Xéo, phường Tân Quý, quận Tân Phú, TP HCM. Điện thoại: 0939 345 009.
3. Lớp học Hướng đạo sinh tại công viên Lê Văn Tám (Bình Thạnh), Tao Đàn (quận 3), 26/3, Gia Định (Phú Nhuận). Điện thoại 0908 486 269 (huynh trưởng Lê Huy Tạo phụ trách tại công viên Lê Văn Tám).
Tại Hà Nội:
1. Trung tâm đào tạo kỹ năng sống – Công ty cổ phần quốc tế Vietsea. Địa chỉ: Số 17/59 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại: 0904 035 200 – 0915 913 738.
2. Trung tâm Hỗ trợ Giáo dục và Phát triển Thanh thiếu niên Việt Nam (Trực thuộc trung ương Hội Khuyến học Việt Nam) có những khóa đào tạo: Trại hè về quê, trại hè quân đội, trại hè thể thao, trại hè kỹ năng, trại hè tiếng Anh, trại hè nông nghiệp. Địa chỉ số 45 Trung Yên 14, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội. Điện thoại: 0988913860.
Theo VNE
Hành trình lầm lạc trong thế giới làng chơi
Hai mươi tư tuổi, 7 năm đốt mình trong thế giới làng chơi nhơm nhớp, bây giờ nghĩ lại T không khỏi rùng mình.
Bạc triệu đổi lấy bạc bẽo
Vì ham chơi, T nghỉ học từ rất sớm. Đám bạn của T đều là con nhà giàu hư hỏng, gia đình thừa thãi tiền của nên con cái phải đem đi tiêu bớt. T cùng lũ cậu ấm cô chiêu, lúc cắm chốt ở quán nét để chat chit, chơi điện tử thâu đêm suốt sáng, khi dạt nhà đi đến vài tuần liền chơi bời ở những điểm du lịch xa hoa. Được tiêu tiền thả phanh, T sống với cảm giác mình cũng là ... cô chiêu như ai.
T kể lại cuộc đời lầm lỡ của mình
Cũng từ đó, tiền trở thành nỗi ám ảnh của T. T không muốn quay về gia đình, nơi hàng ngày cô phải ngửa tay xin bố mẹ từng đồng, nơi cuộc sống tẻ nhạt chỉ dành cho những công chức nhà nước như bố mẹ mình.
Mười bảy tuổi T xin vào làm ở một quán bia hơi. Trong cơn ngà ngà say, những vị "thượng đế" lắm tiền nhiều của hào phóng rút hầu bao cho T vì sự phục vụ tận tình và vì sắc đẹp của cô. Có lần, T được người khách giàu có bo cho 200.000 đồng kèm theo lời khen "Em xinh thế này, đi làm ở đây phí quá". Cầm tiền trong tay, T dần ý thức được nhan sắc của mình. Nó có thể mang lại cho T rất nhiều tiền.
Sau gần 1 tháng làm việc tại đó, bố mẹ T phát hiện ra và lôi cô về nhà. Một cái như trời giáng khiến T tức tối bỏ nhà xuống thành phố. Lần này T xin vào làm matxa cho một nhà nghỉ.
Ngày đầu tiên, khách của T là một người đàn ông trung niên. Ông ta đến matxa thì ít mà sàm sỡ cô thì nhiều. Ngay lập tức T hiểu, matxa chỉ là nghề phụ. Người ta cần ở T cái khác. Ông ta dúi vào ngực Trang những đồng polyme mới coóng đến nỗi cứa vào da thịt thành vết. T nhắm mắt để mặc ông ta sờ soạng và mặc sức "hành sự".
T chính thức bước vào cuộc chơi với những kẻ "lắm tiền hám sắc". Những ngày sau đó, T ăn ở tại nhà nghỉ, lúc hứng lên cô thuê trọ ngoài. Tối cứ khoảng 6,7 giờ là bắt đầu trang điểm, khoác hờ hững lên người chiếc áo hai dây và bước vào phòng chờ đợi.
T khoe trên cánh tay trái có chữ "T&T", cô xăm vào để khỏi lạc loài với những "đồng nghiệp" trong làng chơi. Hai mươi tư tuổi, T đã "chờn" với đàn ông.
Mỗi tối, có khi T kiếm đến tiền triệu, số tiền đó cũng chỉ đủ để cô tiêu thoả thuê trong một ngày. "Đồng tiền kiếm được bạc bẽo lắm, có rồi cũng hết. Hết rồi ngày mai nó tự khắc chui vào túi mình". Vì vậy mà T tiêu tiền như đốt, đổ vào những đêm đi bar quay cuồng men rượu, những cơn say thuốc lắc và bài bạc thâu đêm...
Đường về không còn xa
Vừa tiếp khách xong, T rời khỏi nhà nghỉ định ra ngoài kiếm tạm cái gì ăn lót bụng. Bỗng có một bàn tay cứng lạnh bóp chặt vai. T quay lại, đó là một người thanh niên trẻ. T nghĩ đây là khách tìm "hàng", đang cơn mệt, T cao giọng "Đừng có phiền chị". Nhưng khi nhìn thấy sắc mặt anh ta đanh lại, cộng thêm từ phía sau xuất hiện thêm vài người nữa, T đâm sợ. T chạy thục mạng về phía nhà nghỉ mà không biết mình là đối tượng trong đợt triệt phá mại dâm của cơ quan công an.
Ngày tôi gặp T cũng là khi T sắp kết thúc đợt cải tạo. Nhớ hồi đầu mới vào, T rất hung hăng, sẵn sàng nhảy bổ vào người khác và luôn tìm cách trốn đi. Bây giờ, T "lành" hơn, hay ngồi lặng lẽ một mình để suy nghĩ về nhưng điều đã qua, về gia đình và tương lai. "Cũng may là em bị bắt, nếu không, không biết giờ này em trở thành cô hồn ở nơi nào", T nói.
Theo Người đưa tin
Thiếu gia tỉnh lẻ vung tiền khoe đẳng cấp Chiều hối hả tụ tập. Đêm mất dạng sau những tiếng rồ ga, vật vã trong những cuộc nhậu thâu đêm suốt sáng với rượu, gái, thuốc lắc... và lũ lượt kéo nhau về các nhà nghỉ, phòng trọ khi trời đã rạng sáng. Cuộc chơi thác loạn của đám dân chơi tỉnh lẻ ở đất Hà Thành chỉ bắt đầu từ chiều...