Tranh cãi việc giảm tuổi nghỉ hưu của giáo viên mầm non
Do đặc thù công việc, giáo viên mầm non phải được coi là ngành nghề nặng nhọc, độc hại, nhưng nhiều chuyên gia cho rằng trong bối cảnh thiếu giáo viên hiện nay, không thể để giáo viên mầm non nghỉ hưu sớm.
Theo khảo sát, 96% giáo viên mầm non muốn được về hưu ở tuổi 55 – ẢNH: KHẢ HÒA
Đó là ý kiến của các đại biểu tại hội thảo góp ý dự thảo Nghị định về tuổi nghỉ hưu và điều kiện hưởng lương hưu do Tổng liên đoàn Lao động (LĐLĐ) VN tổ chức ngày 16.6.
96% giáo viên mầm non muốn về hưu ở tuổi 55
Tại hội thảo, ông Ngọ Duy Hiểu, Phó chủ tịch Tổng LĐLĐ VN, bày tỏ: “Giáo viên mầm non (GVMN) phải được coi là ngành nghề nặng nhọc, độc hại bởi họ không chỉ dạy học mà còn phải dỗ trẻ. Hằng ngày họ phải đến lớp rất sớm để đón trẻ và về rất muộn sau khi đã trả hết trẻ. Bên cạnh đó, trẻ mầm non còn khá non nớt, hành vi của trẻ chưa đầy đủ, quấy khóc, ương bướng… có thể gây áp lực cho GV. Chúng tôi mong muốn nghị định khi đi vào thực thi phải thật khả thi”.
55 tuổi trở đi, GVMN sẽ không đủ sức khỏe để đảm bảo các thao tác chuyên môn như: múa, hát, hướng dẫn các hoạt động thể lực, chạy, nhảy…, nguy cơ mất an toàn là điều có thể xảy ra
Nguyễn Ngọc Ân (Phó chủ tịch Công đoàn ngành giáo dục VN)
Video đang HOT
Đồng tình ý kiến trên, bà Cù Thị Thủy, Phó vụ trưởng Vụ Mầm non (Bộ GD-ĐT), cho rằng yêu cầu công việc đối với GVMN ngày càng cao. “Trước đây chúng ta hay nghe câu hát “cô là mẹ và các cháu là con”, thì tới đây cô sẽ là… bà và các cháu là con. Ngoài công việc áp lực, nhiều cô giáo cũng có những tâm tư, không có thời gian giảng dạy các cháu, điều kiện lo chuyện riêng tư…”.
Ông Nguyễn Ngọc Ân, Phó chủ tịch Công đoàn ngành giáo dục Việt Nam, đề nghị cho GVMN được về hưu ở tuổi 55. Ông Ân cho hay qua khảo sát của công đoàn ngành, trong số 10.698 ý kiến gửi về có tới 96% đề nghị cho GVMN được về hưu ở tuổi 55.
“Hiện tại định mức quy định và thời gian làm việc thực tế của GVMN quá nhiều so với các ngành nghề khác (10 giờ/ngày). Cường độ làm việc cao, sức ép từ sự giữ an toàn cho trẻ căng thẳng kéo dài làm cho sức khỏe của GVMN giảm sút rất nhanh. Vì vậy, 55 tuổi trở đi, GVMN sẽ không đủ sức khỏe để đảm bảo các thao tác chuyên môn như: múa, hát, hướng dẫn các hoạt động thể lực, chạy, nhảy…, nguy cơ mất an toàn là điều có thể xảy ra”, ông Ân nói.
Cần nghiên cứu bài bản
Theo bà Cù Thị Thủy, đối với vị trí việc làm của trường mầm non, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng có thể nghỉ hưu muộn để tận dụng kinh nghiệm. Còn GV trực tiếp, nếu được nghỉ hưu ở tuổi 55 các cô rất vui. Tuy nhiên, để đưa ra những căn cứ khoa học, thuyết phục Chính phủ, chúng ta cần phải nhìn nhận, đánh giá cụ thể hơn nữa, phải có chuyên gia tính toán định mức lao động, tác động độc hại…
Bà Hồ Thị Kim Ngân, Phó trưởng ban Quan hệ lao động (Tổng LĐLĐ VN), qua lấy ý kiến ở các bộ ngành, địa phương, cho rằng những người lao động như GVMN, nhân viên đường sắt, dệt may, các ngành nông nghiệp… đề nghị bổ sung vào danh mục nặng nhọc, độc hại. Tuy nhiên, theo bà Ngân, danh mục nghề nặng nhọc độc hại đã được lấy ý kiến của chuyên gia, các bộ ngành nên việc những nghề chưa được đưa vào dự thảo danh mục rất khó được xem xét. Vì vậy, cần có những khảo sát, nghiên cứu cụ thể.
Không phải già rồi thì không làm được đâu, “thầy già” mà không đứng sau kèm thì “con hát trẻ” làm sao hát hay được
PGS-TS Lê Thị Châu Khoa Luật, Trường ĐH Công đoàn
Ngược lại, bà Diệu Hồng, chuyên gia độc lập, lo ngại: “Trước bối cảnh thiếu GVMN như hiện nay, nếu cho họ nghỉ hưu sớm, lấy đâu ra đội ngũ bù đắp. Khi đó, con cháu chúng ta giao cho ai…”.
PGS-TS Lê Thị Châu, Khoa Luật, Trường ĐH Công đoàn, cũng cho rằng không nên để GVMN đang thiếu lại tiếp tục thiếu nếu không tăng tuổi nghỉ hưu. “Công đoàn nên có cuộc điều tra xã hội học, hỏi ý kiến GVMN trên 55 tuổi xem các cô có muốn về hưu hay không? Không phải già rồi thì không làm được đâu, “thầy già” mà không đứng sau kèm thì “con hát trẻ” làm sao hát hay được”, bà Châu góp ý.
Giáo viên mầm non: Áp lực kép
Nhiều vụ việc bị dư luận mang ra "mổ xẻ" trong thời gian qua khiến không ít giáo viên mầm non thêm phần áp lực. Ngoài công việc chăm sóc trẻ không ngừng nghỉ trong ngày, họ còn phải đối mặt sức ép vô hình từ phía phụ huynh.
Một hoạt động trong lớp học ở Trường Mầm non Vimeco. Ảnh: NVCC
Chứng kiến phụ huynh đánh tới tấp cô giáo
Từ khi ra trường đến nay đã tròn 10 năm, chị Đồng Thị Hiên (sinh năm 1987) gắn bó môi trường giảng dạy tại Trường Mầm non Vimeco (Cầu Giấy, Hà Nội). Chị Hiên từng dạy qua tất cả "cấp" như lớp nhà trẻ, lớp bé, lớp nhỡ. Chị Hiên thừa nhận, những áp lực về công việc không lớn bằng áp lực về mặt tinh thần. Nhiều khi phụ huynh chưa thấu hiểu, chỉ một vài vấn đề nhỏ đã đánh giá không tốt cả quá trình lao động của các cô giáo.
Chị Hiên không thể quên những ngày đầu mới ra trường: "Khi đó đang đón ở lớp nhà trẻ, có một cháu khóc nức cứ bám riết. Nếu thả bạn này xuống thì cũng thương, vì thế, tôi chưa thể chu đáo đón các bạn còn lại. Trong khi đó, phụ huynh khác lại phản ánh với nhà trường về thái độ đón học sinh của tôi như vậy là chưa niềm nở, không tốt. Nên khi mới ra trường, tôi rất sợ giao tiếp với phụ huynh".
"Đối với giáo viên mầm non, phụ huynh chỉ có một hướng nhìn hoài nghi nên tôi cảm giác rất áp lực tâm lý. 2 năm đầu tiên đi làm, tôi phải cố gắng hết sức" - chị Hiên chia sẻ.
Mỗi lớp khoảng 30 trẻ thì có từ 3-4 cô chăm sóc, trông nom với một chuỗi bữa ăn, hoạt động được thực hiện trong ngày. Chị Đỗ Thị Thu Hoài - giáo viên trường Mầm non Vimeco - cho biết: "Đến nay, tôi vẫn ám ảnh việc phụ huynh lao vào đánh tới tấp cô giáo. Trước đây, tôi đang công tác tại trường mầm non khác. Buổi trưa các con đang ngủ thì chợt có một cháu bị cắn vào má, lúc này các cô đang ăn cơm. Buổi chiều đón con thấy có vết bầm trên mặt, bố và bà của bé xông tới đánh vào mặt cô giáo. Tôi xuống can ngăn cũng vạ lây". Lúc bấy giờ, chị Hoài mới công tác chưa lâu. Phải chứng kiến cảnh tượng đó, chị thấy run sợ và ám ảnh khôn nguôi.
Ao ước được dự lễ khai giảng của con
Ngày nào cũng vậy, 7 giờ kém 15, chị Hoài đã phải bước chân ra khỏi nhà và 18 giờ bắt đầu rời khỏi trường học. Vì vậy, chị Hoài phải đưa con mình đi học sớm và hiếm khi được trò chuyện, ngắm nhìn con bước chân vào lớp.
Học kì 2 vừa rồi, con lớn học lớp 10 của chị đã thay đổi giáo viên. Vậy đến giờ này, chị chưa biết mặt mũi cô giáo chủ nhiệm của con như thế nào. Rơm rớm nước mắt, chị Hoài nghẹn ngào: "Khai giảng vào lớp 1 của con thiêng liêng lắm. Tôi chỉ ao ước được đưa con đi, đón con về trong ngày trọng đại này, nhưng chưa bao giờ được thực hiện điều đó vì trùng lịch khai giảng của trường".
Gắn bó nghề "trông trẻ" được 5 năm, N.H.T (sinh năm 1996, đang dạy tại Trường Mầm non Thiên Thần Nhỏ ở quận Cầu Giấy, Hà Nội) - cho hay, giáo viên mầm non là nghề vất vả, đặc thù hơn những ngành nghề khác. Tuy nhiên, ngoài những tình huống gặp nhiều khó khăn, căng thẳng thì tình yêu nghề, yêu trẻ khiến chị T có những giây phút hạnh phúc khi ngắm nhìn các con vui chơi.
TS Vũ Thu Hương - nguyên giảng viên Khoa Giáo dục tiểu học, Đại học Sư phạm Hà Nội - nói rằng, giáo viên mầm non là một trong những nghề vất vả nhất. Chăm sóc trẻ nhỏ luôn đòi hỏi sự để ý, quan tâm từng giây phút. Họ phải liên tục làm việc trong trạng thái tập trung cao nhất. Điều này sẽ khiến họ mệt mỏi, mất sức.
"Ngoài ra, việc chăm sóc trẻ thường đi kèm với tiếng khóc có khi đến hàng giờ, với bỉm sữa... dễ gây ức chế tinh thần. Tất cả những ức chế trên, người giáo viên phải trải qua hàng ngày dù lương của họ luôn ở mức thấp kỉ lục" - bà Hương nói.
Trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm: Hướng đi đúng của giáo dục hiện đại Sáng 10/6, Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết 5 năm triển khai thực hiện chuyên đề "Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm" giai đoạn 2016-2020. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ đến dự và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ phát biểu chỉ đạo tại hội nghị Đổi...