Tranh cãi việc Israel lên kế hoạch tiêm liều vaccine thứ 4
Israel đang lên kế hoạch mở chiến dịch tiêm liều vaccine Covid-19 thứ 4 vì “không có thời gian để chờ đợi”, nhưng một số chuyên gia cho rằng quá sớm để làm vậy.
Người dân Israel đeo khẩu trang phòng ngừa Covid-19 (Ảnh: EPA).
Bất chấp những tranh cãi giữa các nhà khoa học và việc thiếu bằng chứng ủng hộ hoặc chống lại một mũi tăng cường khác, chính phủ Israel vẫn đang xem xét phê duyệt tiêm liều vaccine Covid-19 thứ 4 cho những người dễ bị tổn thương do chủng Omicron lây lan nhanh.
Ngày21/12, Hội đồng chuyên gia tư vấn cho chính phủ Israel về đại dịch đã khuyến nghị tiêm liều thứ 4, nhấn mạnh rằng, lợi ích tiềm năng cao hơn rủi ro.
Theo hội đồng này, đã có nhiều dấu hiệu suy giảm khả năng miễn dịch vài tháng sau khi tiêm mũi thứ ba, và nói rằng bất kỳ sự chậm trễ nào trong việc tiêm liều bổ sung có thể là quá muộn để bảo vệ những người có nguy cơ cao nhất.
Nhưng một số nhà khoa học cảnh báo, kế hoạch này có thể phản tác dụng vì tiêm quá nhiều và quá sớm có thể khiến hệ thống miễn dịch bị “quá tải”, ảnh hưởng đến hiệu quả chống chọi virus SARS-CoV-2 của cơ thể. Một số thành viên trong Ban cố vấn của chính phủ Israel đã nêu lên mối lo ngại đó đối với người cao tuổi, New York Times cho biết.
Thủ tướng Israel Naftali Bennett đã tuyên bố rõ ràng ủng hộ tiêm liều 4 và Bộ trưởng Bộ Y tế Nitzan Horowitz đã gợi ý về khả năng tổ chức tiêm đợt thứ 4 vào ngày 26/12 tới. Nhưng đến tối 23/12, Bộ Y tế vẫn chưa có động thái gì và một quan chức cấp cao của bộ này cho biết đang chờ thêm dữ liệu từ các quốc gia khác.
Israel, một quốc gia nhỏ nhưng có hệ thống y tế công hiệu quả, luôn là quốc gia đi đầu trong việc triển khai tiêm vaccine Covid-19. Vì vậy nước này luôn được xem là hình mẫu cho phần còn lại của thế giới. Tốc độ quyết liệt đã đặt Israel vào tình thế phải đánh giá sớm mức độ hiệu quả của các làn sóng dịch bệnh cũng như lớp bảo vệ của vaccine hết tác dụng nhanh như thế nào.
Tại cuộc họp báo vào cuối ngày 22/12, tiến sĩ Boaz Lev, người đứng đầu ban cố vấn, cho rằng: “Cái giá phải trả sẽ cao hơn nếu chúng ta không tiêm liều vaccine thứ 4″, đồng thời mô tả sự lan rộng của Omicron là “một dạng sóng thần hoặc lốc xoáy”. Ông nhấn mạnh: “Chúng ta không có nhiều thời gian để đưa ra quyết định”.
Giữa lúc Omicron đang quét khắp thế giới với tốc độ đáng báo động, các chính phủ đang nỗ lực kiềm chế nó trước áp lực là không tái áp đặt các hạn chế khắc nghiệt đối với cuộc sống hàng ngày, cũng như không hạn chế các lễ kỷ niệm và đào sâu thêm nỗi đau kinh tế trong 2 năm đại dịch qua.
Video đang HOT
Một báo cáo mới của Anh cho thấy, liều tăng cường có ít hiệu quả chống Omicron hơn so với các biến chủng trước đó và hiệu quả giảm nhanh hơn, trong vòng 10 tuần. Các nhà sản xuất đang cố gắng điều chỉnh các mũi tiêm vaccine để nhắm vào Omicron.
Ngoài lo ngại mũi thứ 4 trong vòng chưa đầy một năm có thể thực sự làm suy yếu khả năng miễn dịch, một số chuyên gia cho biết chính phủ Israel vẫn chưa tận dụng tối đa các lựa chọn khác, chẳng hạn như tiêm thêm vaccine cho khoảng 1 triệu người đủ điều kiện nhưng cho đến nay vẫn chưa thực hiện.
Cùng với kiến thức chung về Omicron, tác dụng của liều thứ 4 đối với biến chủng mới cũng chưa được biết rõ. Nhưng các chuyên gia y tế của nước này chỉ ra rằng, khả năng miễn dịch suy giảm ở những người trên 60 tuổi, những người đầu tiên được tiêm mũi thứ 3 bắt đầu từ tháng 8. Hiện không có dấu hiệu rõ ràng về việc vaccine giảm hiệu quả với các ca bệnh nặng.
Israel mới ghi nhận hàng trăm ca nhiễm Omicron, nhưng các quan chức cho biết chủng mới này phổ biến hơn nhiều và có thể vượt qua Delta để trở thành chủng thống trị trong vòng 2 hoặc 3 tuần tới.
Các nhà nghiên cứu Israel từ Bộ Y tế và một số tổ chức học thuật đã trình bày dữ liệu cho nhóm tư vấn đưa ra khuyến nghị về mũi thứ 4 hôm 22/12. Bài trình bày cho thấy tỷ lệ nhiễm Delta ở nhóm tuổi trên 60 tăng gấp đôi trong vòng 4 hoặc 5 tháng sau khi tiêm mũi thứ ba.
Cần chờ thêm dữ liệu khoa học?
Trước mối lo về làn sóng dịch mới trong mùa đông, khi các bệnh viện đã bị quá tải do những ca bệnh cúm thông thường và các bệnh hô hấp khác, ban cố vấn đã bỏ phiếu áp đảo để đề xuất tiêm liều thứ 4 cho những người trên 60 tuổi, những người suy yếu hệ thống miễn dịch và nhân viên y tế. Mũi này sẽ được tiêm ít nhất 4 tháng sau mũi thứ ba.
Những cao tuổi ở Israel tiêm liều vaccine Covid-19 tăng cường ở Tel Aviv vào tháng 8 (Ảnh: AP).
Ban cố vấn không đề xuất chiến dịch tiêm mũi 4 mở rộng ở giai đoạn này, nhưng đã khuyên nên tiêm liều tăng cường 3 tháng sau liều thứ hai thay vì chờ 5 tháng như hiện nay.
Trong khi có bằng chứng cho thấy Omicron, được phát hiện mới tháng trước, thường gây ra triệu chứng nhẹ hơn so với các biến thể trước đó, các quan chức Israel cho biết rằng, vào thời điểm có được thông tin rõ ràng hơn về chủng này, lúc đó có thể đã quá muộn để bảo vệ những người có nguy cơ cao nhất.
Tuy nhiên, một số chuyên gia y tế khuyến cáo nên hoãn tiêm liều thứ 4.
Giáo sư Hagai Levine, một nhà dịch tễ học và là Chủ tịch Hiệp hội Bác sĩ Y tế Công cộng Israel, cho biết số ca nhiễm mới ở Israel vẫn chưa tăng mạnh và không có bằng chứng nào cho thấy cần phải tiêm mũi thứ 4 để ngăn ngừa bệnh nặng do Omicron.
“Tôi tôn trọng ý kiến của những người nói rằng an toàn hơn là hối tiếc và việc phòng bệnh là tốt nhất”, giáo sư Levine nói trong một cuộc phỏng vấn. “Nhưng trước khi tiêm mũi thứ tư, nên chờ dữ liệu khoa học”.
Một chuyên gia y tế có tiếng khác, giáo sư Dror Mevorach, hiện đứng đầu khoa Covid-19 tại Trung tâm Y tế Hadassah ở thành phố Jerusalem (Israel), cũng kêu gọi chờ đợi thêm dữ liệu. “Chỉ vì chúng ta đi đầu trong chiến dịch tiêm liều tăng cường không có nghĩa là phải tiêm liều thứ 4 là không có cơ sở khoa học”, ông nói.
Ban cố vấn của chính phủ Israel cho biết, khuyến nghị của họ về mũi thứ 4 xuất phát từ sự xuất hiện và lây lan của Omicron cùng với gánh nặng thêm cho hệ thống y tế trong mùa đông, và có thể sẽ không nhanh chóng dẫn đến mũi 5.
Lúc đầu, nhiều người Israel coi việc quốc gia của họ đi đầu trong việc tiêm vaccine cho người dân là một đặc ân và là tấm vé để nhanh chóng trở lại cuộc sống bình thường. Nhưng triển vọng về việc tiêm lần 4 trong vòng một năm đã làm tan biến suy nghĩ đó.
Đông Nam Á nỗ lực "hồi sinh" ngành du lịch giữa đại dịch Covid-19
Sau thời gian dài đóng cửa do Covid-19, thành công của Thái Lan về thí điểm mở cửa du lịch đã trở thành hình mẫu cho các điểm du lịch khác khắp châu Á trong chiến lược đón khách trở lại.
Một khu nghỉ dưỡng tại Phuket, Thái Lan (Ảnh: AFP).
Vào tháng 7, Thái Lan đã quyết định mở cửa hòn đảo du lịch nổi tiếng Phuket dành cho du khách đã tiêm vắc xin đầy đủ, bất chấp thực tế nước này vẫn quay cuồng với làn sóng bùng dịch mới do biến chủng Delta. Và nỗ lực của họ dường như đã đạt kết quả.
Cho đến ngày 29/9, chương trình du lịch "Sandbox" (Hộp cát) không cách ly đã thu hút 38.289 lượt khách quốc tế, trong đó chỉ có 0,3% có kết quả xét nghiệm dương tính với virus gây bệnh Covid-19. Kế hoạch táo bạo này giúp mang về cho ngành du lịch vốn hái ra tiền của Thái Lan 1,63 tỷ baht doanh thu từ tháng 7 đến tháng 8.
Tất nhiên, con số trên không là gì so với 470 tỷ baht doanh thu vào năm 2019 trước đại dịch, nhưng "Sandbox" đã trở thành hình mẫu thành công cho các điểm du lịch khác, giữa lúc các nền kinh tế kiệt quệ đang loay hoay trong chiến lược tái khởi động ngành du lịch của họ.
Cũng giống Thái Lan, Indonesia đang cân nhắc chiến dịch mở cửa du lịch tương tự với "những bước đi nhỏ" để mở cửa đảo Bali trở lại cho du khách nước ngoài sau một số khởi đầu không như ý. Kế hoạch dự kiến của Indonesia là đưa du khách ở trong "vùng an toàn" của hòn đảo ở Nusa Dua, Ubud và Sanur.
Tại Malaysia, đảo Langkawi đã mở cửa vào ngày 16/9 cho du khách nội địa tiêm chủng đầy đủ.
19 tháng sau đại dịch, các nhà hoạch định chính sách các quốc gia đang cố gắng hồi sinh ngành du lịch và các lĩnh vực liên quan, vốn đã thiệt hại ước tính 2.400 tỷ USD trên toàn cầu vào năm ngoái. Họ đang cố gắng tìm ra sự cân bằng phù hợp giữa các nhu cầu cạnh tranh.
Những hạn chế Covid-19 nào mà du khách sẵn sàng chấp nhận? Loại tiêu chuẩn kiểm soát dịch như thế nào khiến họ vẫn cảm thấy thoải mái? Người dân địa phương sẵn sàng chấp nhận rủi ro ở mức độ nào để cứu sinh kế của họ? Đó là những câu hỏi và các nhà hoạch định chính sách phải đặt ra.
Đáng chú ý, động lực để tái khởi động du lịch quốc tế đang tăng lên ở khắp khu vực. Hướng đi phổ biến qua những lần thử nghiệm này là các điểm đến khép kín như các hòn đảo, nơi có thể dễ dàng kiểm soát lượng khách ra vào và bất kỳ ổ dịch tiềm ẩn nào cũng chỉ giới hạn ở một khu vực.
Bà Sarah Mathews, người đứng đầu quan hệ đối tác truyền thông ở châu Á - Thái Bình Dương tại nền tảng du lịch Tripadvisor cho biết: "Mọi người vẫn đang học hỏi từng ngày... Tôi thích ý tưởng về hộp cát Phuket. Tôi không nghĩ là chúng sẽ tồn tại vĩnh viễn... Hộp cát là một cách tuyệt vời để giúp các chính phủ cũng như các doanh nghiệp học hỏi", bà nói.
Theo bà Mathews, có một điều chắc chắn rằng, nhu cầu đi lại là rất lớn. Dữ liệu của Tripadvisor được công bố ngày 22/9 cho thấy, người Singapore quyết tâm bù đắp thời gian đi lại đã mất trong đại dịch, trong đó New York, London, Hong Kong, Dubai, Bangkok và Munich là những điểm đến quốc tế phổ biến nhất mà họ tìm kiếm.
Báo Strait Times (Singapore) dẫn lời tiến sĩ Nuno Ribeiro, một giảng viên cao cấp tại Đại học RMIT Việt Nam, nhận định: "Nếu lịch sử ngành du lịch kể từ Thế chiến II dạy chúng ta điều gì thì đó chính là việc du lịch luôn bùng nổ sau các cuộc khủng hoảng". "Điều tương tự sẽ xảy ra khi đại dịch Covid-19 được kiểm soát hoặc thế giới học cách sống chung với nó, giống các bệnh cúm thông thường khác".
Du lịch nội địa được đánh giá sẽ tiếp tục là lực đẩy cho ngành du lịch khu vực trong thời gian tới. Ví dụ, tại Bali, lượng khách nội địa khoảng 6.000 lượt mỗi ngày cũng đủ giúp duy trì hoạt động của các khách sạn quy mô nhỏ. Đã có những dấu hiệu cho thấy sự sống đang dần trở lại tại các bãi biển của Bali.
Theo khảo sát của Tổ chức Du lịch Thế giới thuộc Liên Hợp Quốc (UNWTO), gần một nửa số chuyên gia du lịch không kỳ vọng du lịch quốc tế sẽ phục hồi trở lại mức trước đại dịch cho đến năm 2024 hoặc muộn hơn. Bởi theo công cụ theo dõi phục hồi du lịch của UNWTO, 82% biên giới trong khu vực Đông Nam Á vẫn đóng cửa vào tháng 6.
Tiến sĩ Nuno Ribeiro cũng dự đoán, trong thời gian tạm thời này có thể sẽ bùng nổ sự cạnh tranh khốc liệt về giá cả ở các điểm du lịch.
Những ông bố, bà mẹ đơn thân trong 'Má tôi là đại gia' Bà Hoàng chồng mất sớm, một thân một mình nuôi 4 đứa con; ông Minh (bố Minh Khang) cũng gà trống nuôi con trưởng thành. Bộ phim Má tôi là đại gia chỉ còn vài tập nữa là kết thúc. Bộ phim tô thêm một màu sắc khác trong bức tranh phim chủ đề gia đình đang được yêu thích hiện nay. Với...