Tránh lạm dụng văn mẫu: Nhìn từ chương trình sách giáo khoa
Việc lạm dụng văn mẫu trong nhiều năm gần đây ở các cấp học có nhiều nguyên nhân.
Ảnh minh họa: Thiên Thanh.
Trong phạm vi bài viết này chúng tôi chỉ xin đưa ra một số ý kiến từ chương trình và sách giáo khoa, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng văn mẫu.
Nguồn gốc của sự “áp đặt”
Có thể nói đối với lĩnh vực giáo dục, việc xây dựng chương trình và bộ sách giáo khoa nói chung là vô cùng quan trọng, nó quyết định tới cả một nền giáo dục và tác động đến hàng triệu người, có khi tới nhiều thế hệ.
Việc xây dựng chương trình và sách giáo khoa từ năm 2008 đến nay đã có nhiều thay đổi tích cực khi ta gộp ba phân môn Văn học (Lịch sử và tác phẩm văn học), Làm văn, Tiếng Việt thành một cuốn Ngữ văn ở cả THCS và THPT.
Tuy nhiên sau nhiều năm thực hiện, bộ sách cũng bộc lộ một số bất cập và hạn chế, tạo điều kiện cho văn mẫu có đất sinh sống.
Trước hết, chúng tôi thấy đa số các nhà biên soạn sách giáo khoa lại cũng là tác giả, đồng tác giả của các cuốn sách tham khảo “ăn theo” chương trình và được các nhà xuất bản, các đơn vị làm sách hào hứng đón nhận trong đó nhiều cuốn, nhiều bài lại chính là bài văn mẫu bám sát chương trình sách giáo khoa và các dạng đề thi thường gặp.
Bên cạnh đó, việc chương trình nặng về lịch sử và văn bản văn học với tính hàn lâm, kinh viện có lúc mang tính áp đặt kiến thức khiến cả người dạy, người học cũng vất vả và không có sự đổi mới, sáng tạo.
Chương trình Ngữ văn nhiều khi đòi hỏi học sinh trở thành những nhà nghiên cứu, phê bình văn học mà không chú ý tới năng lực ở từng nhóm đối tượng học sinh. Học sinh ít có cơ hội trình bày một vấn đề hay thuyết trình trước tập thể để bộc lộ quan điểm và bảo vệ quan điểm của mình.
Cùng với đó việc tạo lập những văn bản cần thiết trong đời sống hiện nay như đơn thư, hợp đồng, báo cáo, biên bản, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm… ít được chú trọng nên dẫn đến tình trạng học xong phổ thông nhưng không viết nổi những văn bản khi cần sử dụng.
Về sự bất cập của sách giáo khoa, Tiến sĩ Nguyễn Ái Học, giảng viên Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng: “…các nhà làm chương trình THPT đã gom các môn Tiếng Việt, làm văn, học văn bản văn chương, học văn bản hành chính, học văn bản nhật dụng… vào trong một bộ môn có tên là môn Ngữ văn theo tư tưởng dạy học tích hợp. Môn Văn đã chịu “oan” và mất vị thế.
Video đang HOT
Cái gọi là học văn, xưa nay và ngày nay vẫn cần được hiểu là học lịch sử văn học và tác phẩm văn học – môn học thuần túy về một nghệ thuật (gợi cảm thẩm mỹ) nay trở thành một mớ hổ lốn, gây rất nhiều khó khăn, trắc tréo, chán ngán cho giáo viên và học sinh.
Tích hợp là tư tưởng dạy học khoa học, tích cực. Nhưng gán ghép một cách cơ học các bộ môn thuộc các phạm trù khoa học khác nhau rồi bảo đó là dạy học tích hợp là làm rối loạn, làm mờ đặc trưng bộ môn Văn.
Tôi chưa có dịp hiểu rõ khái niệm Ngữ văn được dùng trong nhà trường ở các nước trên thế giới. Ở Việt Nam, việc sáp nhập các môn thành môn Ngữ văn theo tinh thần dạy học tích hợp như ta thấy là chưa có sự chuẩn bị hợp lý, dẫn đến thất bại, gây hậu quả nghiêm trọng.
Nói cho đầy đủ: Người đưa tư tưởng tích hợp vào dạy học văn trong nhà trường Việt Nam là người có ý thức cấp tiến, am hiểu về giáo dục hiện đại. Nhưng việc thực thi là thất bại”.
Hạn chế sách tham khảo, văn mẫu
Hiện nay, chúng ta đang bắt đầu thực hiện Chương trình GDPT 2018 với lớp 2, lớp 6 và theo lộ trình năm học 2022 – 2023 sẽ tiếp tục thực hiện với các lớp 3, 7, 10 với phương châm một chương trình – nhiều bộ sách. Việc có nhiều bộ sách là rất cần thiết để người dạy, người học có sự lựa chọn phong phú đáp ứng nhu cầu, năng lực của người học.
Nhưng theo tôi trong chương trình cũng như từng bộ sách cũng cần dành những thời lượng nhất định để bản thân người dạy có thể lựa chọn các bài phù hợp để đưa vào giảng dạy theo khung chương trình nhằm phát huy sự chủ động, sáng tạo của giáo viên, học sinh theo hướng mở.
Như vậy bản thân người dạy cũng có thể là tác giả sách giáo khoa với những đơn vị kiến thức được định hướng trong chương trình.
Tuy nhiên, với các bộ sách đang thực hiện ở các lớp 2, lớp 6 hiện nay cũng đang bộc lộ những hạn chế, bất cập, lựa chọn những văn bản còn gây nhiều tranh cãi hoặc thay đổi, cắt xén tác phẩm một cách tùy tiện của các nhà soạn sách khiến dư luận bức xúc.
Bản thân là giáo viên đang trực tiếp giảng dạy, chúng tôi kì vọng các bộ sách giáo khoa tới đây cần được thẩm định một cách kỹ lưỡng để đảm bảo tính khoa học, tính giáo dục nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong việc chiếm lĩnh tri thức cũng như tránh được tình trạng văn mẫu tràn lan hiện nay.
Hoạt động dạy và học theo chương trình mới cũng cần tránh những kiến thức hàn lâm, kinh viện mà cần gắn với đời sống thực tế, sự thay đổi và phát triển của xã hội, nhất là giúp học sinh tạo lập được những văn bản cần thiết phục vụ cho cuộc sống của đa số học sinh, sau đó mới hướng tới những học sinh có năng lực văn chương, có khả năng thẩm bình văn học để các em có cơ hội phát triển theo con đường văn học sau này.
Bên cạnh đó, các nhà soạn sách cũng tránh việc ra những sách tham khảo với những bài văn mẫu như trước đây mà thay vào đó là những tư liệu văn học liên quan đến tác giả, tác phẩm đang được học cũng như những nhận định, đánh giá về các tác giả, tác phẩm đó để giáo viên, học sinh có điều kiện mở rộng hơn từ những vấn đề ngoại văn bản.
Để làm được điều này các nhà soạn sách cần bám sát mục tiêu của chương trình tổng thể, nâng cao tính khoa học, chuyên nghiệp trong việc biên soạn chương trình đồng thời lắng nghe những ý kiến đóng góp của dư luận, nhất là các nhà khoa học, các nhà giáo.
Tôi rất đồng tình với ý kiến của nhà thơ Đỗ Trung Lai về việc biên soạn sách giáo khoa mới trao đổi gần đây trên báo Văn nghệ: “Để làm được bộ sách giáo khoa Ngữ văn tốt, một nhóm nhỏ các nhà soạn sách chắc chắn là không đủ sức.
Vì vậy, Tổng chủ biên nên lập ra mấy “cửa” tiếp nhận những áng “Văn chương tinh hoa” thích hợp khắp nơi. Sau khi công khai mời những người quan tâm đến sách giáo khoa Ngữ văn trong toàn quốc tham gia gửi những áng “Văn chương tinh hoa” giản dị mà sâu sắc, hợp với tuổi học trò về cho mình.
Còn nếu cơ quan chủ biên nhất định “bế quan tỏa cảng” như lâu nay, thì việc soạn sách giáo khoa Ngữ văn tất sẽ bại tiếp và sẽ tái diễn rất nhiều chuyện buồn như là ta đã thấy, ví dụ chuyện cắt sửa thơ một cách tùy tiện, ví dụ chuyện đưa cả “Ca” vào sách giáo khoa thay thế cho “Thơ” như đã nói”.
Việc xóa bỏ bài mẫu, văn mẫu không thể một sớm, một chiều đã thay đổi được ngay mà cần có thời gian, có sự thay đổi đồng bộ của nhiều yếu tố trong quá trình giáo dục nhưng tôi tin tưởng với sự quyết tâm cao của cả hệ thống giáo dục chúng ta sẽ làm được.
Xây dựng chương trình, sách giáo khoa cho trẻ em khuyết tật: Khó nhưng phải làm
Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021 - 2030 của ngành Giáo dục có nội dung đáng chú ý, đó là sẽ xây dựng chương trình, sách giáo khoa (SGK) cho trẻ em khuyết tật.
Học sinh khiếm thị học thông qua sách nổi. Ảnh minh họa
Đây là việc làm hết sức cần thiết, nhưng cũng không phải dễ dàng.
Sách giáo khoa cho trẻ khuyết tật: Thiếu thống nhất
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển giáo dục nói chung, giáo dục trẻ khuyết tật đã đạt được những thành quả quan trọng về nhiều mặt. Hệ thống quản lý giáo dục trẻ khuyết tật được hình thành hầu hết các tỉnh, thành phố và bước đầu đi vào hoạt động. Theo thầy Trần Lê Duy Khiêm, Hiệu trưởng Trường Dạy trẻ Khuyết tật Cần Thơ (TP Cần Thơ), giáo dục đặc biệt là chương trình giáo dục được thiết kế dành riêng cho học sinh có nhu cầu đặc biệt (bị chậm phát triển về tinh thần/ thể chất/ tình cảm hoặc bị khiếm thính, khiếm thị...).
Các trẻ này cần một môi trường giáo dục dành riêng cho mình - điều mà các trường học truyền thống không thể đáp ứng. Giáo dục đặc biệt sử dụng các phương pháp, chương trình và cả nội dung giảng dạy mang tính thích nghi cho trẻ có nhu cầu đặc biệt; đáp ứng nhu cầu hoạt động, vui chơi, học tập theo khả năng của trẻ đó.
Tuy nhiên, việc xây dựng chương trình, SGK cho trẻ em khuyết tật chưa được hoàn chỉnh. Bước đầu chỉ mới xây dựng được chương trình khung cho bậc tiểu học dành cho trẻ khiếm thị và khiếm thính, bậc THCS áp dụng chương trình khung của hệ bổ túc THCS. Chưa có chương trình dành riêng cho trẻ tự kỷ và chậm phát triển trí tuệ...
Hiện nay, chưa có bộ SGK thống nhất dành riêng cho các dạng khuyết tật. Học sinh khiếm thính sau khi học xong cấp 1, cấp 2, chưa có cơ hội học lên cấp 3. Tài liệu, SGK cho trẻ khiếm thính có nhưng thiếu nhiều so với nhu cầu... "Vì vậy, xây dựng chương trình, SGK cho trẻ em khuyết tật là hết sức cần thiết" - thầy Trần Lê Duy Khiêm nhấn mạnh.
Cùng nhận định này, cô Lê Thanh Hà, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Bình Minh, Hà Nội cho rằng: Xã hội càng ngày càng phát triển, số lượng học sinh khuyết tật càng nhiều và đa dạng. Tuy nhiên, trên thực tế chưa có một bộ SGK nào dành cho đối tượng này.
"Trường Tiểu học Bình Minh thành lập gần được 30 năm, thầy cô luôn tự mày mò tìm học liệu để dạy trẻ khuyết tật. Hà Nội có 3 trường đặc thù có học sinh khuyết tật. Trường Nguyễn Đình Chiểu dạy trẻ mù có chữ nổi hỗ trợ. Trường cho trẻ câm điếc Xã Đàn có ký hiệu hỗ trợ. Nhưng riêng trẻ khuyết tật trí tuệ thì vô cùng đa dạng và chưa có một một tài liệu chính thức nào hỗ trợ cho các con.
Nhà trường phải căn cứ vào từng mức độ của trẻ để xây dựng chương trình, rất vất vả. Trong khi đó, trẻ khuyết tật trí tuệ lại chiếm số đông trong các dạng tật của Hà Nội. Nguyện vọng đã từ bao năm nay là có bộ sách quốc dân cho đối tượng trẻ này, nhưng thực sự rất khó" - cô Lê Thanh Hà chia sẻ.
Thông tin hiện chưa có chương trình, SGK dành riêng cho cho trẻ em khuyết tật học hòa nhập, bà Nguyễn Thị Ngọc Hà, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Vĩnh Long, cho biết: Giáo viên dạy trẻ khuyết tật trong các cơ sở giáo dục căn cứ vào khả năng, nhu cầu, dạng tật với các mức độ khuyết tật khác nhau của trẻ để xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân phù hợp.
Vì vậy, chương trình giáo dục hòa nhập chưa thống nhất giữa các đơn vị, địa phương; khó cho công tác quản lý, giảng dạy và đánh giá chất lượng giáo dục. Để giảm bớt khó khăn trong giáo dục hòa nhập hiện nay, giảm thiểu sự bất bình đẳng về cơ hội tiếp cận giáo dục cho trẻ khuyết tật, hướng đến nâng cao chất lượng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật thì việc xây dựng chương trình, SGK phục vụ giáo dục trẻ khuyết tật thống nhất và đồng bộ theo từng dạng tật, từng mức độ khuyết tật là cần thiết và cấp bách.
Đây là giải pháp cơ bản để hiện được mục tiêu giai đoạn 2021 - 2025 có 80% trẻ em khuyết tật có nhu cầu học tập được tiếp cận giáo dục chuyên biệt, giáo dục hòa nhập và hỗ trợ phục hồi chức năng phù hợp (giai đoạn 2025 - 2030 tỷ lệ này là 90%).
Sách giáo khoa giúp học sinh khuyết tật tiếp cận với chương trình mới.
Cần kế hoạch, lộ trình cụ thể
Dù nhận định tính cần thiết của việc xây dựng chương trình, SGK cho trẻ khuyết tật, nhưng cả giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục đều cho rằng, đây là việc nhiều khó khăn.
Theo lý giải của bà Nguyễn Thị Ngọc Hà, người khuyết tật có nhiều dạng tật, mỗi dạng khuyết tật chia ra mức độ nặng nhẹ khác nhau; vì vậy xây dựng chương trình, SGK phù hợp, gắn với thực tiễn và đồng bộ với Chương trình giáo dục phổ thông mới là rất khó. Song song đó phải thiết kế đồ dùng học tập, trang thiết bị dạy học đặc thù; bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên để thực hiện chương trình, SGK, sử dụng thiết bị dạy học. Do đó, việc này cần nhiều thời gian, nguồn nhân lực có chuyên môn đặc thù và kinh phí để thực hiện.
"Tôi cho rằng, Bộ GD&ĐT cần có kế hoạch và lộ trình cụ thể cho việc xây dựng chương trình, SGK cho trẻ em khuyết tật; trong đó rất cần sự tham gia, đóng góp ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, giáo viên đang giảng dạy thực tế. Đồng thời, định kỳ tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ quản lý, giáo viên về giáo dục học sinh khuyết tật; đặc biệt là các lớp bồi dưỡng chuyên sâu kỹ năng dạy hòa nhập ở từng dạng tật để từng bước nâng cao kỹ năng cho giáo viên trong cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông hiện nay.
Cần nghiên cứu việc ban hành Thông tư quy định vị trí việc làm, định mức số lượng người làm việc đối với các trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập để làm cơ sở cho việc bố trí biên chế, tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng hoạt động của các trung tâm, thực hiện tốt hơn chức năng hỗ trợ người khuyết tật tại cơ sở giáo dục, cộng đồng và gia đình" - bà Nguyễn Thị Ngọc Hà đề xuất.
Cũng nhìn nhận khó khăn do số lượng cán bộ thực hiện xây dựng chương trình, SGK cho trẻ khuyết tật còn ít ít ỏi, chưa đủ mạnh; nguồn kinh phí đầu tư chưa nhiều; sự khác biệt giũa ngôn ngữ vùng miền, địa phương, thầy Trần Lê Duy Khiêm đề xuất cần đầu tư nguồn kinh phí cho việc xây dựng chương trình, SGK cho trẻ khuyết tật. Kiện toàn đội ngũ cán bộ chuyên biệt xây dựng chương trình, SGK cho từng đối tượng trẻ khuyết tật. Đặc biệt, cần hoàn chỉnh sớm bộ ký hiệu ngôn ngữ thống nhất cho trẻ khiếm thính.
Bày tỏ mong muốn các cấp lãnh đạo, nhà khoa học quan tâm thực sự đến chương trình, SGK cho trẻ em khuyết tật, cô Lê Thanh Hà nhấn mạnh, để thực hiện rất cần có hội đồng biên tập, thẩm định và phải đi từ thực tế học sinh, tìm hiểu được các dạng tật của học sinh. Ngoài ra, điều không thể thiếu là sự tham gia, hợp tác chặt chẽ giữa cơ sở và bộ phận xây dựng sách; đồng thời tham khảo thêm chương trình giáo dục học sinh khuyết tật của các nước tiên tiến trên thế giới.
Dù học trực tiếp hay trực tuyến, ngành giáo dục vẫn kiên trì với mục tiêu chất lượng Thời quan vừa qua, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ đã đến kiểm tra một số tỉnh, thành phía Bắc về việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới. Trong bối cảnh ứng phó dịch COVID-19, ngành giáo dục luôn kiên trì với mục tiêu chất lượng. Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cho biết, Bộ Giáo...