Trao bằng thạc sĩ QTKD EMBA-MCI cho niên khóa 1
Ngày 05.11, lễ trao bằng thạc sĩ QTKD EMBA-MCI niên khóa 1 (2010 – 2012) sẽ diễn ra tại Hội trường B4, Đại học Bách khoa TP.HCM (ĐHBK).
Đào tạo nhân lực chất lượng cao luôn là sứ mệnh hàng đầu của ĐHBK. Theo đó, chương trình thạc sĩ QTKD ( Executive MBA in Management Consulting International) tự hào là chương trình đâu tiên đào tạo chuyên ngành Tư vân Quản lý quôc tê, tạo ra sự đột phá để nâng cao chất lượng và tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế. Với đặc điểm ứng dụng cao của chương trình đào tạo, học viên có nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp và làm việc trong môi trường cạnh tranh toàn cầu hiện nay.
Tấm bằng thạc sĩ Quản trị Kinh doanh – chuyên ngành Tư vấn Quản lý quốc tế khẳng định sự thành công bước đầu cho sự nghiệp riêng của mỗi thạc sĩ, góp phần cho sự mở rộng cộng đồng tư vấn nói riêng và phát triển của cả ngành tư vấn nói chung.
Nối tiếp sau lễ tốt nghiệp, các học viên khóa 4 (2012 – 2014) chương trình EMBA-MCI sẽ nhập học vào ngày 06.11.2012. Trong năm tuyển sinh này, chương trình dành nhiều mức ưu đãi học phí lên đến 15% (tương đương 42 triệu đồng) và nhiều chính sách khác cho mỗi học viên.
Thông tin thêm xem tại website: www.mba-mci.edu.vn Email: information@mba-mci.edu.vn
D.Bình
Theo thanh niên
Hội Khuyến học Việt Nam đang vươn lên một tầm cao mới
Hôm nay 2/10 là ngày kỷ niệm 16 năm ngày thành lập Hội Khuyến học Việt Nam đồng thời kỷ niệm 4 năm Ngày Khuyến học VN. Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2012, Hội Khuyến học VN đã tạo ra những dấu ấn riêng, góp phần nâng cao công tác xây dựng xã hội học tập.
Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị 11 CT/TW năm 2007, trong đó khẳng định: "Xây dựng xã hội học tập là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, là mục tiêu cơ bản trong chiến lực chấn hưng và phát triển giáo dục nước ta". Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Chỉ thị 08/CT-TTg năm 2008 về đẩy mạnh phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập (XHHT).
Video đang HOT
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm phát biểu tại hội nghị Ban chấp hành Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam lần thứ 3 (khóa IV) diễn tại Hà Nội tháng 2/2012. (Ảnh: Lương Thanh Sở)
Hội Khuyến học Việt Nam được giao trọng trách làm nòng cốt phối hợp với các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, các Ban, ngành, đoàn thể... để triển khai thực hiện phong trào này. Trong 15 năm qua kể từ ngày thành lập, Hội Khuyến học Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu, với 100% quận, huyện, thị xã và hầu hết xã, phường thị trấn đã có tổ chức Hội. Trong quá trình hoạt động, Hội đã lấy việc "xây dựng Xã hội học tập từ cơ sở" làm mục tiêu và nội dung hoạt động của Hội.
Năm 2012 là năm thứ hai triển khai Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Hội với những nhiệm vụ lớn. Cụ thể, phát triển tổ chức và hội viên của Hội theo chiều sâu, tăng hơn nữa số lượng các Chi hội tại các bản làng, khóm ấp, phum sóc, tổ dân phố, trường học..., chú trọng nâng cao năng lực hoạt động và tinh thần trách nhiệm của cán bộ, hội viên trong toàn Hội.
Các cấp Hội từ Trung ương tới địa phương tích cực và chủ động tham gia sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 11-CT/TW của Bộ Chính trị, tổng kết những thành quả triển khai Quyết định 112/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, góp ý kiến vào Đề án "Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020" của Ban Chỉ đạo quốc gia về xây dựng XHHT theo tinh thần đổi mới căn bản và toàn diện GD-ĐT được nêu trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, từ đó, cán bộ và hội viên quán triệt đầy đủ vai trò nòng cốt và trách nhiệm nặng nề của Hội trong phong trào thi đua khuyến học, khuyến tài, xây dựng XHHT, thực hiện tốt việc liên kết, hợp tác với các lực lượng xã hội vận động nhân dân tham gia học tập và học tập suốt đời.
Triển khai nghiên cứu ứng dụng xây dựng mô hình xã hội học tập ở từng địa phương dựa trên những kinh nghiệm rút ra từ kết quả tổng kết Đề án "Hội Khuyến học Việt Nam góp phần xây dựng xã hội học tập từ cơ sở" và những vấn đề lý luận của đề tài độc lập "Xây dựng mô hình xã hội học tập ở Việt Nam".
Bên cạnh đó, tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động của Hội, tăng cường sự hỗ trợ cho hoạt động dạy và học trong hệ thống giáo dục chính quy và đẩy mạnh cuộc vận động người lớn tham gia học tập tại các cơ sở giáo dục không chính quy, góp phần nâng cao chất lượng GD-DT đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Các đại biểu dự hội nghị Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam lần thứ 3 (khóa IV). (Ảnh: Lương Thanh Sở)
Hội viên và các tổ chức của hội ngày càng tăng mạnh
Theo thống kê của Trung ương Hội Khuyến học VN, chỉ trong vòng 6 tháng đầu năm 2012, số hội viên đã tăng thêm 466.615 người, bình quân mỗi tháng có thêm 77.769 hội viên mới. Hiện nay tổng số hội viên trong là gần 11 triệu người.
Tỉ lệ tăng hội viên trong 6 tháng là 4,82%. Tính tỉ lệ hội viên/dân số thì cả nước đạt 11,78%, tăng thêm 0,58% so với năm 2011. Qua đó cho thấy tốc độ tăng số hội viên mới là rất nhanh. Cùng với số lượng hội viên tăng nhanh, số các chi hội tăng thêm 9.193, đạt tỉ lệ tăng so với năm 2011 là 5,66%.
Bên cạnh đó cũng đã nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các tổ chức Hội và hội viên thông qua các hoạt động như Trung ương Hội đã tổ chức tập huấn cho các Phó Chủ tịch Thường trực và Chánh Văn phòng của các tỉnh, thành Hội. Nội dung tập huấn tập trung vào giới thiệu Nghị quyết Đại hội IV, các chủ trương lớn trong khóa IV và nghiệp vụ văn phòng.
Nhiều tỉnh, thành Hội đã tổ chức tập huấn cho cán bộ Hội ở cấp tỉnh và huyện. Nhiều văn phòng của tỉnh, thành Hội đã thực hiện việc "trẻ hóa" cán bộ và nhân viên. Mặt khác, việc đưa máy tính vào hoạt động văn phòng và nối mạng Internet được nhiều Hội địa phương thực hiện tốt; nhiều tỉnh, thành Hội đang cố gắng tổ chức các hoạt động có chất lượng cao như thông qua việc bổ sung các quy chế hoạt động, chú trọng kết nạp hội viên mới có năng lực và nhiệt tình, cấp thẻ hội viên theo đúng quy định trong Điều lệ của Hội.
Một trong những công tác quan trọng nhất về tổ chức Hội là nâng cao chất lượng và hiệu quả các hoạt động đúng với vai trò của một Hội có tính chất đặc thù, hoạt động trong phạm vi cả nước. Sau đúng 21 tháng kể từ khi Hội Khuyến học Việt Nam được công nhận là Hội có tính chất đặc thù, Hội đã đạt được những kết quả ấn tượng: 24 tỉnh/thành Hội được công nhận hội có tính đặc thù cả 3 cấp (tỉnh, huyện, xã); 16 tỉnh/thành Hội được công nhận có tính chất đặc thù 2 cấp (tỉnh, huyện); 21 tỉnh/thành Hội chỉ được công nhận Hội cấp tỉnh có tính đặc thù. Riêng tỉnh Hội Tuyên Quang và Bình Định đang chờ ý kiến của UBND tỉnh; 13 tỉnh/thành Hội được công nhận tính chất đặc thù và có chế độ thù lao đủ 3 cấp...
Các tập thể và gia đình tiêu biểu được UBND thành phố Hà Tĩnh khen thưởng tại Đại hội biểu dương gia đình, dòng họ, khu dân cư hiếu học tiêu biểu lần thứ II (2007 - 2011). (Ảnh: Cao Cường)
Góp phần xây dựng các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
Chỉ thị 11-CT/TW của Bộ Chính trị về công tác khuyến học là một văn kiện vô cùng quan trọng bởi tính chất chỉ đạo chiến lược đối với việc tổ chức phong trào khuyến học, khuyến tài phục vụ cho sự nghiệp xây dựng xã hội học tập. Mặt khác, Chỉ thị còn định hướng phát triển đối với Hội Khuyến học Việt Nam và yêu cầu cao về vai trò của Hội trong việc phối hợp, liên kết với các lực lượng xã hội phát triển sự nghiệp khuyến học, khuyến tài, thực hiện mục tiêu giáo dục đến với toàn dân và toàn dân tham gia học tập suốt đời.
Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và theo sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Trung ương, Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam đã tổ chức sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 11-CT/TW làm từ cơ sở, tập trung trí tuệ để phân tích và đánh giá chính xác những việc mà Hội đã làm trong phạm vi chức năng của mình để thực hiện Chỉ thị.
Bên cạnh đó, đề xuất ý kiến về vấn đề xây dựng XHHT và công tác khuyến học, khuyến tài với Bộ Chính trị để triển khai tốt hơn nữa Chỉ thị 11-CT/TW trong giai đoạn trước mắt, đặc biệt là giai đoạn 2012-2015.
Quyết định 112/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ là văn bản đầu tiên của Nhà nước về xây dựng XHHT ở nước ta giai đoạn 2005-2010, trong đó, ngoài những nhiệm vụ chung, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu phải phấn đấu đến năm 2010, số trung tâm học tập cộng đồng được thành lập đạt tỉ lệ 80% tổng số xã, phường, thị trấn.
Hội Khuyến học Việt Nam đã cùng Bộ GD-ĐT triển khai công việc, và đến năm 2009, chỉ tiêu về xây dựng XHHT không những đã đạt, mà còn vượt qua mức 80%. Qua đó có thể khẳng định tính đúng đắn của chủ trương xây dựng XHHT và xác định những bài học bổ ích rút ra từ thực tế, mà quan trọng hơn là từ đó, Hội cùng Bộ sẽ tham mưu với Chính phủ ban hành một Quyết định mới, trong đó, cấu trúc của mô hình XHHT ở nước ta được khẳng định, những tiêu chí phát triển các thiết chế giáo dục cùng các chính sách tương ứng sẽ được Nhà nước thể chế hóa chặt chẽ hơn, nhiệm vụ giao cho Hội Khuyến học sẽ rõ ràng hơn.
Bên cạnh đó, Hội khuyến học Việt Nam cũng đã góp ý kiến xây dựng chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2012-2020.Trong quá trình xây dựng văn bản, Trung ương Hội và nhiều cán bộ của Hội khuyến học địa phương đã đóng góp nhiều ý kiến. Nhiều bài viết của cán bộ và hội viên đã được đăng tải trên nhiều báo và tạp chí. Trên mạng Internet cũng có nhiều bài của Hội nói đến chiến lược giáo dục...
Mới đây, tại Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam lần thứ 4 - khóa IV, Chủ tịch Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm nhấn mạnh: "Thời gian tới sẽ tiếp tục thực hiện chủ trương nâng cao chất lượng công tác khuyến học, khuyến tài, đổi mới phương thức hoạt động, đưa hoạt động khuyến học, khuyến tài đi vào chiều sâu. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về yêu cầu học tập suốt đời và về sự cần thiết cũng như tính chất quan trọng của việc xây dựng XHHT".
Ông Nguyễn Mạnh Cầm (bên phải) - Chủ tịch Trung ương Hội khuyến học Việt Nam trao cờ thi đua cho Hội Khuyến học tỉnh Thanh Hóa tại Đại hội biểu dương gia đình, dòng họ và khu dân cư hiếu học tiêu biểu xuất sắc toàn tỉnh Thanh Hóa lần thứ III vào sáng ngày 24/8/2012.
Với việc Đề án xây dựng XHHT giai đoạn 2012-2020 theo hướng xác định rõ 4 mục tiêu xây dựng XHHT là: xóa mù chữ; nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ; học tập nâng cao trình độ để lao động có hiệu quả hơn, hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn; học tập để hoàn thiện kỹ năng sống, xây dựng cuộc sống cá nhân và cộng đồng ngày càng hạnh phúc hơn lại một lần nữa thách thức Hội Khuyến học Việt Nam thực hiện sứ mệnh của mình. Tuy nhiên với thành tựu đã đạt được và sự tâm huyết của những con người "yêu khuyến học", chắc chắn nhiệm vụ này sẽ sớm được hoàn thành.
S.H
Theo dân trí
Nâng điểm cho hàng loạt học viên cao học Cán bộ chấm thi trực tiếp sửa bài để nâng điểm hàng loạt, "giúp" những học viên cao học đủ điều kiện bảo vệ luận văn tốt nghiệp. Sai phạm nghiêm trọng xảy ra tại Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội khiến hơn 900 học viên cao học chưa được nhận bằng thạc sĩ. Bắt đầu áp dụng thông tư 10 quy định...