Trao bằng giỏi rồi thu lại phát bằng khá, đại diện ĐH Sư phạm Hà Nội cho biết đây là do sai sót trong khâu tính điểm
Đại diện Khoa Nghệ Thuật ĐH Sư phạm Hà Nội đã liên tiếng bày tỏ xin lỗi và cho biết sẽ rút kinh nghiệm sâu sắc về vụ việc lần này.
Theo Infonet, liên quan đến sự việc, hai năm sau tốt nghệp, nhiều sinh viên ĐH Sư phạm Hà Nội bị hạ từ bằng Giỏi xuống Khá không một lý do, mới đây TS. Phạm Văn Tuyến – Trưởng khoa Nghệ thuật (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) đã chia sẻ rằng: “Sự việc đáng tiếc này xảy ra là điều không ai mong muốn. Ngay sau khi phát hiện có sai sót trong việc tính điểm và cấp bằng tốt nghiệp cho sinh viên Khóa 63 của khoa, chúng tôi đã xin ý kiến lãnh đạo trường và khắc phục theo lộ trình tốt nhất, nhanh nhất không để ảnh hưởng đến sinh viên“.
TS. Phạm Văn Tuyến cho biết thêm: “ Đúng là sinh viên có tổn thương nhưng những người thầy cô như chúng tôi còn tổn thương tinh thần hơn nhiều lần. Suốt bao năm công tác trong ngành chưa bao giờ tôi gặp sự cố đáng tiếc như lần này. Thực ra, thời điểm đó, không chỉ em N.V.H bị tính nhầm điểm mà cả 15 sinh viên khoa Sư phạm Mỹ thuật đều bị tính nhầm nhưng điểm cuối cùng của các em thì chỉ có 3 sinh viên bị hạ từ loại giỏi xuống loại khá”.
Bảng điểm tổng kết 3,22 xếp loại Giỏi bỗng chốc bị hạ xuống 3.19 và xếp loại khá. Ảnh: Infonet.
Theo thầy Tuyết, sai sót này là do bộ phận giáo vụ khoa tính nhầm số tín chỉ trong bài thực hành tốt nghiệp của sinh viên, bài thực hành tốt nghiệp của sinh viên Mỹ thuật chỉ có 5 tín chỉ nhưng bị tính nhầm thành 10 tín chỉ.
“ Ngay sau khi phát hiện nhầm lần, chúng tôi đã khắc phục ngay bằng cách gọi các em sinh viên tới giải thích lý do và phát lại bằng cùng bảng điểm cuối cùng cho các em. Đây cũng là điểm thực của các sinh viên theo đúng quy chế đào tạo.
Tại thời điểm đó, không một sinh viên nào có ý kiến gì, tôi không biết là sinh viên N.V.H có đến buổi hôm đó để nghe chia sẻ không. Bản thân tôi là lãnh đạo khoa nhưng cũng chưa lần nào nhận được đơn kiến nghị cũng như ý kiến của cựu sinh viên N.V.H về sự việc này”, TS. Phạm Văn Tuyến chia sẻ với Infonet.
Được biết, sau vụ việc này những lãnh đạo và cán bộ có liên quan sẽ nhận hình thức kỷ luật, đồng thời khoa Nghệ thuật cũng cho biết sẽ rút kinh nghiệm sâu sắc.
Trước đó, cộng đồng mạng đang xôn xao vụ việc một cựu sinh viên khóa 63 khoa Nghệ thuật trường ĐH Sư Phạm Hà Nội có tên là N.V.H đăng bài xin đòi lại sự công bằng khi bỗng bị hạ bằng dù đã ra trường đến 2 năm.
Cụ thể, H. tốt nghiệp với ra trường với tấm bằng lại giỏi nhưng bỗng hai năm sau giáo vụ khoa Nghệ thuật trường ĐH Sư phạm Hà Nội đã gọi H. mang trả bảng điểm và bằng tốt nghiệp lên khoa, đồng thời trao trả lại bằng khá cho sinh viên này.
Sự việc khiến H. bức xúc và cho rằng công sức bỏ ra đổ sông đổ biển, nên đã quyết định đăng lên facebook xin cộng đồng mạng lên tiếng lấy lại công bằng.
Theo Helino
Video đang HOT
Ai cũng nói bằng đại học không còn quan trọng, sao không ai thay đổi?
Người lớn chúng ta ngày càng khuyến khích người trẻ tin tấm bằng đại học không là tất cả. Tuy nhiên, sẽ không công bằng nếu người lớn không chịu thay đổi trước tiên.
Lê Đình Hiếu - Chuyên gia giáo dục
Lê Đình Hiếu được Forbes Việt Nam vinh danh trong danh sách 30 người trẻ dưới 30 tuổi nổi bật nhất năm 2016. Anh là một trong 10 gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2018. Anh tốt nghiệp thủ khoa ngành Kinh tế học Đại học California, Los Angeles (Mỹ) và là người Việt Nam đầu tiên tốt nghiệp Thạc sỹ ngành Khởi nghiệp Giáo dục, Đại học Pennsylvania (Mỹ). Lê Đình Hiếu đồng sáng lập Học viện Đào tạo Phương pháp Tư duy và Kỹ năng G.A.P; sáng lập dự án giáo dục Hear.Us.Now cho người khiếm thính. Hiện Lê Đình Hiếu công tác trong lĩnh vực giáo dục đại học.
Cụm từ khóa "tỷ phú không bằng cấp" cho 64 triệu kết quả trên Google chỉ sau 0,39 giây. Trong Danh sách 400 người giàu nhất nước Mỹ do tạp chí Forbes công bố hàng năm, hơn 15% không có tấm bằng đại học.
Phải chăng bây giờ việc vào đại học không còn quá quan trọng? Bạn vẫn có thể giàu có và thành công mà không cần phải bước đến cánh cổng đại học?
Ở một chiều hướng khác, cuộc đua vào đại học vẫn mỗi ngày một khốc liệt hơn. Và điều này không chỉ diễn ra ở Việt Nam.
Tại Mỹ, số đơn nộp vào các trường đại học tăng với tốc độ khủng khiếp trong gần 20 năm qua. Theo Pew Research, các trường nhóm trung bình khá tại nước này (tỷ lệ chấp nhận học vào khoảng 20 - 50% số đơn nộp vào) chứng kiến mức tăng trưởng về số đơn từ 120% - 140% trong giai đoạn 2002 - 2017. Tại Trung Quốc, cuộc thi tuyển sinh đại học (Gaokao) thu hút gần 10 triệu lượt sỹ tử hàng năm, là một trong những bài kiểm tra khốc liệt nhất thế giới, và thường được gọi là cuộc thi có thể thay đổi cuộc đời của hàng triệu người.
Không chỉ thế, khi nhìn vào rất nhiều cách các công ty, tập đoàn đa quốc gia hay nội địa đang tuyển dụng tại Việt Nam, tấm bằng đại học vẫn được xem là một tiêu chí nghiễm nhiên, là một điều kiện "sàn" để chọn lựa nhân viên.
Liệu tấm bằng đại học bây giờ có giá trị như thế nào? Đâu là giá trị thật sự của nó?
Điều này làm nhiều em học sinh cùng phụ huynh không tránh khỏi băn khoăn, và cả hoang mang. Liệu tấm bằng đại học bây giờ có giá trị như thế nào? Đâu là giá trị thật sự của nó?
Sử gia nổi tiếng người Israel Yuvah Noah Harari (tác giả của những cuốn sách best-seller như Sapiens: Lược sử loài người hay 21 bài học cho thế kỷ 21) đã nói rằng: "Loài người chưa bao giờ có thể dự đoán chính xác được tương lai. Nhưng ngày hôm nay, việc dự đoán ấy càng trở nên khó khăn hơn bao giờ khi công nghệ đã cho phép chúng ta lập trình cơ thể, bộ não, và trí tuệ.
Vì vậy, nếu như ngày trước, trường học tập trung nhồi nhét thông tin cho học sinh là một điều dễ hiểu do khi ấy thông tin là quý giá và hữu hạn. Ngày hôm nay, điều thầy cô nên tránh tối đa chính là cung cấp thêm thông tin cho lũ trẻ, đơn giản vì thông tin đã quá thừa mứa trong thế giới công nghệ ngày hôm nay".
Thật vậy, ngày hôm nay, đại học không còn là nơi duy nhất có thể cung cấp những giá trị về thông tin và kiến thức cho thế hệ bây giờ.
Trong thế kỷ 21, sứ mệnh lớn nhất của các ngôi trường đại học chính là trang bị một hành trang về năng lực cốt lõi cho những công dân toàn cầu - đó là những kỹ năng, thái độ, phẩm chất sẽ đi theo suốt cuộc đời của một bạn trẻ, trong bất kỳ lĩnh vực, ngành nghề, chức vụ hay chuyên môn nào.
Thậm chí, ngay cả khi có sự chuyển dịch về địa lý, sự thay đổi về môi trường sống, sự biến chuyển về văn hóa, xã hội, điều sẽ giúp một bạn trẻ tồn tại và thành công là những năng lực cốt lõi mà bạn có.
Trong thế kỷ 21, sứ mệnh lớn nhất của các ngôi trường đại học chính là trang bị một hành trang về kỹ năng, thái độ, phẩm chất sẽ đi theo suốt cuộc đời của một bạn trẻ, trong bất kỳ lĩnh vực, ngành nghề nào.
Theo Báo cáo "Future of Jobs" của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) phát hành vào năm 2016, 10 kỹ năng quan trọng nhất của con người trong năm 2020 sẽ là kỹ năng giải quyết vấn đề phức tạp, tư duy phản biện, sáng tạo, quản lý nhân sự, cộng tác và làm việc nhóm, trí tuệ cảm xúc, khả năng đánh giá và đưa ra quyết định, tinh thần khách hàng và dịch vụ, đàm phán, nhận thức linh hoạt.
WEF tuyệt nhiên không nói về việc thuộc nhiều, nhớ nhiều kiến thức.
Trong suốt 10 năm qua khi làm việc trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, tư vấn tuyển dụng, và nhân sự, tôi đã gặp hàng chục giám đốc nhân sự và lãnh đạo của các doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam cũng khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Tôi luôn đặt một câu hỏi: Tấm bằng đại học quan trọng đến như thế nào với công ty quý vị ?
Câu trả lời có thể khác nhau, nhưng đều có những mẫu số chung như sau: (a) tấm bằng đại học ngày hôm nay không còn là bảo chứng cho sự thành công của người nhân viên, (b) nhưng các doanh nghiệp và tổ chức vẫn muốn nhìn thấy nó như một đảm bảo tối thiểu về những năng lực cốt lõi của đội ngũ.
Những năng lực cốt lõi đó thường là (a) những kỹ năng làm việc cơ bản mà người sinh viên sẽ ít nhiều trang bị được cho bản thân trong quá trình học đại học, và (b) một khả năng tư duy tối thiểu để tiếp thu kiến thức mới và tiếp tục phát triển.
Trong nhiều buổi tiếp xúc với giới doanh nghiệp để tìm hiểu chính xác những nhu cầu và đòi hỏi nhân lực của họ, hầu như không có doanh nghiệp nào đặt câu hỏi về lượng kiến thức mà sinh viên được đào tạo. Thay vào đó, họ tập trung rất nhiều vào khả năng tiếng Anh, năng lực tư duy, khả năng giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, kỹ năng lãnh đạo, và nhiều yếu tố khác.
Và điều đó cũng dẫn đến áp lực đòi hỏi trường đại học phải đổi mới, không chỉ từ cách giảng dạy, đào tạo, mà còn ngay từ đầu vào ở khâu tuyển sinh. Điểm số sẽ không còn là thang đo duy nhất để quyết định việc học đại học nữa. Các đại học tinh hoa của thế giới đã áp dụng những phương thức tuyển sinh toàn diện - đánh giá một học sinh phổ thông đầy đủ mọi mặt từ điểm số, đến tư chất, phẩm chất, tiềm năng...
Đây là xu thế chung. Để trường đại học trở thành nơi cung cấp trọn vẹn cả kiến thức, kỹ năng, trải nghiệm sống, và các năng lực khác cho người học, chúng ta bắt buộc phải có một cuộc cách mạng toàn diện về đầu vào lẫn quá trình đào tạo.
Năm ngoái, tôi có đến nói chuyện ở một trường đại học tại Thừa Thiên Huế. Cuối giờ buổi giao lưu, một bạn nữ lên tiếp cận tôi và ấp ủng hỏi: "Anh ơi, đi làm có khó không anh?"
Thật sự tôi khá bất ngờ với câu hỏi này. Một câu hỏi rất ngây ngô, không nên đến từ một em sinh viên chuẩn bị ra trường một chút nào. Nhưng đồng thời, nó cũng giúp tôi hiểu rằng nhà trường đã thiếu sự chuẩn bị cho các em đến như thế nào.
Trong suốt những năm tôi nghiên cứu và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, tất cả các nhà giáo dục, nhà nghiên cứu, và các chuyên gia khoa học tôi gặp gỡ trên thế giới đều khẳng định rằng đại học không phải là con đường duy nhất để phát triển tối đa bộ năng lực cốt lõi. Mặc dù, đây vẫn là một lựa chọn tốt và an toàn để làm điều này.
Từ những năm 1980, 3 nhà khoa học giáo dục Morgan McCall, Michael M. Lombardo and Robert A. Eichinger thuộc Trung tâm Lãnh đạo Sáng tạo (bang North Carolina, Mỹ) đã đưa ra mô hình Học tập & Phát triển 70-20-10. Trong đó, các tác giả chứng minh rằng 70% những gì chúng ta học được đến từ những trải nghiệm thực tiễn liên quan đến công việc, 20% đến từ việc học hỏi từ những người xung quanh, và 10% đến từ trường lớp.
Tấm bằng đại học thực sự của mỗi chúng ta - một hành trang về năng lực sống và làm việc, những kỹ năng, tư duy, và khả năng trả lời được những câu hỏi của cuộc đời.
Giáo sư Barry Schwartz, tác giả của gần mười cuốn sách nổi tiếng và hàng trăm công trình nghiên cứu tâm lý học, cho rằng sứ mệnh mới của đại học là giúp trang bị một hành trang về kỹ năng, tri thức, và vốn sống để mỗi sinh viên có thể tự trả lời được 4 câu hỏi của cuộc đời:
1. Điều gì ta nên biết trong cuộc đời?
2. Trong số những điều ta biết, điều gì đáng để ta làm?
3. Trong những điều ta biết và ta làm, điều gì sẽ tạo nên một cuộc đời, một con người tốt đẹp?
4. Và cuối cùng là, trách nhiệm của mỗi chúng ta đối với những người xung quanh và cộng đồng là gì?
Tôi tin rằng đó chính là tấm bằng đại học thực sự của mỗi chúng ta - một hành trang về năng lực sống và làm việc, những kỹ năng, tư duy, và khả năng trả lời được những câu hỏi của cuộc đời.
Người lớn chúng ta ngày càng khuyến khích người trẻ tin tấm bằng đại học không là tất cả. Tuy nhiên, sẽ không công bằng nếu chỉ muốn người trẻ tin vào điều đó mà người lớn không chịu thay đổi trước. Đổi mới từ cách tuyển sinh, cách đào tạo, cách nhìn nhận đánh giá năng lực của mỗi người và cách tuyển dụng.
Trong giáo dục, đại đa số mọi người - từ các bậc phụ huynh, các chuyên gia, các nhà làm chính sách - đều khá e dè trước các đổi mới, mặc dù ai cũng chỉ trích những cái cũ chưa được tốt.
Việc xây dựng một hệ sinh thái, một cộng đồng kiến tạo đổi mới cùng nhau thực sự là rất quan trọng. Tôi đôi khi rất mong muốn được thấy ý tưởng của mình bị phản bác, bị vùi dập, vì có vậy thì mới có thể xây dựng được nó tốt hơn. Còn hiện nay, thì không ai buồn thử nghiệm, và không ai buồn cho ý kiến.
Trong một xã hội vẫn còn nặng tư tưởng bằng cấp, những thay đổi đó càng cần thiết và quan trọng hơn bao giờ hết.
Lê Đình Hiếu
Illustration: Như Ý
Theo Zing
Tương lai thế hệ Z: Khi nào tấm bằng đại học sẽ trở nên vô giá trị? Trong bối cảnh công nghệ thay đổi chóng mặt, nhiều công việc mới liên tục sản sinh, tấm bằng đại học không thể là "chìa khóa vạn năng", đảm bảo sự thành công cho thế hệ Z. Zing.vn tổng hợp bài viết trên các trang CNBC, Forbes, Business Insider & The Guardian, đề cập đến xu hướng việc làm trong tương lai, khi...