Tranh luận bỏ đại học vì nghèo có phải hèn không?

Theo dõi VGT trên

Cộng đồng mạng tranh luận về chủ đề sinh viênkhả năng tự lập sau câu chuyện anh em song sinhNghệ An định bỏ đại học vì hoàn cảnh nghèo khó.

Câu chuyện muốn bỏ đại học vì nghèo gây ra cuộc tranh luận trên mạng sau khi anh em sinh đôi Tuấn – Tùng (Nghệ An) đỗ một trường đại học lớn ở Hà Nội nhưng không có điều kiện nhập học.

Bố của hai nam sinh mất khi Tuấn – Tùng mới 2 tuổi, một mình mẹ tần tảo nuôi con ăn học. Ngày biết mình trúng tuyển, hai anh em giấu không cho mẹ biết và định không nhập học mà kiếm việc làm thêm. Nhưng ước mơ bao nhiêu năm được vào giảng đường đại học trỗi dậy, họ đã tâm sự với mẹ mong muốn được đến trường.

Một trong hai anh em chia sẻ nếu được đi học, cả 2 sẽ cùng cố gắng cho tương lai. “Nhưng nhà nghèo quá, chắc chúng em phải nghỉ học thôi”, Tùng nói.

Câu chuyện nhận được sự cảm thông, chia sẻ và lấy đi nước mắt của nhiều người. Nhưng ở góc nhìn khác, không ít ý kiến cho rằng tại sao lại dễ dàng bỏ cuộc khi đã đỗ đại học. Các em đã 18 tuổi, có sức khỏe, kiến thức, tại sao lại đầu hàng quá sớm?

Đừng đổi lỗi cho hoàn cảnh

Chia sẻ trên mạng xã hội, thành viên N.B.L. kể năm 13 tuổi, anh đã phải làm “bục mặt”, mùa hè xin đi gặt mướn 3 ngày để lấy tiền mua quần áo, sách vở. 17 tuổi “bẻ gẫy sừng trâu”, anh đi cắt kéo vác đất.

Nếu 17 tuổi, thân thể khỏe mạnh, học sinh phải nghỉ học vì nghèo thì hèn lắm. Nhất là bây giờ thời đại số, sinh viên có nhiều điều kiện để làm thêm. Nhiều bạn sinh viên tự kiếm tiền trang trải chi phí 4 năm đại học mà không cần một đồng chu cấp của bố mẹ. Vậy tại sao các em sức dài vai rộng lại bỏ học vì không có tiền?

Theo quan điểm của N.B.L., bố mẹ càng nghèo, các con càng phải có trách nhiệm và bươn trải. Có nhiều công việc như nhân viên bưng bê, chạy Grab, làm bảo vệ, đi dạy thêm… Điều quan trọng là quyết tâm tự lập để thoát nghèo.

Lê Vũ Anh Thư – cô gái sinh năm 2000, cựu học sinh THPT Việt Đức, Hà Nội – nêu ý kiến hai bạn trên quá phụ thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh.

Cô gái vừa trúng tuyển đại học, vừa đủ điều kiện du học tại Đức nhưng quyết định dừng học một năm để đi làm thêm này cho rằng hoàn cảnh của các bạn rất khó khăn nhưng cả hai đều đã đủ 18 tuổi, chịu hoàn toàn trách nhiệm về bản thân. Nếu cần thiết các bạn có thể vay tạm tiền để vừa học vừa làm, xoay sở cuộc sống.

Trường hợp không thể xoay sở trong năm đầu tiên, các bạn nên lùi ước mơ của mình một năm chứ không thể dễ dàng từ bỏ.

Tranh luận bỏ đại học vì nghèo có phải hèn không? - Hình 1

Anh Thư quyết định dừng học một năm để làm thêm. 10X cho rằng không thể từ bỏ giấc mơ đại học một cách dễ dàng, dù kinh tế khó khăn. Ảnh: NVCC.

Anh Thư chia sẻ vào đại học chậm một vài năm không phải việc tồi tệ hay gây hại, đôi khi lại giúp sinh viên vững vàng hơn về kiến thức xã hội, kinh nghiệm cuộc sống. Điều quan trọng là mỗi người cần có ý chí và tinh thần cầu tiến, vươn lên trong cuộc sống, có tự trọng, tự chủ.

Chính vì vậy, trước khi đi du học, Anh Thư nghỉ một năm để làm “sale marketing” cho công ty về trẻ em và tham gia tổ chức các sự kiện ngoài giờ hành chính. Ngoài ra, cô còn dạy gia sư.

10X nói du học đồng nghĩa việc sẽ tự lập ở một nơi xa lạ, không có sự trợ giúp của người thân. Vì vậy, Anh Thư muốn chuẩn bị thật tốt cho việc này. Làm thêm không vất vả như mọi người đã nghĩ. Công việc này giúp cô hiểu và thương bố mẹ mình hơn.

“Đi làm thêm khiến em bắt buộc phải dậy sớm, thức khuya vì trách nhiệm của mình với cơ quan, phải dẹp cái tôi của chính mình để hoà nhập và cộng tác, cũng như tìm niềm vui từ chính những vất vả khó khăn”, Anh Thư nói.

“Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường”

Ở một góc nhìn khác, nói về các trường hợp học sinh gặp khó khăn, thầy Vũ Khắc Ngọc – giáo viên tại Hà Nội – cho hay thực sự với mức học phí của các đại học “tự chủ tài chính” như hiện tại và mức chi tiêu đắt đỏ ở thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, việc học đại học ntrở nên xa xỉ với nhiều học trò ở vùng nông thôn nghèo.

Riêng về trường hợp nam sinh ở Nghệ An có ý định nghỉ học vì nghèo, thầy Ngọc cho rằng thực tế, nhiều người ở nông thôn chưa từng đến Hà Nội hay TP.HCM nên không hình dung ra có những cơ hội làm thêm nào để cải thiện thu nhập. Họ cảm thấy lo sợ trước những rủi ro ở đó nhiều hơn.

Tranh luận bỏ đại học vì nghèo có phải hèn không? - Hình 2

Sinh viên đi làm thêm. Ảnh: Diệp Sa.

Bây giờ, nếu đặt ra câu hỏi: “Em sẽ làm thêm việc gì? Ở đâu? Mất bao lâu để tìm được công việc làm thêm phù hợp?”, 80% sinh viên năm thứ nhất mới nhập học chưa thể trả lời được.

Theo khảo sát của thầy Ngọc, chi phí để đi nhập học lần đầu của một sinh viên khoảng từ 5 đến 20 triệu đồng, chưa kể các khoản ăn, ở, đi lại.

Trước khi nghĩ tới việc có thể đi làm thêm và tìm được việc làm thêm, họ vẫn phải lo khoản tiền đó. Việc này với nhiều gia đình ở nông thôn là quá sức.

Thầy Ngọc gửi lời khuyên: “Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường”. Bản thân thầy cũng từng xuất thân trong hoàn cảnh rất nghèo và rất khó. Chỉ cần các em chăm chỉ, nỗ lực và có ý chí, kiểu gì cũng tìm ra cách để tiếp tục giấc mơ giảng đường.

Theo Zing

Giật mình lý do "cậu ấm", "cô chiêu" bỏ đại học đi học nghề

Những "cậu ấm","cô chiêu" được gia đình chăm sóc chu đáo, đầu tư học tập với mong muốn có một tấm vé vào giảng đường đại học. Thế nhưng, khi đã trúng tuyển vào những trường đại học uy tín, sau một thời gian, họ lại bỏ ngang để chuyển sang... học nghề.

Bị cho là điên khi bỏ đại học

Sau nhiều lần hẹn, cuối cùng chúng tôi đã gặp Nguyễn Thanh Ngọc. Ngọc hiện đang học nghề liên quan đến lĩnh vực quản trị khách sạn và du lịch. Quá trình đi đến quyết định từ một sinh viên đại học trở thành sinh viên trường trung cấp, với Ngọc là một cuộc đấu tranh nội tâm lớn.

Thậm chí, em từng bị khủng hoảng tinh thần một thời gian vì bạn bè cho rằng em là "con điên". Lý do bởi em đang là một sinh viên học ngành chất lượng cao ở trường đại học Ngân hàng TP.HCM lại bỏ học giữa chừng.

Ngọc kể rằng, từ nhỏ ba mẹ cưng chiều nên em như con mọt sách, chỉ biết tập trung học hành. Những lúc rảnh, Ngọc chơi với em gái và những anh chị họ hàng. Em tuyệt đối không hề có thói đua đòi như một số bạn bè cùng trang lứa.

Ngọc chia sẻ: "Nhiều bạn bè của em được cưng chiều nên đòi gia đình mua sắm, đi chơi đủ kiểu. Còn em chỉ biết học hành chăm chỉ, rảnh thì phụ ba mẹ bán hàng. Có lẽ nhờ sớm tiếp cận với buôn bán, tính toán tiền bạc nên em học giỏi các môn tự nhiên hơn. Suốt 12 năm học, em đều là học sinh giỏi. Năm 2015, khi vừa tốt nghiệp THPT, em đã nộp hồ sơ vào trường đại học nổi tiếng ở TP.HCM. Với 23 điểm, em thừa sức đậu vào ngành Quản trị kinh doanh của trường này".

Sau khi trúng tuyển, nhà trường cho biết, trường có hai cơ sở cho sinh viên học. Một cơ sở học tại quận Thủ Đức, cách trung tâm thành phố 20km, dành cho sinh viên hệ chính quy lớp thường. Cơ sở trung tâm thành phố chỉ dành cho những sinh viên học hệ đào tạo chất lượng cao và phải đóng số tiền hơn 30 triệu đồng/năm.

Xót con gái phải đi học xa, ba mẹ Ngọc quyết định cho con gái mình học tại cơ sở trung tâm thành phố. Học xong năm đầu đại học, Ngọc cho rằng, so với khả năng tiếp thu bài vở, những môn học này không mấy khó khăn với em.

Ngoài ra, Ngọc nghĩ đi làm chẳng hề vận dụng các kiến thức trên. Trong khi đó, em tốn một khoản tiền lớn hàng năm của ba mẹ để tích lũy các kiến thức này.

Giật mình lý do cậu ấm, cô chiêu bỏ đại học đi học nghề - Hình 1

Thanh Ngọc chia sẻ với PV về câu chuyện thành công bước đầu khi rẽ lối học nghề. (Ảnh: Lành Nguyễn).

Từ suy nghĩ đó, Ngọc đấu tranh nội tâm về việc có nên hay không việc tiếp tục học đại học. Ngọc kể: "Mặc dù là dân thành phố, ba mẹ có điều kiện nuôi em học hết chương trình đại học nhưng em luôn tự hỏi, học xong với những kiến thức đó, nếu xin việc làm cũng khởi đầu mấy triệu đồng như những anh chị đi trước tốt nghiệp đại học chia sẻ thì việc gì mình phải lao đầu vào? Nhưng ngặt nỗi, dù sao, trong họ hàng, em là đứa học giỏi, được nhiều người kỳ vọng, nếu bỏ đại học, sẽ bị nhiều người nói lên nói xuống".

Sau nhiều đêm tự trằn trọc suy nghĩ về hướng đi cho tương lai, Ngọc cho rằng, đời mình sẽ do mình quyết định, mình cần có trách nhiệm với công việc, đam mê của mình. Sau đó, Ngọc thông báo với cha mẹ quyết định từ bỏ đại học chuyển sang học nghề mà em yêu thích.

Ngọc bị nhiều người chỉ trích khi bỗng dưng bỏ đại học, nhất là ngành học mà bao bạn trẻ mơ ước vì điểm đầu vào cao chót vót. Ngọc cho biết: "Bạn bè trong nhóm nghe tin em thôi đại học giữa chừng, ai cùng bảo: "Mày điên hả Ngọc". Sau khi rời đại học, Ngọc bắt đầu vừa học, vừa làm cho một nhà hàng sang trọng tại quận 1, TP.HCM. Tại trường mình theo học nghề, Ngọc đã vinh dự nhận được bằng khen do sở GD&ĐT TP.HCM phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức tại TP.HCM.

Ngọc cho biết, mặc dù chưa chính thức ra trường nhưng với những kiến thức em học được, cộng thêm kinh nghiệm làm việc, em đã được ban giám đốc công ty đề bạt chức Trưởng phòng Quản lý. Hiện, với mức lương hơn 10 triệu đồng/tháng em có thể nuôi bản thân, phụ ba mẹ nuôi em gái".

Dứt khoát từ bỏ để làm lại

Khác với Ngọc, nam sinh Đàm Đăng Khoa (21 tuổi, ngụ quận 4, TP.HCM) cho biết, với điểm số 23.5, Khoa dư điểm vào ngành Công nghệ chế tạo tại trường đại học Bách khoa - đại học Quốc gia TP.HCM.

Khoa cho biết: "Em sinh ra trong hoàn cảnh đặc biệt, ba mẹ đều làm công nhân và em là con duy nhất". Từ nhỏ, Khoa đến trường đều được ba mẹ đưa đi đón về, đúng tiêu chuẩn của một "cậu ấm" Sài thành. Ước mơ lớn nhất của ba mẹ Khoa là con được học đại học để mở mày mở mặt với họ hàng, có tương lai sáng sủa hơn.

Giật mình lý do cậu ấm, cô chiêu bỏ đại học đi học nghề - Hình 2

Đăng Khoa cho biết, học nghề mình yêu thích sẽ hào hứng và đam mê hơn.

Khoa nhớ lại, lúc học đại học, em vẫn được mẹ chở đi. Thương ba mẹ, Khoa luôn cố gắng đạt thành tích tốt trên giảng đường đại học để ba mẹ được mở mày mở mặt. Nhưng một thực tế, nhiều sinh viên lấy cái bằng đại học xong đi chạy xe grab, hay làm công nhân, phục vụ khiến Khoa không còn hứng thú với việc học. Chính vì vậy, học xong hai năm đầu chương trình đại học, em quyết định bỏ ngang và xin học nghề.

Với vốn tiếng Anh khá, ngoại hình chuẩn, cộng thêm chuyên môn tốt, em tự tin rằng, mình sẽ sớm có việc làm như mong muốn sau hai năm học nghề. Trong khi đó, bạn bè của em đang học đại học phần lớn vẫn rất mơ hồ, thậm chí nhiều bạn nợ môn, có thể kéo dài chương trình học đến 6-7 năm mới lấy được bằng đại học.

Trao đổi với PV, Thạc sĩ Trần Phương, Hiệu trưởng trường Trung cấp Việt Giao chia sẻ: "Tôi cho rằng các bạn sinh viên đại học bỗng dưng chọn học nghề là những người hiểu rõ nhu cầu việc làm hiện nay - thừa thầy thiếu thợ. Thứ hai các bạn muốn chọn học thực hành nhiều hơn lý thuyết để vận dụng thực tế nhanh hơn. Thứ ba là xu hướng nhận thức xã hội đã hiểu được vai trò của trường nghề trường đại học nên không còn nặng nề khi các bạn chuyển hướng sang học nghề. Các bạn không chọn hướng nghiên cứu khoa học, học thuật, nhà khoa học thì các bạn có thể rẽ sang học nghề mình yêu thích trở thành "nhất nghệ tinh, nhất thân vinh".

Thạc sĩ Lê Hồng Việt, Trưởng phòng Tuyển sinh trường Cao đẳng Kent cho biết: "Có rất nhiều sinh viên sau khi vào học được 1-2 năm ở các trường đại học thì đã chuyển sang học cao đẳng. Khi chúng tôi tiếp xúc với sinh viên, các bạn chia sẻ ở trường đại học, chương trình học lý thuyết nặng quá và một phần cũng là do lúc trước ba mẹ các em muốn các em học đại học, nhưng khi trúng tuyển đại học, các em cho rằng càng học càng chán".

Giật mình lý do cậu ấm, cô chiêu bỏ đại học đi học nghề - Hình 3

Thạc sĩ Trần Phương, Hiệu trưởng trường Việt Giao chia sẻ về học nghề.

Chia sẻ với PV, ông Nguyễn Văn Hoàng, Trưởng phòng Nhân sự công ty M.K. (quận 9, TP.HCM) chuyên sản xuất và cung cấp suất ăn công nghiệp cho biết: "Công ty tôi chuyên tuyển nhân sự từ các trường nghề hơn. Bởi vì thực tế, các bạn sinh viên nghề biết rõ nhu cầu bản thân mình cần việc làm, cần có thu nhập ổn định, họ cũng định giá được giá trị bản thân thực tế hơn so với nhiều bạn sinh viên đại học mới ra trường. Qua thực tế tuyển dụng, chúng tôi nhận thấy, các bạn sinh viên đại học mới ra trường khi tham gia ứng tuyển những vị trí việc làm tại công ty chúng tôi, họ thường đỏi hỏi mức lương, chế độ đãi ngộ rất cao. Tôi nghĩ rằng, việc một số bạn học đại học bỗng dưng bỏ qua học nghề là họ đã nhận thức được việc quan trọng của mình sau khi ra trường, họ cần việc làm, cần thu nhập ổn định...".

Chia sẻ với PV, thạc sĩ Lê Văn Nam, chuyên gia tâm lý học đường tại TP.HCM cho biết: "Qua nhiều năm tư vấn hướng nghiệp tại các trường THPT, trường THCS tại nhiều địa phương, tôi nhận thấy, xu hướng nhận thức của phụ huynh, học sinh về việc học nghề hiện nay đã thay đổi. Những năm trước, xã hội chuộng hình thức học đại học để sau ra trường có việc nhẹ, lương cao. Hiện nay tại TP.HCM, nhiều trường học cũng chú trọng việc tư vấn hướng nghiệp cho học sinh ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường tại các bậc học".

Theo nguoiduatin

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Mỹ nhân Trung Quốc vượt mặt cả Lưu Diệc Phi lẫn Triệu Lệ Dĩnh quá sốc: "Ngoan xinh yêu" nhất Cbiz không ai ghét nổiMỹ nhân Trung Quốc vượt mặt cả Lưu Diệc Phi lẫn Triệu Lệ Dĩnh quá sốc: "Ngoan xinh yêu" nhất Cbiz không ai ghét nổi
05:59:45 22/01/2025
Chúc Anh Đài đẹp nhất màn ảnh bị chê trông như bà lão 70 tuổiChúc Anh Đài đẹp nhất màn ảnh bị chê trông như bà lão 70 tuổi
05:58:51 22/01/2025
Cách cắm cành tuyết mai nở đều, đẹp và giữ được lâuCách cắm cành tuyết mai nở đều, đẹp và giữ được lâu
06:43:02 22/01/2025
'Cậu ấm' nhà Trump đã lớn nhưng có người yêu chưa?'Cậu ấm' nhà Trump đã lớn nhưng có người yêu chưa?
07:32:30 22/01/2025
Ông Trump đã hủy những sắc lệnh nào của ông Biden ngay sau khi nhậm chức?Ông Trump đã hủy những sắc lệnh nào của ông Biden ngay sau khi nhậm chức?
07:16:59 22/01/2025
Táo Quân 2025 tung trailer chính thức, hé lộ nhiều câu nói ấn tượngTáo Quân 2025 tung trailer chính thức, hé lộ nhiều câu nói ấn tượng
05:56:15 22/01/2025
Clip: Hải Tú "quắn quéo" khi bất ngờ được Sơn Tùng gọi với danh xưng đặc biệtClip: Hải Tú "quắn quéo" khi bất ngờ được Sơn Tùng gọi với danh xưng đặc biệt
06:20:55 22/01/2025
Showbiz Việt từng có đám cưới sao nữ với con trai tỷ phú: Loạt chi tiết cực xa hoa, 2 quy tắc giống lễ ăn hỏi Phương Nhi và thiếu gia Vingroup!Showbiz Việt từng có đám cưới sao nữ với con trai tỷ phú: Loạt chi tiết cực xa hoa, 2 quy tắc giống lễ ăn hỏi Phương Nhi và thiếu gia Vingroup!
07:50:11 22/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Tỉ phú Musk gây tranh cãi với cử chỉ 'chào Hitler' trong lễ nhậm chức của Tổng thống Trump

Tỉ phú Musk gây tranh cãi với cử chỉ 'chào Hitler' trong lễ nhậm chức của Tổng thống Trump

Thế giới

08:16:19 22/01/2025
Đây không phải là chiến thắng bình thường. Đây là ngã ba đường của nền văn minh nhân loại. Chiến thắng này thực sự quan trọng. Cảm ơn vì đã giúp điều này xảy ra! Cảm ơn , ông Musk hào hứng nói.
Đặt camera trong KTX để biết "trung bình" sinh viên ngày giáp Tết: Thân ở trường học nhưng tâm hồn đã về quê từ bao giờ

Đặt camera trong KTX để biết "trung bình" sinh viên ngày giáp Tết: Thân ở trường học nhưng tâm hồn đã về quê từ bao giờ

Netizen

08:10:08 22/01/2025
Những ngày giáp Tết, ai cũng háo hức, mong chờ giây phút được đoàn tụ bên gia đình. Đặc biệt là các bạn sinh viên đi học xa nhà, niềm háo hức ấy còn được nhân lên gấp bội.
Nữ ca sĩ nổi tiếng tuổi Tỵ sắp cưới doanh nhân kém 3 tuổi là ai?

Nữ ca sĩ nổi tiếng tuổi Tỵ sắp cưới doanh nhân kém 3 tuổi là ai?

Sao châu á

08:05:26 22/01/2025
Sở hữu âm sắc trong trẻo cùng kỹ thuật thanh nhạc tốt, Beyoncé xứ Hàn Ailee vẫn duy trì sức hút sau hơn một thập kỷ gắn bó với làng nhạc Hàn Quốc.
Cải vàng, mai anh đào khoe sắc ở đồi hoa xóm Mừng, Hòa Bình

Cải vàng, mai anh đào khoe sắc ở đồi hoa xóm Mừng, Hòa Bình

Du lịch

08:04:41 22/01/2025
Xóm Mừng nằm ở vị trí cao nhất của xã Hợp Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình, từ lâu đã thu hút du khách bởi khí hậu mát mẻ, những mái nhà sàn ẩn hiện bên ruộng bậc thang.
Cuối năm rồi, bạn hãy khẩn trương bỏ ngay 6 món đồ này để xua đi những điều kém may mắn trong nhà

Cuối năm rồi, bạn hãy khẩn trương bỏ ngay 6 món đồ này để xua đi những điều kém may mắn trong nhà

Sáng tạo

08:00:43 22/01/2025
Năm này qua năm khác, gia đình thực sự tích lũy quá nhiều thứ không cần thiết, thậm chí có những thứ họ biết sẽ không bao giờ dùng đến nữa nhưng vẫn không vứt đi đúng lúc.
Sao Việt 22/1: Trung Quân mua nhà mới, Ngô Thanh Vân rạng rỡ bên chồng trẻ

Sao Việt 22/1: Trung Quân mua nhà mới, Ngô Thanh Vân rạng rỡ bên chồng trẻ

Sao việt

08:00:08 22/01/2025
Trung Quân khoe món quà tự thưởng cho bản thân sau một năm làm việc chăm chỉ, Ngô Thanh Vân cùng ông xã chụp bộ ảnh mới đón Tết.
Nóng: Justin Bieber chính thức lên tiếng vụ unfollow vợ, nhưng cú twist sau đó mới khiến dân mạng toàn cầu hoang mang hơn cả!

Nóng: Justin Bieber chính thức lên tiếng vụ unfollow vợ, nhưng cú twist sau đó mới khiến dân mạng toàn cầu hoang mang hơn cả!

Sao âu mỹ

07:52:55 22/01/2025
Những cú twist liên tiếp làm cư dân mạng cảm thấy xoay như chong chóng . Trước đó, nhiều người nêu thuyết âm mưu vợ chồng Justin Bieber gặp trục trặc, rồi ekip chiêu trò...
'Anh hùng xạ điêu' của Tiêu Chiến lập thành tích 'khủng' dù chưa ra mắt

'Anh hùng xạ điêu' của Tiêu Chiến lập thành tích 'khủng' dù chưa ra mắt

Phim châu á

07:17:49 22/01/2025
Bất chấp những ý kiến trái chiều, Anh hùng xạ điêu có Tiêu Chiến - Trang Đạt Phi đóng chính vẫn là phim tết được mong chờ nhất tại Trung Quốc dịp Tết Nguyên đán.
Lừa đảo ký hợp đồng mua bán nhà rồi cuỗm tiền của khách hàng

Lừa đảo ký hợp đồng mua bán nhà rồi cuỗm tiền của khách hàng

Pháp luật

07:09:59 22/01/2025
Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh đang tìm người liên quan đến vụ án Lê Xuân Định can tội: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Công ty TNHH đầu tư phát triển nhà Khương Điền, Công ty TNHH đầu tư phát triển nhà Phúc Phát Điền.
Loài động vật đầu tiên biết đặt tên cho nhau giống con người, sử dụng ngôn ngữ riêng để gọi nhau

Loài động vật đầu tiên biết đặt tên cho nhau giống con người, sử dụng ngôn ngữ riêng để gọi nhau

Lạ vui

06:42:52 22/01/2025
Một khảo sátcho thấy những con voi ở Công viên Quốc gia Amboseli của Kenya dường như gọi nhau bằng những tên riêng bằng cách sử dụng những tiếng ầm ầm trầm và phức tạp.
Không thời gian - Tập 32: Quý giúp Hồi vì muốn trả ơn

Không thời gian - Tập 32: Quý giúp Hồi vì muốn trả ơn

Phim việt

06:41:35 22/01/2025
Vì mang ơn cứu mạng của Thương - người chị thân thiết với Hồi, Quý muốn làm điều gì đó để giúp người đồng hương với mình.