Mẹo tránh nhức đầu
Vài mẹo giúp bạn tránh được nhức đầu – một chứng đau chẳng dễ chịu chút nào.
Tránh nghiến răng: Trừ phi bạn đang ăn hoặc nhai. Chỉ cần khép miệng mà không để 2 hàm răng đụng nhau trèo trẹo và cứ giữ như thế.
Tập thể dục cho miệng: Thường xuyên có những bài tập cho miệng, như mở miệng to và xoay tròn khuôn miệng. Ban đầu bạn có thể nghe vài tiếng lách cách, nhưng những tiếng động này sẽ biến mất sau những lần tập kế tiếp.
Bỏ thói quen nhíu lông mày: Nếu bạn luôn có tật nhíu đôi lông mày lại với nhau, hãy ngừng ngay chuyện đó. Đây có thể là nguyên nhân khiến bạn tối ngày bị chứng nhức đầu hành hạ.
Thử mát xa đầu: Khi đau đầu, thử dùng tay mát xa những phần đang nhức để xem cơn đau có bớt không. Từ đó, xác định điểm có thể thư giãn các cơ căng cứng, giúp bạn giảm đau nhanh chóng.
Hình minh họa
Tập thể dục thường xuyên: Không gì có thể thay thế được tập luyện. Tập thể dục có thể giải quyết được hầu hết những vấn đề bệnh tật thông thường, từ cảm mạo, nhức đầu đến ho hen. Đây là phương pháp chữa trị hiệu quả nhất và cơn nhức đầu sẽ bay biến ngay khi một người tập luyện chăm chỉ và đều đặn.
Bổ sung đủ nước: Trong hầu hết trường hợp, uống nước có thể giúp bạn bớt nhức đầu, do cơn đau nhức này có thể là kết quả của quá trình mất nước. Tuy nhiên, uống quá nhiều nước cũng có thể gây nên vấn đề, vì nó làm giảm chất dinh dưỡng trong cơ thể.
Video đang HOT
Theo vietbao
Ung thư túi mật, ít gặp nhưng nguy hiểm
Ung thư túi mật là một bệnh lý tương đối hiếm gặp và có dự hậu xấu. Ở Việt Nam trước đây, ung thư túi mật ít được đề cập đến do thiếu phương tiện phát hiện, chỉ có một số trường hợp phát hiện qua phẫu thuật đường mật tụy hiện nay nhờ phương tiện siêu âm, chụp cắt lớp tỉ trọng, chụp đường mật ngược và đặc biệt với sự phổ biến của phẫu thuật nội soi, ngày càng có nhiều báo cáo về ung thư mà trước đó hoàn toàn không có dấu hiệu nào nghi ngờ trước và trong khi mổ.
Đây là một loại ung thư hiếm gặp nhưng điều trị khó do ung thư lan rộng, nhanh và thường di căn vào các cơ quan kế cận, nhất là vào gan làm cho việc cắt bỏ vô cùng khó khăn.
Dấu hiệu nhận biết thường không đặc hiệu
Về lâm sàng không có một triệu chứng đặc hiệu nào giúp chẩn đoán được ung thư túi mật. Những ung thư túi mật khi còn nhỏ thường không có triệu chứng, nó có thể được phát hiện tình cờ trong mảnh sinh thiết túi mật do viêm vả sỏi.
Khi ung thư túi mật đã có triệu chứng thì triệu chứng thường gặp nhất là đau hạ sườn phải thường xuất hiện trong 3/4 trường hợp hoặc đau vùng 1/4 trên bên phải, kế đến là bệnh nhân nhập viện trong tình trạng vàng da và gầy sút hoặc bệnh nhân nhập viện trong tình trạng buồn nôn và nôn.
Khoảng 10% bệnh nhân nhập viện với các triệu chứng gợi ý như viêm túi mật hoặc được phát hiện trong hoặc sau khi mổ túi mật.
Khám lâm sàng có thể phát hiện dấu hiệu vàng da, vàng mắt, sờ được khối hoặc mảng cứng nằm ở hạ sườn phải ngay dưới gan và di động theo nhịp thở trong khoảng 40% trường hợp. Triệu chứng cổ trướng hoặc các dấu hiệu của một ung thư màng bụng hoặc gan to do di căn ung thư xuất hiện trong khoảng 10% trường hợp.
Hình minh họa
Làm gì để chẩn đoán?
Siêu âm: Giúp chẩn đoán trong khoảng 70% trường hợp với các biểu hiện sau: dày thành túi mật, khối u trong túi mật kèm túi mật to với cấu trúc tăng âm hoặc hỗn hợp, đôi khi thấy được hình ảnh sỏi với bóng lưng.
CT scanner bụng giúp cho việc chẩn đoán với hình ảnh khối u ở vùng túi mật với bờ không đều hoặc hình ảnh di căn vào gan.
Ngoài ra, siêu âm và CT scanner còn giúp hướng dẫn chọc kim sinh thiết khối u giúp chẩn đoán tế bào học.
Nếu có điều kiện thì tiến hành siêu âm nội soi, độ nhạy của kỹ thuật này cao hơn hẳn siêu âm thông thường, ngoài ra, kỹ thuật này cũng giúp ích rất nhiều trong chẩn đoán sự lan rộng của ung thư, đặc biệt là phát hiện các hạch di căn quanh tế bào gan hoặc di căn vào đường dẫn mật chính.
Cần phân biệt với bệnh gì?
Các tổn thương túi mật sau đây có thể nhầm với ung thư túi mật:
Adenome túi mật, u mỡ, ứ đọng trong túi mật chất dạng cholesterol, polyp túi mật.
Trong trường hợp ung thư túi mật lan vào đường mật chính thì cần phân biệt với ung thư đường mật và ung thư đầu tụy.
Để phân biệt cần làm các xét nghiệm như siêu âm, CT scanner, chụp đường mật có cản quang hoặc nội soi ổ bụng.
Hình minh họa
Phương pháp điều trị
Do phần lớn trường hợp ung thư túi mật không được chẩn đoán sớm, do đó việc cắt bỏ để điều trị triệt để chỉ thực hiện được trong khoảng 15-30% trường hợp và hiện nay vẫn chưa có một sự thống nhất hoàn toàn trong việc cắt bỏ đến một mức độ nào. Sau cắt bỏ túi mật có thể bổ sung bằng chiếu xạ vùng quanh túi mật.
Trường hợp ung thư túi mật không cắt bỏ được mà có kèm theo vàng da thì một điều trị tạm thời được đề nghị là: đặt ống dẫn lưu qua nội soi hoặc qua gan hoặc xạ trị liệu cũng làm giảm đau và giảm vàng da vàng mắt trong 50% trường hợp, tuy nhiên, nó cũng không làm cải thiện được thời gian sống của bệnh nhân.
Trị liệu phối hợp nhiều thuốc cũng ít có kết quả trong trường hợp ung thư đường mật.
Tiên lượng ung thư túi mật phụ thuộc vào mức độ lan rộng của ung thư. Phần lớn ung thư túi mật khi phát hiện (75%) là đã quá giai đoạn mổ được. Trong trường hợp ung thư còn trong niêm mạc túi mật thì thời gian sống sót trên 5 năm lên đến 85%. Khi ung thư chưa vượt quá lớp cơ thành túi mật thì thời gian sống sót trên 5 năm lên đến 70%, nhưng khi ung thư đã lan đến lớp thanh mạc thì thời gian sống trên 5 năm chỉ còn dưới 5% và khi ung thư đã lan đến hạch quanh túi mật thì không có trường hợp nào thời gian sống trên 5 năm. Khi không cắt bỏ được thì tỉ lệ tử vong sau 1 năm lên đến 95%, chỉ có khoảng 5% là có thể sống sót sau 5 năm.
Theo vietbao
9 cách phòng bệnh cho bé Do sức đề kháng còn yếu nên bé rất dễ bị nhiễm virut, nhiễm bệnh. Một số lưu ý sau sẽ giúp bố mẹ hạn chế các nguy cơ nhiễm bệnh cho trẻ. 1. Cho bé tiêm phòng đầy đủ Tiêm phòng là cách quan trọng để bảo vệ bé khỏi bệnh tật. Vắcxin tiêm chủng có tác dụng ngăn ngừa bé khỏi...