Trao 14 triệu đồng hỗ trợ 2 học sinh mồ côi ở Đức Thọ vừa đậu đại học
Các phần quà trao tặng 2 học sinh mồ côi ở Đức Thọ ( Hà Tĩnh) với mong muốn giúp đỡ các em từng bước vượt qua khó khăn, thực hiện ước mơ học đại học.
Nhằm chia sẻ với hoàn cảnh khó khăn của 2 em: Đào Thị Mùi (SN 2003, thôn Ngoại Xuân, xã An Dũng) và Bùi Thế Anh (SN 2003, thộn Vạn Phúc, xã Trường Sơn), Đoàn Thanh niên và Hội Phụ nữ Công an huyện Đức Thọ đã vận động quyên góp được 14 triệu đồng từ cán bộ, chiến sỹ trong đơn vị.
Đại diện Công an huyện Đức Thọ trao quà cho em Đào Thị Mùi có hoàn cảnh khó khăn vừa trúng tuyển vào Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu.
Chiều nay (2/10), đại diện Công an huyện Đức Thọ đã trực tiếp đến trao quà cho 2 em, mỗi suất trị giá 7 triệu đồng.
Các phần quà được gửi tặng với mong muốn giúp đỡ các em từng bước vượt qua khó khăn, tiếp sức thực hiện ước mơ học đại học.
Em Bùi Thế Anh đã vượt khó vươn lên, trúng tuyển Học viện Hải quân.
Video đang HOT
Được biết, em Đào Thị Mùi mồ côi cha mẹ, hiện đang ở cùng chị gái. Cuộc sống gia đình khó khăn nhưng suốt 12 năm học em đều đạt học sinh giỏi. Tại Kỳ thi THPT vừa qua, em trúng tuyển vào Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu.
Em Bùi Thế Anh cũng mồ côi cha mẹ từ nhỏ. Hiện em đang ở cùng ông bà nội trên 70 tuổi thuộc diện hộ nghèo. Thế Anh vừa trúng tuyển vào Học viện Hải quân.
Tập huấn giáo viên hỗ trợ trẻ mồ côi
Nhiều phòng Giáo dục và đào tạo ở TP.HCM đã gửi văn bản cho Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, đề nghị hỗ trợ về mặt chuyên môn để các trường thực hiện hiệu quả nhất nhiệm vụ nâng đỡ tinh thần cho học sinh mồ côi vì COVID-19.
Bé Nhật Hạ (lớp 8) đang dạy em trai Thiện Lâm (lớp 3) học bài. Ba chị em cô bé mồ côi mẹ từ nhỏ và được người bác ruột nhận nuôi. Nhưng COVID-19 đã khiến các em mồ côi mẹ lần nữa khi mẹ nuôi mắc COVID-19 và qua đời - Ảnh: DUYÊN PHAN
"Với những học sinh không may phải chịu cảnh mồ côi vì COVID-19, chúng tôi đã và đang thực hiện các biện pháp hỗ trợ về vật chất, phương tiện để học tập trực tuyến... Nhưng yếu tố quan trọng hơn là các em cần hỗ trợ về tinh thần. Nhiệm vụ này phải thực hiện một cách khéo léo và bài bản" - ông Nguyễn Thái Vĩnh Nguyên, trưởng Phòng Giáo dục và đào tạo TP Thủ Đức, cho biết.
Đặc biệt quan tâm đến tâm lý học sinh
Ông Phạm Đăng Khoa - trưởng Phòng Giáo dục và đào tạo quận 3, TP.HCM - thông tin từ đầu năm học 2021 - 2022, Phòng đã lưu ý các giáo viên chủ nhiệm đặc biệt quan tâm đến tâm lý học sinh, nhất là những em vừa bị mất người thân.
"Tuy nhiên, để thực hiện một cách bài bản, khoa học và đạt được hiệu quả cao, chúng tôi đã gửi văn bản cho Trường ĐH Sư phạm TP.HCM với mong muốn hợp tác trong nhiều hoạt động. Đó là tập huấn cho giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn về cách xử trí với sang chấn tâm lý của học sinh, đặc biệt là những học sinh rơi vào hoàn cảnh mồ côi do COVID-19; hướng dẫn nhà trường và gia đình có các biện pháp chăm sóc, động viên khi học sinh gặp những khó khăn vì tâm lý do COVID-19; xây dựng kế hoạch truyền thông để cộng đồng xã hội cùng chung tay nâng đỡ tinh thần cho trẻ; thực hiện khảo sát tâm lý đầu vào đối với học sinh, theo dõi xuyên suốt tâm lý học sinh và có hướng hỗ trợ phòng ngừa kịp thời, tránh để xảy ra những sự việc đáng tiếc".
Trao đổi với phóng viên, hiệu trưởng các trường tiểu học, THCS, THPT ở TP.HCM đều cho rằng với bối cảnh quá đặc biệt như năm nay, học sinh cần được ổn định về mặt tinh thần trước. Khi tinh thần ổn định, tâm lý được giải tỏa thì các em mới học tập tốt được. Nhưng làm sao để nâng đỡ tinh thần cho học sinh trong mùa dịch bệnh này? Đây là câu hỏi khó đối với nhiều giáo viên chủ nhiệm.
"Tôi hiểu nỗi đau của học sinh khi em mất đi người thân của mình. Tôi biết là mình cần nói chuyện với em nhiều hơn, tạo cơ hội cho em trải lòng... Nhưng mỗi lần nhắn tin hay gọi điện cho em, tôi phải suy nghĩ trước rất lâu về những câu, từ mình định nói. Tôi lo lắng không biết mình nói như vậy có vô tình gợi lại nỗi buồn trong em hay không, mình nhắn như vậy có ổn không..." - cô Th., giáo viên chủ nhiệm lớp 8 ở TP Thủ Đức, tâm sự.
Đầu tháng 10 triển khai
Một giáo viên ở quận 3 cũng nêu ý kiến: "Giáo viên cần được tập huấn không chỉ để hỗ trợ tinh thần cho học sinh, mà các thầy cô đang rất cần có kỹ năng để ổn định tâm lý của bản thân mình. Dịch bệnh kéo dài, nhiều giáo viên cũng đang "bơi" trong hàng loạt các nhiệm vụ đầu năm học mới, như soạn giáo án dạy trực tuyến, họp tổ chuyên môn, nhận lớp mới, tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của học sinh, động viên, chia sẻ, an ủi với những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, làm các khảo sát đối với phụ huynh, học sinh theo yêu cầu của các cấp quản lý...
Chưa kể họ cũng có con cái, gia đình, họ cũng phải lo chuẩn bị các điều kiện và đồng hành cùng với con của mình khi học trực tuyến. Thậm chí, cũng có giáo viên bị F0 hoặc có người thân mất vì COVID-19".
Ông Nguyễn Thái Vĩnh Nguyên cũng cho rằng: "Giáo viên và cán bộ quản lý cần được tập huấn để ổn định tâm lý của bản thân mình trước đã. Sau đó, mình mới có thể làm tốt công tác nâng đỡ tinh thần cho học sinh. Chúng tôi hy vọng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM sớm triển khai các hoạt động liên quan đến vấn đề này, bắt đầu từ việc tập huấn giáo viên".
GS.TS Huỳnh Văn Sơn - hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM - cho hay trường đã nhận được một số văn bản của các phòng Giáo dục và đào tạo trên địa bàn TP, và đang xây dựng chương trình cụ thể. Dự kiến đầu tháng 10-2021, nhà trường sẽ triển khai thực hiện chương trình hỗ trợ, chăm sóc tâm lý học sinh mồ côi vì COVID-19. Giai đoạn 1 dự kiến thực hiện ở TP Thủ Đức, quận 3, quận 5, Tân Phú, Bình Tân, Bình Thạnh.
Theo GS.TS Huỳnh Văn Sơn, những nội dung của chương trình dự kiến sẽ là tập huấn cho giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn về sang chấn tâm lý đối với học sinh; hỗ trợ chăm sóc tâm lý học sinh theo các hình thức tư vấn; truyền thông để cộng đồng xã hội chung tay nhưng không thương hại trẻ, không thương mại hóa việc giúp trẻ.
Công tác này không chỉ những người làm giáo dục hay chuyên gia tâm lý, mà cần có các ban ngành đoàn thể cùng chung tay như Hội Liên hiệp phụ nữ phường, Đoàn TNCS phường, phòng Giáo dục và đào tạo, nhà trường, ban đại diện cha mẹ học sinh các trường, các lớp...
"Tôi cho rằng việc tiếp cận, đánh giá tâm lý theo định kỳ của từng trẻ, theo dõi xuyên suốt tâm lý trẻ và có hướng hỗ trợ phòng ngừa hoặc kịp thời là việc không kém phần quan trọng. Cũng cần hỗ trợ học tập, tư vấn học tập, hỗ trợ kỹ năng sống theo chu kỳ ở bất kỳ môi trường nào trẻ sống, ngay cả trẻ em vào các cơ sở giáo dục thì có thể đến thăm định kỳ và thực hành công tác xã hội.
Với một số trẻ còn người thân trong dòng họ thì cần hỗ trợ đầy đủ dụng cụ học tập, điều kiện học tập và tư vấn hỗ trợ tinh thần, nhất là lắng nghe nhu cầu của các em" - GS Huỳnh Văn Sơn nhấn mạnh.
Cần sự nâng đỡ, thấu hiểu
GS Huỳnh Văn Sơn
Với những trường hợp có nguy cơ sang chấn kéo dài, cần có các giải pháp trị liệu và dõi theo sự phát triển của các em để tránh những tổn thương sâu sắc. Những phản ứng về tâm lý, tinh thần của các em cần được phát hiện sớm để có sự can thiệp, hỗ trợ bằng các cách thức khoa học và bài bản nhất. Nếu điểm mấu chốt của tổn thương ở trẻ em là cảm xúc áp đảo và cảm giác tuyệt vọng thì chỉ có sự nâng đỡ, thấu hiểu toàn vẹn mới có thể làm cho các em mờ dần những nỗi đau chạm đáy...
GS Huỳnh Văn Sơn
2 học sinh Hà Tĩnh được trao tặng giải thưởng Kim Đồng Đó là em Bùi Thị Quỳnh Chi (Trường THCS Hoàng Xuân Hãn, huyện Đức Thọ) và em Trần Phạm Hoàng Linh (Trường Tiểu học 1, thị trấn Thạch Hà, Hà Tĩnh). Em Bùi Thị Quỳnh Chi - lớp 6C, Trường THCS Hoàng Xuân Hãn, huyện Đức Thọ Bùi Thị Quỳnh Chi - lớp 6C, Trường THCS Hoàng Xuân Hãn là liên đội trưởng...