Tránh ngay những thực phẩm này để ngừa bệnh tiểu đường
Nếu bị bệnh tiểu đường loại 2 hoặc có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thì việc lựa chọn chế độ ăn uống lành mạnh là một điều rất quan trọng.
Ảnh: Shutterstock
Ngoài ra, việc tránh xa những thực phẩm không thích hợp vốn làm tăng đường huyết cũng quan trọng không kém.
Dưới đây là 7 loại thực phẩm mà người có đường huyết cao nên tránh để kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn, theo Everydayhealth.
Gạo trắng
Trong một nghiên cứu được công bố vào tháng 6 năm 2010 trên tạp chí JAMA Internal Medicine, các nhà nghiên cứu tại Trường Y tế Công cộng Harvard (Mỹ) phát hiện những người ăn 5 hoặc nhiều phần cơm trắng mỗi tuần sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 trong khi những người thay thế ít nhất 1/3 lượng gạo trắng đã giảm 26% nguy cơ. Lý do là gạo trắng có ít chất xơ, đặc biệt là so với gạo lứt, và chất xơ từ gạo lứt có thể giúp giữ mức đường huyết ổn định.
Cơ thể chúng ta nhanh chóng tiêu hóa các thực phẩm được làm bằng bột tinh chế, chẳng hạn như bánh mì trắng, và quá trình tiêu hóa nhanh này có thể làm cho lượng đường huyết tăng lên.
Video đang HOT
Các loại nước có đường hoặc có ga
Để giữ cho đường huyết trong phạm vi bình thường, người có chỉ số đường huyết cao nên tránh uống nước có ga và đồ uống có đường khác. Trong một phân tích được công bố vào tháng 11.2010 trên tạp chí Diabetes Care (Chăm sóc bệnh nhân tiểu đường), các nhà nghiên cứu nhận thấy những người uống một hoặc hai loại đồ uống có đường có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn 26% so với những người uống ít hơn.
Thịt đỏ
Người có chỉ số đường huyết cao không cần phải cắt giảm thịt đỏ từ chế độ ăn uống, nhưng các nghiên cứu cho thấy ăn nhiều thịt đỏ và thịt chế biến, chẳng hạn như thịt xông khói và thịt nguội – chất béo bão hoà cao – có thể góp phần vào sự phát triển của bệnh đái tháo đường loại 2.
Một báo cáo công bố vào tháng 10.2011 trên Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Mỹ cho thấy những người ăn thịt chế biến – hot dog, xúc xích, hoặc thịt xông khói – mỗi ngày một lần tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Bạn có thể dễ dàng giảm nguy cơ bằng cách thay thế một khẩu phần thịt đỏ hoặc thịt chế biến bằng các nguồn protein lành mạnh hơn, như các loại hạt hoặc sản phẩm sữa ít chất béo.
Hầu hết thức ăn nhanh đều chứa nhiều chất béo, calo và muối, tất cả đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại, giảm cơ hội thành công trong việc giảm cân, và tăng lượng đường huyết. Một nghiên cứu được công bố vào tháng 4.2011 trên Tạp chí Dinh dưỡng cho thấy việc ăn một bữa ăn nhanh với chất béo làm tăng mức đường huyết lên 32% ở những người khỏe mạnh không bị bệnh tiểu đường.
Ngoài ra, thức ăn nhanh mặn cũng làm tăng huyết áp, đặc biệt nguy hiểm cho những người mắc bệnh tiểu đường, theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ.
Không rõ lý do tại sao một số người mắc bệnh tiểu đường loại 2 và một số thì không, nhưng thói quen ăn uống kém liên quan đến tình trạng này. Các loại thực phẩm đóng hộp nên đi vào danh sách thực phẩm nên tránh nếu một người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 hoặc muốn ngừa bệnh.
Thứ nhất, những thực phẩm này làm cho chúng ta khó đạt được mục tiêu giảm cân. Thứ hai, chúng có khuynh hướng có nhiều chất béo chuyển hóa làm tăng cholesterol xấu và hạ cholesterol tốt trong máu và cũng có thể gây viêm, dẫn đến bệnh tiểu đường. Ngay cả một lượng nhỏ chất béo bão hòa cũng có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ. Nên chọn đồ ăn nhẹ lành mạnh, như hạnh nhân, hoặc tự chế biến với các thành phần lành mạnh hơn.
Khi bạn nghĩ về chất béo bão hòa, thịt đỏ và bơ có lẽ sẽ là thứ bạn nghĩ đến đầu tiên, nhưng các sản phẩm sữa nguyên chất cũng chứa đầy chất béo bão hòa, vốn có thể đe dọa cuộc sống như bệnh tim. Nghiên cứu cho thấy chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa có liên quan đến béo phì và kháng insulin. Chuyển sang sản phẩm sữa không có chất béo hoặc 1% chất béo để đạt được tất cả các lợi ích của canxi mà không tăng calo để giúp giảm cân.
Ngọc Lam
Theo Thanhnien
Cải thiện sức khỏe từ hành lá
Hành lá giàu chất xơ, vitamin C, vitamin K, vitamin A, vitamin B2, flavonoid, chất đồng và kali. Điều thú vị là hành lá có hàm lượng calo thấp. Dưới đây là những lợi ích khác của hành lá:
Ảnh: Thái Nguyên
Trợ giúp tiêu hóa. Giàu chất xơ, hành lá giúp hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn. Ăn sống hay nấu chín đều đem lại công dụng giống nhau.
Tăng cường hệ miễn dịch. Hành lá chứa nhiều vitamin C và vitamin A nên giúp tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm trùng.
Kiểm soát lượng đường trong máu và ngừa bệnh tiểu đường. Hợp chất lưu huỳnh có trong hành lá có tác dụng giảm lượng đường trong máu, từ đó ngừa tiểu đường.
Ngừa cảm lạnh. Hành lá có đặc tính kháng khuẩn và chống vi rút. Ăn hành lá giúp ngừa các bệnh truyền nhiễm do vi rút như cảm lạnh cũng như giúp loại bỏ chất nhầy.
Chống ung thư. Chứa nhiều flavonoid và hợp chất allyl sulfide, hành lá giúp đẩy lùi các gốc tự do và ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư, từ đó chống lại ung thư.
Bảo vệ thị lực. Nguồn dồi dào vitamin A và carotenoid trong hành lá giữ cho đôi mắt khỏe mạnh và ngăn ngừa mất thị lực.
Tốt cho tim mạch. Hành lá rất giàu vitamin C và chất chống ô xy hóa có tác dụng đẩy lùi các gốc tự do cũng như giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Củng cố xương. Vitamin C, vitamin K và một số chất dinh dưỡng cần thiết khác trong hành lá giúp xương chắc khỏe.
Nhất Linh
Theo Thanhnien
5 cách giúp kiểm soát tốt đường huyết Khi bị tiểu đường loại 2, điều quan trọng là phải kiểm soát lượng đường huyếtcủa bạn. Vì nếu không đạt được cân bằng đường huyết, nguy cơ biến chứng từ bệnh tiểu đường tăng lên, theo everydayhealth. Hạn chế uống rượu để kiểm soát đường huyết tốt. ẢNH: SHUTTERSTOCK Ăn thêm chất xơ Chất xơ giúp thúc đẩy sức khỏe tiêu hóa...