Tranh vẽ tuyệt đẹp về bộ đội VN của họa sĩ Mỹ
Loạt tranh này xuất hiện trong ấn phẩm “The NVA and Viet Cong” xuất bản tại Mỹ, có nội dung giới thiệu quá trình phát triển của QĐND VN.
Sĩ quan Việt Minh ở Hà Nội năm 1954 (trái) và sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam ở Hà Nội năm 1955 (phải).
Các chiến sĩ du kích của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ.
Từ trên xuống: Đại Tướng Võ Nguyên Giáp, Tướng Văn Tiến Dũng, Tướng Chu Huy Mân, thập niên 1960 – 1970.
Các sĩ quan trong lực lượng Không quân Nhân dân Việt Nam năm 1972.
Các chiến sĩ pháo binh trong kháng chiến chống Mỹ.
Nhân viên Bộ Nội vụ đầu thập niên 1980.
Video đang HOT
Các loại huy hiệu gắn trên mũ của chiến sĩ và sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam năm 1987.
Chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam tại Campuchia năm 1988 và các loại phù hiệu cấp bậc trong hải quân.
Các chiến sĩ phục vụ tại biên giới phía Bắc những năm 1980.
Từ trái qua phải: Thượng tướng Lê Ngọc Hiền; Thượng uý hải quân; Thượng tá lục quân; Thượng tá không quân năm 1988.
Theo_Kiến Thức
Nga sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm hiện đại hóa quân đội với Việt Nam
Nga ngỏ ý sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm hiện đại hóa quân đội của mình với các quốc gia ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương
Trang mạng Army Recognition đưa tin, trong một cuộc họp báo ở Colombo, Thứ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Antonov cho biết:
Các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương như: Ấn Độ, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar, Malaysia, Indonesia và Trung Quốc là những đối tác hàng đầu của Moscow trong hợp tác kỹ thuật quân sự.
Vì vậy, Nga sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm hiện đại hóa quân đội của mình với các nước này.
Theo ông Antonov, có khoảng 3.000 học viên nước ngoài đang theo học tại các học viện thuộc Bộ quốc phòng Nga.
Hơn một nửa trong số này đến từ các quốc gia châu Á bao gồm: Afghanistan, Việt Nam, Lào, Campuchia, Trung Quốc và Myanmar.
Quân đội Nga trong những năm gần đây đã có bước phát triển đột phá trong việc tăng cường khả năng cơ động và sẵn sàng chiến đấu.
Quân đội Nga đã tiếp nhận các loại vũ khí và trang bị kỹ thuật hiện đại. Khả năng huấn luyện binh lính và sĩ quan cũng được cải thiện.
Ông Antonov cho biết, những thành công trong công tác hiện đại hóa quân đội của Nga đã được công nhận trên toàn thế giới.
"Chúng tôi nhận thấy sự quan tâm từ các quốc gia Nam và Đông Nam Á tới sự cải tổ quân đội Nga và chúng tôi sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm này" - ông Antonov nói.
Máy bay Su-30MK2 của Không quân Nhân dân Việt Nam.
Trong những năm gần đây, các quốc gia châu Á nói chung và khu vực Đông Nam Á nói riêng tiếp tục nhập khẩu một số lượng lớn vũ khí, trang bị quân sự của Nga.
Nhiều loại vũ khí do Nga sản xuất đã trở nên phổ biến trong khu vực như máy bay chiến đấu Sukhoi, tên lửa chống hạm, tên lửa phòng không,...
Việt Nam vốn là bạn hàng truyền thống và lâu đời của vũ khí Nga.
Trong những năm vừa qua, Việt Nam đã sở hữu nhiều loại vũ khí hiện đại của Nga như: tàu tên lửa Molniya, tàu hộ vệ tên lửa Gepard, hệ thống tên lửa bờ biển Bastion-P, tên lửa phòng không S-300, máy bay chiến đấu Su-27, Su-30MK2,...
Những khoảng trống chưa thể bù đắp của Không quân Việt Nam Một số chủng loại máy bay sau đây của KQVN hiện đã phải nghỉ hưu do hết hạn sử dụng nhưng vẫn để lại một khoảng trống to lớn, chưa thể bù đắp trong tương lai gần. Mil Mi-6 Hook là loại trực thăng vận tải hạng nặng do Liên Xô thiết kế, Mi-6 thực hiện chuyến bay đầu tiên ngày 5/9/1957 và...