Trào lưu “âm thầm nghỉ việc” lan truyền trên TikTok
Từ khoá “âm thầm bỏ cuộc” hay “ làm việc cầm chừng” đã thu hút tới hơn 3,5 triệu lượt xem trên mạng xã hội.
Và các video về chủ đề này vẫn đang là chủ đề gây tranh cãi.
“ Làm việc cầm chừng” có nghĩa là khi bạn không muốn làm những công việc không có trong hợp đồng. Đó là khi bạn nhận ra không việc gì phải quan tâm tới một công việc nơi mà không ai quan tâm tới quyền lợi của bạn, là khi bạn từ chối gánh còng lưng việc của 2 – 3 người một lúc.
Dù mỗi người có một định nghĩa nhưng từ khoá “âm thầm bỏ cuộc” (Quiet Quitting) hoặc “làm việc cầm chừng” đã thu hút tới hơn 3,5 triệu lượt xem. Và các video về chủ đề này vẫn đang là chủ đề gây tranh cãi trong giới trẻ.
Vậy làn sóng làm việc có phần chây ì, hờ hững là biểu hiện của một thái độ thiếu tích cực, lười biếng hay là sự cân bằng giữa làm và chơi?
Khi nhân viên “bỏ cuộc”
“Làm việc cầm chừng” có thể hiểu là một hiện tượng mà thay vì cống hiến 120% sức lực thì người đi làm chỉ dừng ở mức 90%, vừa đủ để hoàn thành chứ không phải cố gắng quá. Nhiều thông tin, bình luận cho rằng, đây là một kiểu làm việc có phần lười biếng mà họ gán với cái mác người trẻ hay Gen Z.
Tuy nhiên, nhiều người cho rằng, cách gán mác này thật bất công. Dù là Gen Z, Gen X hay Gen gì thì khi bị “dí” thêm việc, bị quá tải, họ cũng đều có quyền nghỉ ngơi, cân bằng cuộc sống một chút. Điều mà các công ty lo ngại là khi xu hướng đó lan rộng ra và thậm chí ăn sâu bén rễ, trở thành một cách sống, người ta sẽ mất động lực và triền miên rơi vào trạng thái muốn bỏ cuộc.
Tư tưởng “Làm việc cầm chừng” đang trở thành trào lưu (Ảnh: New York Post)
“Khi sếp của tôi giao việc cho tôi, tôi hay trì hoãn xin để đến hôm sau hoặc là bảo sếp giao cho người khác làm. Thậm chí tôi mặc kệ luôn” - một người dùng chia sẻ.
Làm việc một cách hời hợt, không tìm thấy cảm hứng. Luôn trong tâm thế đi ngược lại với yêu cầu của công việc và cấp trên. Đây là cảm giác thường trực của khá nhiều người lao động trẻ hiện nay và không chỉ ở riêng quốc gia nào.
Theo Giáo sư Alfred Wu tại Trường Chính sách công Lý Quang Diệu, những nhân viên này cảm thấy không có động lực phấn đấu. Họ “đối phó” bằng cách thu hẹp hết mức các hoạt động xã hội, kinh tế. Thậm chí, họ luôn cảm thấy muốn nói “không” với cấp trên và họ từ chối hợp tác.
Nguyên nhân của sự tiêu cực này không nhất thiết đến từ chính người lao động. Tờ CNA của Singapore bình luận, thời buổi kinh tế khó khăn như hiện nay đóng vai trò lớn trong việc khiến người lao động cảm thấy mất nhuệ khí khi lương thấp, chi phí sinh hoạt cao, việc tự mua nhà mua xe gần như là không thể. Và cuối cùng, 2 năm COVID-19 buộc chúng ta phải giãn cách, làm việc từ xa, khiến người lao động gần như thay đổi hoàn toàn tư duy về việc có nhất thiết cứ phải đến cơ quan ngồi từ sáng đến tối hay không? Một số quốc gia thậm chí ghi nhận tỷ lệ thất nghiệp lên tới 2 chữ số. Do đó, thái độ của nhiều người trẻ sẽ là: “Tại sao phải cố gắng?”.
Theo trang CNBC, giờ đây, người trẻ đang phải trải qua một giai đoạn kinh tế nhạy cảm có thể khiến một bộ phận lao động cảm thấy không có sức bật, mất phương hướng. Và “Quiet Quitting” hay “làm việc cầm chừng” chính là cách để họ phản ứng lại với những khó khăn này.
Video đang HOT
Nguyên nhân xu hướng “âm thầm bỏ cuộc” tại Mỹ
Năm ngoái, tại Mỹ xuất hiện làn sóng ồ ạt bỏ việc. Liệu phong trào “âm thầm ngừng cống hiến” này có phải là một phiên bản khác của hiện tượng đó?
Theo trang CNBN, giữa năm ngoái, cứ 3 người lao động tại Mỹ thì lại có 1 người cân nhắc bỏ việc. Chỉ trong tháng 5, có 3 triệu người nộp đơn nghỉ việc. Khoảng 60% người được hỏi nói rằng, họ có điều không hài lòng với công việc đang làm.
Và hệ quả là rất nhiều người “ngồi chưa ấm chỗ” đã tính nhảy việc, thậm chí nhảy việc liên tục. Tuy nhiên, các công ty lúc đó mới mở lại sau đại dịch, họ có rất nhiều chỗ trống nên người lao động khá thoải mái lựa chọn mà không sợ ảnh hưởng thu nhập.
Thời buổi kinh tế khó khăn như hiện nay đóng vai trò lớn trong việc khiến người lao động cảm thấy mất nhuệ khí
“Quiet Quitting” hay “âm thầm bỏ cuộc” là hiện tượng mới của năm nay. Tác động của nó sẽ khác.
Theo phóng viên Lê Tuyển thường trú Đài Truyền hình Việt Nam tại Mỹ, có thể hiểu thuật ngữ “Quiet Quitting” là “làm vừa đủ”. Có nhiều lý do cho việc “làm vừa đủ” này: người muốn dành thời gian nhiều hơn cho gia đình, người tính vốn ì sẵn, người thấy công sức bỏ ra không được ghi nhận xứng đáng… Tuy nhiên, ranh giới giữa “làm vừa đủ” và “kém năng suất” là rất mong manh.
Làm vừa đủ sẽ không sao nếu người lao động vẫn tuân thủ làm đúng giờ, đúng tiến độ, kết quả tốt. Tuy nhiên, nó sẽ là vấn đề lớn khi giảm chất lượng, giờ giấc không chuẩn, tệ hơn là lây sang nhiều lao động khác khiến hiệu quả chung giảm sút.
Bộ Lao động Mỹ mới đây công bố, năng suất lao động của nước này đã giảm tới hơn 4% trong quý II. Có nhiều lý do nhưng tư tưởng “làm vừa đủ” cũng góp phần không nhỏ.
Khảo sát của hãng Gallup cho thấy, lao động có tư tưởng “làm vừa đủ” kiểu này chiếm tới hơn một nửa lực lượng lao động tại Mỹ.
Theo Thời báo New York, với khối công nhân thiên về lao động tay chân thì 8/10 tập đoàn ở Mỹ đã sử dụng công nghệ theo dõi năng suất. Công nghệ này áp dụng tới từng người, từng ca. Còn với lực lượng lao động tri thức, biện pháp này cũng đang dần được áp dụng. Nhiều nhân viên dù làm việc tại nhà hay tới cơ quan cũng đều bị theo dõi, tích điểm. Nếu nút “không hoạt động” hay “yên lặng” hiện lên, ngay lập tức bị ghi lại. Nghỉ lâu quá trong giờ làm việc có thể dẫn tới bị trừ lương hoặc nặng hơn là sa thải.
Biện pháp này không thể áp dụng với tất cả các công việc và có thể gây áp lực hơi quá cho người lao động. Tuy nhiên, các công ty ở Mỹ cho rằng, nhờ nó mà họ có quyết định công bằng hơn về nhân sự và lương thưởng.
Những thay đổi từ phía các doanh nghiệp
Thay vì cho rằng nó là một trào lưu sớm nở tối tàn thì các công ty đang nhận ra những biểu hiện tiêu cực trong môi trường làm việc và có cách để mọi việc trở nên tốt đẹp hơn. Vì cách làm việc cầm chừng, thiếu nhiệt huyết này có thể không quá ảnh hưởng ở ngành này nhưng lại là cực kỳ nguy hiểm với ngành khác.
Tạp chí Forbes chỉ ra, hiện tượng người lao động cảm thấy thiếu kết nối với nơi làm việc có tác hại lớn đối với những ngành như giáo dục, y tế. Hãy tưởng tượng một bác sĩ cảm thấy thiếu động lực, không nhiệt tình trong việc chữa trị bệnh cho bệnh nhân, không sẵn sàng trực ngoài giờ. Để giải quyết tình trạng này, các nhà tuyển dụng được khuyến khích dành thời gian quan tâm tới tâm lý và nguyện vọng của những người lao động của mình thay vì thả nổi. Họ cũng được khuyên là nên áp dụng chính sách giờ giấc làm việc linh động hơn và nên tôn trọng ngày nghỉ của nhân viên.
Các doanh nghiệp cần nhận ra những biểu hiện tiêu cực trong môi trường làm việc và thay đổi để giữ chân người lao động (Ảnh: AP)
Quay trở lại câu chuyện này tại châu Á, từ “trào lưu nằm thẳng” tại Trung Quốc hồi đầu năm nay cho tới trào lưu của lần này đều đang cho thấy một sự thiếu kết nối giữa người trẻ và nơi họ làm việc. Thiệt thòi của họ là phải trải qua tới 2 năm giãn cách vì dịch bệnh. Điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới tinh thần của những người mới tham gia lực lượng lao động.
Nhiều công ty đã linh hoạt kết hợp hình thức làm việc song song, cho phép nhân viên dành thời gian ít hơn ở công sở mà vẫn làm được việc. Có áp dụng kỷ luật với cách làm việc chây ì thì cũng sẽ có khích lệ với những nhân viên có nỗ lực. Sớm thôi, thế hệ Millennial rồi Gen Z sẽ là lao động chính trên thị trường. Họ sẽ có một tư duy làm việc và cống hiến kiểu mới. Do đó, những thay đổi từ các công ty sẽ là nên kết hợp được tinh thần linh hoạt, tự do của người trẻ, đồng thời khơi gợi được sự cống hiến tích cực của họ cho doanh nghiệp.
Trào lưu tóm tắt phim trên TikTok bắt đầu tấn công ra nước ngoài
Chỉ dài vài phút, những video tóm tắt nội dung phim kiểu "mì ăn liền" thu tiền về cho chủ kênh, nhưng gây hại cho nhà phát hành.
Chỉ cần lướt TikTok vài phút, người dùng sẽ bắt gặp nhiều video ngắn, tóm tắt nội dung chính và sử dụng hình ảnh trong một bộ phim bất kỳ thu hút hàng triệu lượt xem. Đây là một trào lưu mới nổi trên TikTok, bắt nguồn từ những người Trung Quốc.
Trong đó, người dùng sẽ cắt ghép hình ảnh trong phim, lướt qua những tình tiết chính cùng lời thuyết minh của giọng AI và tiêu đề giật gân nhằm thu hút người xem.
Giật tiêu đề, câu view
Video có tựa đề "High IQ woman revenge for cheating husband" (tạm dịch: Người phụ nữ IQ cao trả thù người chồng ngoại tình) đã tóm tắt nội dung phim "Gone Girl" dài 2,5 giờ chỉ trong 7 phút.
Hay như đoạn video cắt ghép từ phim "The Danish Girl" đã sử dụng tiêu đề "The wife let the husband dress up as a woman, and he is addicted to it" (tạm dịch: Người vợ bắt chồng giả gái, sau đó anh ta nghiện luôn) để kích thích khán giả.
Do đó, trào lưu phim cực ngắn đã thu hút rất nhiều khán giả vì họ chỉ mất vài phút để hiểu toàn bộ nội dung của một bộ phim dài hàng giờ đồng hồ phát tại rạp, giúp họ tiết kiệm thời gian.
Những video review phim có tựa đề giật gân thường thu hút nhiều người xem hơn.
Theo Rest of World, các nhà sáng tạo nội dung Trung Quốc đã sử dụng các ứng dụng dịch thuật, phần mềm lồng tiếng và app VPN để tóm tắt những bộ phim từ tiếng Anh, Tây Ban Nha hay Indonesia để review nhanh phim cho khán giả.
Mặc dù bản dịch vẫn còn nhiều lỗi và giọng thuyết minh thiếu tự nhiên, các video này vẫn dễ dàng thu hút hàng nghìn đến hàng triệu lượt xem, mang lại nguồn thu khổng lồ cho người chủ sở hữu. Đơn cử như video tóm tắt phim "The Danish Girl" hiện có đến 4 triệu lượt xem.
Trào lưu review phim nhanh đã xuất hiện trên các nền tảng Trung Quốc từ lâu như Douyin (TikTok bản Trung Quốc), Kuaishou hay Bilibili. Nhưng hiện nay, khi thị trường video nội địa ngày càng chật chội, các nhà sản xuất nội dung bắt đầu bành trướng sang TikTok, nền tảng đang bị cấm ở quốc gia tỷ dân.
Các video review phim cực ngắn đã thu về lượng lớn người xem có sở thích xem phim nhanh - gọn - lẹ. Có những người còn hỏi tên phim ở dưới phần bình luận vì muốn xem cả bộ phim. Thậm chí, những lỗi dịch thuật còn trở thành trò đùa trên các diễn đàn.
Xâm hại bản quyền phim để trục lợi
Chia sẻ với Rest of World, Wilson, một nhà làm video review phim ở tỉnh Giang Tây, cho biết anh kiếm được khoảng 1.400 USD/tháng với 10 tài khoản TikTok khác nhau do anh quản lý.
Công việc thường ngày của anh là tải phim từ các trang web nội địa như Douyin, tóm tắt nội dung chính bằng tiếng Trung và dùng các phần mềm dịch như DeepL để chuyển sang tiếng Anh. Sau đó, Wilson tạo phần thuyết minh bằng app lồng tiếng Moyin và cuối cùng là ghép mọi thứ trên Adobe Premiere, chỉnh sửa sao cho không bị TikTok đánh bản quyền.
Chỉ cần cắt ghép và tóm tắt nội dung phim, nhiều người đã kiếm được hàng nghìn USD từ TikTok. Ảnh: Getty Images.
Một nhà sáng tạo nội dung TikTok khác có tên Bi cũng cho biết anh kiếm được hơn 342 USD cho mỗi video review phim. Người này hiện sở hữu 2 tài khoản TikTok được tạo ra nhờ giả lập VPN.
Các video nổi tiếng của anh thường là những đoạn review phim như "Heo Peppa", "Cừu vui vẻ và Sói xám"... "Với TikTok, khán giả của bạn có thể đến từ mọi nơi trên thế giới. Chỉ cần làm video và đăng, chắc chắn sẽ có người xem", anh chia sẻ.
Ở Trung Quốc, những video review phim tràn lan như thế này đã gây ra không ít vấn đề liên quan đến bản quyền. Theo Sina, hệ lụy của trào lưu là hàng loạt sản phẩm nghệ thuật bị xâm phạm bản quyền và trục lợi trái phép. Do đó, năm 2021, các website phát video như iQiyi, Tencent và Youku đã nhiều lần phản đối các ứng dụng như Douyin.
Tencent còn kiện Douyin và đòi bồi thường hàng triệu USD vì vi phạm bản quyền. Tháng 12/2021, China Netcasting Services Association (CNSA) cũng yêu cầu các nền tảng chia sẻ video ngắn cấm những đoạn clip chứa các đoạn trích trái phép từ phim ảnh.
Không chỉ vậy, trào lưu xem phim "mỳ ăn liền" còn tạo ra thói quen không tốt khi thưởng thức nghệ thuật. Khán giả hình thành tâm lý "xem chùa", không cần đến rạp hoặc trả tiền bản quyền vẫn có thể xem được tác phẩm vừa ra mắt trên thị trường.
Giám chế Cao Hiểu Hổ đánh giá trào lưu này làm méo mó nội dung, khiến sản phẩm phim ảnh đánh mất giá trị cảm xúc khi lời thoại, biểu cảm và chi tiết cốt truyện bị bỏ qua. "Trừ lồng tiếng, tất cả hành vi chỉnh sửa hay bình luận theo góc nhìn cá nhân của các nhà sáng tạo nội dung đều là hành vi bóp méo sản phẩm", Thường Bình, Trưởng khoa Văn hóa Đại học Bắc Kinh chia sẻ.
Nhưng những lệnh cấm này vẫn không thể ngăn người dùng đăng tải những video tương tự. Họ thường review phim Hàn, Thái, Mỹ vì sẽ khó bị đánh bản quyền ở Trung Quốc.
Chỉ vì một câu nói đùa trên TikTok, Phó Chủ tịch cấp cao của Apple bị sa thải Tony Blevins, Phó Chủ tịch phụ trách mua sắm tại Apple, mới đây đã bị công ty sa thải sau khi một câu nói đùa của ông được lan truyền nhanh chóng trên TikTok. Đầu tháng này, Daniel Mac - nhà sáng tạo nội dung nổi tiếng trên TikTok - đã gặp Tony Blevins tại một triển lãm ô tô. Khi TikToker này...