Tranh cãi về mô hình trường chuyên: Đã lỗi thời hay bất công?
Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành – một cựu học sinh Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam, khoá 1992-1995 đã đề xuất nên xóa bỏ mô hình trường chuyên để tránh áp lực cho học sinh. Những ngày qua, quan điểm này nhận được sự quan tâm, với nhiều ý kiến trái chiều.
Những ngày qua, bảng điểm đẹp với toàn điểm 10 của học sinh có nguyện vọng đăng ký thi vào lớp 6 Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam đã nhận được sự quan tâm của dư luận.
Danh sách đủ điều kiện dự thi vào lớp 6 năm học 2019-2020 của Trường Amsterdam với học bạ toàn điểm 10.
Khi nhìn bảng điểm toàn điểm 10 này, Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành – một chuyên gia kinh tế, cựu học sinh Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam đã chia sẻ quan điểm không nên tồn tại mô hình trường chuyên, hoặc chuyển mô hình trường này cho tư nhân.
Lập luận được đưa ra là trường chuyên tồn tại nhiều bất cập như: Bất công, là mô hình lấy của người nghèo chia cho người giàu. Đồng thời việc chạy đua để vào ngôi trường này khiến có thể nảy sinh các tiêu cực như phụ huynh chạy chọt để con em có bảng điểm đẹp, có giải thưởng…
Lập luận trên đã nhận nhiều ý kiến trái chiều từ các chuyên gia, phụ huynh, học sinh.
Mô hình trường chuyên vẫn cần thiết
Theo bà Nguyễn Thị Thu – người đồng sáng lập Trường mầm non Tsubaki, mô hình trường chuyên vẫn cần thiết và nên có những đổi mới thay vì xóa bỏ.
Video đang HOT
Vì tư duy của phụ huynh luôn muốn con học trường chuyên để làm rạng danh gia đình nên có rất nhiều bộ hồ sơ dự thi vào trường chuyên Amsterdam. Vì chỉ tiêu tuyển sinh có hạn trong khi hồ sơ nộp vào nhiều nên nhà trường buộc phải đưa ra tiêu chí xét tuyển học bạ, giải thưởng để sàng lọc.
Tuy nhiên đó lại giống như liều doping, phụ huynh tiếp tục đưa con mình vào một cuộc đua để có được bảng điểm đẹp, có các giải thưởng. Đó là lý do để tiêu cực xuất hiện.
“Tư nhân hóa trường chuyên Amsterdam hay các trường chuyên không phải là cách giải quyết gốc rễ vấn đề. Có cầu thì phải có cung. Nên điều quan trọng là phụ huynh cần thay đổi tư duy và nhận thức trong việc lựa chọn môi trường giáo dục phù hợp với con em mình”- bà Thu nêu quan điểm
Còn theo Bùi Nguyên – cựu học sinh Trường chuyên Hà Nội – Amsterdam khóa 2014-2017 bày tỏ không đồng tình với quan điểm cho rằng trường chuyên là trường dành cho con nhà giàu, có tiềm lực mới đua được vào trường chuyên.
“Trường Amsterdam là một trong những trường đi đầu về hoạt động ngoại khóa. Trong trường không chỉ có các câu lạc bộ học thuật mà còn có nhiều câu lạc bộ nghệ thuật, qua đó giúp học sinh nhìn nhận được những điểm mạnh của bản thân và tỏa sáng với chính điểm mạnh đó” – Nguyên cho biết.
Các em nhỏ và phụ huynh hồi hộp xem học sinh trường Amsterdam làm thí nghiệm khoa học. Ảnh: Bích Hà.
Liên quan đến quan điểm có nên tư nhân hóa trường chuyên, chị Nguyễn Thu Hường (quận Tây Hồ, Hà Nội) cho rằng việc tư nhân hóa trường chuyên lúc này là không nên bởi sự thay đổi này cần phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay.
“Người Việt Nam chủ yếu có thu nhập thấp, việc đầu tư cho giáo dục của các gia đình Việt Nam đã cải thiện hơn nhưng không phải là quá nhiều (trừ gia đình có điều kiện).
Tư nhân hóa một cơ sở công lập tức là học phí cũng tăng lên, vì vậy sẽ có nhiều học sinh nghèo học giỏi sẽ mất đi cơ hội được học trong các ngôi trường chuyên nhiều anh tài. Nếu tất cả các trường chuyên tư nhân hóa thì có lẽ sân chơi tri thức bậc sâu sẽ chỉ chủ yếu dành cho gia đình có điều kiện” – chị Hường phân tích.
Giữ mô hình nhưng cần thay đổi tư duy giáo dục
Bên cạnh các ý kiến phản đối, cũng có một số ý kiến bàn luận về vấn đề thay đổi tư duy trong cách giáo dục tại mô hình trường chuyên trên cả nước.
Chị Vũ Thị Huyền (cựu học sinh Trường THPT Chuyên Thái Bình) đề xuất nên có nhiều trường năng khiếu hơn là trường chuyên.
“Giỏi âm nhạc, hội họa, thể thao hay giỏi về kiến thức khoa học, xã hội cũng đều là giỏi. Tuy nhiên ở Việt Nam đa phần chỉ có trường chuyên cho kiến thức. Còn tài năng khác thì được xếp vào trường năng khiếu.
Tư duy này tạo nên cuộc chạy đua, áp lực đặc biệt cho các trường chuyên, lớp chọn không chỉ riêng ở chuyên Amsterdam. Nếu tất cả được nhìn nhận một cách công bằng thì nên phát triển thành các trường năng khiếu. Các em học sinh cũng sẽ giảm bớt được sức ép, căng thẳng và có thời gian học tập những gì mình yêu thích” – chị Huyền cho hay.
Đồng quan điểm với chị Huyền, bà Nguyễn Thị Thu cũng cho rằng tư duy về giáo dục phải thay đổi theo hướng khai phóng để học sinh được phát triển toàn diện.
Cuộc đua vào trường chuyên: Lại câu chuyện điểm số
Năm nay, trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam tiếp tục "gây bão" khi công bố 9.933 học sinh đủ điều kiện dự xét tuyển vào lớp 6 của hệ THCS.
Những điểm số học bạ "toàn 10" như một điều tất yếu đối với các thí sinh dự tuyển. Điểm 9 nào đó được coi là "đặc biệt hiếm hoi" với học bạ của các thí sinh.
Ảnh minh họa
Theo quy định của Sở GD&ĐT Hà Nội, chỉ tiêu của trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam khoảng 180 học sinh, chia làm 4 lớp. Học sinh muốn đăng ký dự tuyển phải đạt danh hiệu "Học sinh hoàn thành xuất sắc các nội dung học tập và rèn luyện" ở lớp 2, 3, 4 và 5. Theo quy định của trường, phương thức tuyển sinh vẫn giữ như năm ngoái, kết hợp giữa xét tuyển và kiểm tra, đánh giá năng lực.
Tại vòng 1 - sơ tuyển, chậm nhất được thực hiện trước ngày 10/7, nhà trường sẽ đánh giá học sinh bằng điểm số với công thức "điểm sơ tuyển = điểm học tập cấp tiểu học điểm ưu tiên".
Trong đó, điểm học tập cấp tiểu học được hiểu là tổng điểm kiểm tra định kỳ cuối năm môn Toán, Tiếng Việt ở 5 năm tiểu học và môn Khoa học, Lịch sử, Địa lý ở lớp 4, 5 (tối đa 140 điểm), điểm ưu tiên (từ 0,5 - 1,5 theo quy định của Bộ GD&ĐT). Sau khi lọt qua vòng 1 (từ 137/140 điểm), các thí sinh sẽ thực hiện kiểm tra, đánh giá năng lực bằng 3 bài Toán, Tiếng Việt và Tiếng Anh, mỗi bài 45 phút vào sáng 24/7.
Theo lãnh đạo trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, căn cứ điểm chuẩn xét tuyển, trường sẽ xét điểm số theo thứ tự cho đến khi đủ chỉ tiêu. Với các thí sinh ở "nhóm cuối" được xét tuyển nếu bằng điểm nhau, sẽ được tính toán đến phương án xem xét điểm sơ tuyển, tổng điểm kiểm tra định kỳ cuối năm lớp 5 các môn Toán, Tiếng Việt và hộ khẩu thường trú tại quận Cầu Giấy (trụ sở của nhà trường).
Chị Trần Hồng Nhung, quận Cầu Giấy, Hà Nội (có con năm nay dự tuyển lớp 6 trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam) chia sẻ: "Mặc dù gia đình ủng hộ nhà trường đặt vấn đề điểm số lên hàng đầu nhưng phải nói thật, phụ huynh rất áp lực". Nhắc đến điểm số, TS Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội khi chia sẻ, việc đánh giá học sinh hiện nay chưa phân loại tốt học trò, chưa căn cứ vào kết quả thực sự. Đó đây có hiện tượng thầy cô phải ủng hộ mục tiêu thi cử của các em. Việc xét tuyển, cần có những ứng biến linh hoạt, kết hợp nhiều giải pháp khác nhau để kết quả toàn diện hơn.
Dù vẫn có những xì xào nhỏ to về câu chuyện học bạ "toàn 10" của các thí sinh trước khi bước vào lớp 6 trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, nhưng có một sự thật cần tôn trọng, đó là trong đợt thi học sinh giỏi quốc gia vừa qua, toàn TP Hà Nội có 103 học sinh đoạt giải (15 giải Nhất, 44 giải Nhì, 44 giải Ba) thì trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam có tới 76 học sinh.
Trao đổi với phóng viên Kinh tế & Đô thị, bà Lê Thị Oanh - nguyên Hiệu trưởng trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam cho rằng, sự tín nhiệm của người dân, các bậc phụ huynh chính là thước đo chính xác nhất về chất lượng đào tạo, uy tín của nhà trường. Toàn bộ đội ngũ giáo viên nhà trường luôn tìm cách phát huy cao nhất khả năng, năng lực của từng học sinh. Mỗi em học sinh khi rời khỏi ngôi trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam luôn tự hào, hãnh diện về nơi mình từng được đào tạo, học tập.
Điểm 10 đỏ rực học bạ, đến Mỹ còn không được như thế! Học tới 13 môn một học kỳ, nhưng sao học sinh vẫn có thể đạt điểm 9 điểm 10 hầu hết các môn? Ảnh minh họa Tôi vừa đọc báo thấy danh sách học sinh thi vào lớp 6 Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, thấy học lực nhiều thí sinh kinh khủng quá: Toàn điểm 10. Tôi tự hỏi chả nhẽ...