Tránh những nguy cơ gây hại sức khỏe trong mùa hè
Mùa hè là thời điểm thuận lợi khiến một số chứng bệnh bùng phát. Hãy thực hiện những biện pháp phòng ngừa dưới đây để đẩy lùi những vấn đề sức khỏe thường gặp vào mùa hè.
Đau nửa đầu và đau đầu
Đau nửa đầu và đau đầu thường xảy ra quanh năm, song nhiều phụ nữ phàn nàn rằng họ phải trải qua các cơn đau nửa đầu và đau đầu nặng hơn vào mùa hè. Nheo mắt dưới ánh nắng mặt trời, kiệt sức do nhiệt và phơi nhiễm quá nhiều tia UV có thể là thủ phạm gây ra tình trạng trên. Để phòng ngừa những mối nguy này, hãy luôn đeo kính khi ra ngoài trời nắng, bôi kem chống nắng và tránh ở ngoài nắng quá lâu. Đảm bảo bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể để tránh bị mất nước và kiệt sức.
Nhiễm nấm
Nhiễm nấm là một vấn đề thường gặp trong mùa hè vì nhiều chị em và các bé gái tuổi teen thường dành quá nhiều thời gian trong bộ đồ bơi ẩm ướt. Nhiễm nấm cũng có thể xảy ra do sử dụng băng vệ sinh có mùi thơm.
Để tránh nhiễm nấm hãy thay quần áo khô ngay sau khi bơi, toát mồ hơi hoặc chơi đùa. Bạn cũng nên lựa chọn đồ lót bằng cotton và sử dụng băng vệ sinh không có hương thơm. Ngoài ra, bạn cần đi khám bác sĩ ngay nếu phát hiện các triệu chứng nhiễm nấm.
Nấm bàn chân
Video đang HOT
Đây không phải là một bệnh nhiễm trùng chỉ ảnh hưởng đến các vận động viên hoặc nam thanh niên lười vệ sinh. Bệnh nấm này cũng khá phổ biến ở phụ nữ trong những tháng mùa hè, đặc biệt là những người thường xuyên tập thể thao hoặc bơi ở những bể bơi công cộng. Loại nấm này tăng trưởng nhanh trong điều kiện môi trường nóng và oi bức như nhà vệ sinh công cộng hoặc thậm chí là giày tenis.
Để tránh nhiễm nấm bàn chân bạn nên mang theo giày tắm hoặc dép tới những phòng tắm công cộng, bể bơi hoặc xông hơi. Ngoài ra, nên thay tất và giày sau khi hoạt động bên ngoài. Tránh sử dụng giày nhựa vì có thể gây bí chân.
Ngộ độc thực phẩm
Đôi khi việc ăn một miếng salad khoai tây khi đi picnic cũng có thể gây kích thích dạ dày hoặc ngộ độc thức ăn. Các nghiên cứu cho thấy một lượng lớn các trường hợp ngộ độc thực phẩm trong mùa hè là do thực phẩm bị hỏng. Điều kiện thời tiết nóng và ẩm trong những tháng mùa hè khiến thực phẩm dễ bị hỏng. Ngộ độc thực phẩm có thể dẫn tới tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Để tránh ngộ độc thực phẩm, hãy bảo quản salad, sữa và thịt sống trong tủ lạnh cho đến khi sử dụng. Ngoài ra, nên nấu chín thực phẩm trước khi ăn để tránh mắc bệnh do đồ ăn chưa chín kỹ.
Theo thanhnien
Nắng nóng, làm thế nào tránh nguy cơ đột quỵ não?
Nắng nóng gay gắt có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng.
Say nắng nóng
Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Nguyễn Văn Bình cho biết, quá trình chuyển hóa các chất tạo năng lượng cung cấp cho các hoạt động nhằm để tồn tại sự sống của cơ thể.
Quá trình đó sinh ra nhiệt lượng, nhiệt lượng đó không thể tồn tích trong cơ thể mà được tiêu đi nhờ các cơ chế như: bốc hơi mồ hôi, sự dẫn truyền đối lưu với môi trường xung quanh, bức xạ nhiệt.
Quá trình sinh nhiệt và tiêu nhiệt sẽ được điều hòa cân bằng ở người khỏe trong môi trường bình thường.
Các quá trình tiêu nhiệt trên bị cản trở bởi nhiệt độ môi trường cao, độ ẩm ướt khi cơ thể phải làm việc trong môi trường không thuận lợi lâu sẽ làm thân nhiệt tăng.
Theo TS Nguyễn Văn Bình, thông thường, lao động nặng nhọc trong môi trường nóng, trời quá nắng vào buổi chiều thì dễ bị say nắng.
Tình trạng này có biểu hiện như: chóng mặt, mệt, dễ xúc cảm, buồn nôn và nôn, tiêu chảy, lú lẫn, sảng, mờ mắt, co giật, trụy tim mạch và mất ý thức da nóng và lúc đầu lấp xấp mồ hôi, sau đó khô, mạch mạnh lúc đầu, huyết áp lúc đầu tăng nhẹ nhưng sau đó hạ huyết áp.
Đột quỵ do nắng nóng biểu hiện bằng trụy tim mạch đột ngột và mất tri giác, rối loạn hành vi.
Việc chữa trị say nắng nóng cần hạ nhanh thân nhiệt và kiểm soát các tác động thứ phát. Cần khẩn trương đưa bệnh nhân vào chỗ mát, thoáng khí, cởi bỏ quần áo và phun hoặc lau nước mát khắp người.
Bệnh nhân nên nằm nghiêng hoặc được đỡ ở tư thế tay chống gối để bề mặt da hứng được càng nhiều gió càng tốt.
Có thể hỗ trợ một vài cách thức khác để giảm nhiệt: sử dụng khăn ướt lạnh đắp nách, bẹn, khuỷu, cổ, ngâm cả bàn tay và cẳng tay và nước mát, cho uống nước đường nhạt pha thêm ít muối.
Hình minh họa
Đột quỵ não
Bác sĩ Yên Lâm Phúc, Học viện Quân y lưu ý thêm, biểu hiện dễ thấy nhất của say nắng nóng là nóng sốt, nhiệt độ cơ thể có thể đến 39 độ C. Mồ hôi ra nhiều đến nỗi tóc thì ướt bết nhưng da lại khô, môi khô, vẻ mặt hốc hác. Mức độ nặng thì mặt đỏ lừ, nhịp tim, nhịp thở trở nên yếu ớt, huyết áp tụt, hôn mê và tử vong.
Khi nhiệt độ từ 40 độ C trở lên thì cần đi cấp cứu nếu không sẽ tử vong. Chỉ cho nạn nhân uống nước muối đường khi nạn nhân còn tỉnh và uống được. Tuyệt nhiên không cho uống khi nạn nhân hôn mê.
"Đột quỵ não có thể xảy ra mà thực chất là say nắng, say nóng mức độ nặng", bác sĩ Lâm Phúc lưu ý.
Theo bác sĩ Lâm Phúc, nguy cơ này dễ xảy ra ở người già, người có tiền sử đột quỵ, người có thể lực yếu, người bị tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, họ dễ bị đột quỵ não khi lao động gắng sức hoặc làm việc ngoài trời khi nhiệt độ quá cao.
Theo vietbao
Mẹo tránh nhức đầu Vài mẹo giúp bạn tránh được nhức đầu - một chứng đau chẳng dễ chịu chút nào. Tránh nghiến răng: Trừ phi bạn đang ăn hoặc nhai. Chỉ cần khép miệng mà không để 2 hàm răng đụng nhau trèo trẹo và cứ giữ như thế. Tập thể dục cho miệng: Thường xuyên có những bài tập cho miệng, như mở miệng to...