Tranh cãi về chuyển đổi mô hình trường học
Vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều quanh việc chuyển đổi mô hình trường công có chất lượng sang trường chất lượng cao (CLC). Nhiều người lo ngại rằng, con nhà nghèo không “có cửa” vào học trường tốt.
Học sinh, phụ huynh lo các trường THPT công lập chuyển đổi mô hình trường chất lượng cao
Hiện Hà Nội có 22 trường được UBND TP phê duyệt mô hình trường CLC ở cả 4 bậc học từ mầm non tới THPT. Trong đó, bậc THPT hiện có 2 trường là THPT Phan Huy Chú (quận Đống Đa) và Trường THPT Lê Lợi (quận Hà Đông). Để trở thành trường CLC, trước đó, các trường này phải có sẵn nền tảng chất lượng giáo dục tốt từ đội ngũ giáo viên tới cơ sở vật chất. Tuy nhiên, khi chuyển đổi mô hình CLC, các nhà trường này sẽ được áp mức trần học phí riêng, cao gấp hàng chục lần so với trường công lập bình thường khác.
Trước thông tin, sắp tới, Hà Nội tiếp tục chuyển đổi mô hình một số trường THPT như: Kim Liên, Phan Đình Phùng, Chu Văn An sang trường CLC, nhiều người băn khoăn, lo lắng vì không đủ điều kiện cho con theo học. Lâu nay, các trường THPT kể trên là những trường có chất lượng top đầu của Hà Nội. Với việc cho phép học sinh đặt 1 nguyện vọng cho khu vực bất kỳ thì các trường kể trên là mục tiêu của nhiều học sinh giỏi các trường trong thành phố.
GS Phạm Tất Dong, nguyên Phó trưởng ban Tuyên giáo T.Ư, cho rằng, không nên chuyển đổi trường công có chất lượng sang trường CLC. Đã gọi là trường công, trường nào cũng phải phấn đấu, đổi mới giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo viên để đào tạo học sinh có chất lượng.
Khi chuyển đổi mô hình, các trường thu học phí cao là rào cản đối với con nhà nghèo. Đặc biệt, việc chuyển đổi Hà Nội đang dự định thực hiện ở các trường có sẵn chất lượng, nền tảng tốt, làm mất cơ hội học tập của nhiều học sinh không có điều kiện là không nên. Chưa kể, khi chuyển đổi mô hình gọi là trường CLC, thu học phí cao nhưng chất lượng thực sự có cao hay không cũng là câu hỏi.
Lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội thông tin, đến nay Hội đồng UBND TP Hà Nội chưa phê duyệt đề án chuyển đổi mô hình trường học. Tuy nhiên, nếu thực hiện, năm đầu tiên tuyển sinh, học sinh lớp 10 sẽ thực hiện mô hình chất lượng cao, thu học phí theo mô hình này. Những lớp trên như lớp 11, 12 đang học theo chương trình đại trà, nếu phụ huynh không đồng tình, vẫn tiếp tục dạy học theo chương trình này và thu học phí như bình thường.
Không nên triển khai ồ ạt
Trong khi đó, GS Đào Trọng Thi, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng của Quốc hội, lại ủng hộ mô hình trường này. Ông nói, theo Luật Thủ đô, Hà Nội là địa phương có cơ chế đặc thù để xây dựng mô hình trường này. “Mô hình này không phải làm phổ biến mà chỉ thực hiện được ở những nơi đã có đủ trường học bình thường cho học sinh. Hiến pháp đã có quy định Nhà nước đầu tư cho phát triển nhân tài, vì thế những học sinh có năng lực đặc biệt có thể thi vào trường chuyên. Ở đó, các em được đầu tư, thậm chí cấp học bổng để học tập.
Video đang HOT
Riêng trường CLC lại khác, là nâng cao điều kiện học tập, dịch vụ tốt hơn, do đó, học sinh muốn vào trường này phải đóng mức học phí cao là đương nhiên”, ông Thi nói. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng, khi thực hiện chuyển đổi, Hà Nội cần thận trọng, không làm ồ ạt và chỉ thực hiện được ở những nơi đã đảm bảo chỗ học cho học sinh đại trà ở khu vực đó.
Luật Giáo dục 2019 không chấp nhận đưa vào luật mô hình trường công lập CLC. GS Đào Trọng Thi cho rằng, vì Hà Nội có Luật Thủ đô riêng và là địa phương thực hiện thí điểm mô hình này, nếu mô hình trường này chỉ để khối trường ngoài công lập thực hiện thì chưa đáp ứng yêu cầu xã hội, chưa kể mức học phí ở những trường này sẽ cao hơn rất nhiều khối trường công chuyển đổi mô hình.
Trường THPT công lập thu học phí cao: Liệu có gây bất công trong giáo dục?
Các nhà giáo dục cho rằng, nên cho một số trường THPT công lập ở Hà Nội được tự chủ và nên có quy định học phí không quá con số nào đó, vừa giảm bớt áp lực kinh tế cho nhà nước, vừa đảm bảo phần lớn các gia đình theo được.
Thông tin một số trường THPT tốp đầu của Hà Nội là Chu Văn An, Kim Liên và Phan Đình Phùng sẽ chuyển sang mô hình trường chất lượng cao (CLC) , thu học phí cao vừa qua khiến không ít phụ huynh, các nhà giáo dục thấy băn khoăn và có ý kiến trái chiều.
Thông tin từ Sở GD-ĐT Hà Nội cho hay, đã đề xuất với UBND TP.Hà Nội về việc chuyển các trường này theo hướng mô hình trường CLC và giao cho chính các trường xây dựng đề án để trình. Hiện nay UBND TP.Hà Nội chưa phê duyệt các đề án này.
Trả lời báo chí, một lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội cũng cho biết, đơn vị này đang trình UBND TP.Hà Nội ban hành nghị quyết theo hướng không làm CLC toàn bộ mà chỉ thực hiện CLC một phần. Có nghĩa, khi thực hiện, năm đầu tiên tuyển sinh, HS lớp 10 sẽ thực hiện mô hình CLC, thu học phí theo mô hình này. Những lớp trên như lớp 11, 12 đang học theo chương trình đại trà, nếu phụ huynh không đồng tình vẫn tiếp tục học và thu học phí theo Nghị định 86 như hiện nay.
Trao đổi với báo chí, ông Trịnh Ngọc Thạch, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, đồng thời là thành viên Ban Soạn thảo luật Giáo dục 2019, cho rằng, cơ sở công lập mà cho phép cung cấp dịch vụ giáo dục chất lượng cao, thu tiền cao là vô lý ở chỗ: đã được nhà nước cấp đất, xây trường, đầu tư trang thiết bị giáo dục đầy đủ, hiện đại, trả lương cho đội ngũ... mà lại thu học phí cao của dân là không ổn. Như vậy là dùng ngân sách nhà nước để kinh doanh.
Nếu các trường THPT tốp đầu của Hà Nội là Chu Văn An, Kim Liên và Phan Đình Phùng chuyển sang mô hình trường chất lượng cao, thu học phí cao thành hiện thực thì sao?
Dưới đây là ý kiến của các nhà giáo, các nhà quản lý, các chuyên gia giáo dục về vấn đề này:
Cô Nguyễn Thị Huyền Thảo, giáo viên trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, TP.HCM: "Việc này dễ gây hiểu nhầm"
Mô hình tự chủ cũng có cái hay là các trường tự hoạch toán tài chính cho mình. Chủ động trong nguồn thu và chi điều này cho phép các trường chủ động hơn trong các kế hoạch và chương trình hoạt động giáo dục. Đây là xu thế tất yếu để các trường đầu tư và phát triển. Cơ chế xin cho, chờ đợi ngân sách cũng có những hạn chế đó là chờ đợi.
Thời gian lâu mà phải chờ đợi thủ tục, duyệt chi cũng đẩy các trường ở thế bị động và khó khăn cho hoạt động của trường.
Tuy nhiên, việc này dễ gây hiểu nhầm nếu để các trường tự thu và nâng học phí quá cao khiến cho một số gia đình khó khăn trong việc đảm bảo tài chính cho con, em. Thật ra, thu học phí cũng đều phải được sự chấp thuận và định mức khung cho phép của Ủy Ban nhân dân. Nên vấn đề này đảm bảo việc thu học phí và tự chủ của các trường đảm bảo trong khung cho phép. Nên tôi không phản đối chủ trương này.
Vấn đề là cần có sự giám sát, thanh kiểm tra để trành tình trạng lạm thu. Đảm bảo chủ trương đúng đắn của chính sách.
Thầy Đào Tuấn Đạt- Hiệu trưởng trường THPT Anxtanh, Hà Nội: Còn nhiều băn khoăn?
Theo luật giáo dục thì chỉ tồn tại 2 khu vực là trường công và trường tư. Loại hình công lập tự chủ tài chính được hiểu đúng bản chất là gì?
Khu vực công phải tiến tới không thu học phí. Khu vực tư thu học phí có hỗ trợ của nhà nước. Còn tỷ lệ công - tư do nhà nước ấn định. Bố mẹ học sinh đều đóng thuế cho nhà nước. Giờ đi học trường công vẫn nộp học phí cao thì có gì đó vẫn băn khoăn?
Thầy Nguyễn Quốc Bình - nguyên hiệu trưởng trường THPT Việt Đức, Hà Nội: Việc nên làm
Tôi ủng hộ với chủ trương một số trường THPT top trên của Hà Nội sẽ chuyển sang mô hình trường chất lượng cao, thu học phí cao.
Việc chuyển sang mô hình này sẽ đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của học sinh: "Ở đây cha mẹ học sinh phải đóng tiền học phí cao hơn cho con em mình để được học ở môi trường tốt hơn so với ở mức học phí hiện nay.
Hiện các trường công lập được nhà nước đầu tư trang thiết bị giáo dục đầy đủ, hiện đại, trả lương cho đội ngũ giáo viên nhưng cũng chỉ ở mức độ nào đó. Còn việc nếu chuyển sang mô hình chất lượng cao thì có thêm nguồn tiền để chi cho các hoạt động khá đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng nâng cao của học sinh.
Tuy nhiên, theo tôi, nếu có sự chuyển đổi mô hình sẽ nảy sinh những bất cập mà xã hội sẽ quan tâm, đó là có một bộ phận học sinh học giỏi nhưng sẽ không được học ở trường mà trước đây lẽ ra các em có thể được học vì học phí như hiện nay.
Theo tôi những em học giỏi nhưng điều kiện gia đình không có tài chính học thì ngành giáo dục, thành phố Hà Nội phải có cơ chế về học bổng, hỗ trợ cho các em học giỏi có thể vẫn có thể thực hiện quyền học tập của mình, không sợ có sự bất công.
Khi đã thu học phí cao thì tăng chất lượng giáo dục cũng phải tăng theo. Không có chuyện đóng học phí cao không tương xứng với chất lượng.
TS Vũ Thu Hương: Sẽ giúp các trường top dưới nếu muốn cạnh tranh
Tôi ủng hộ việc chuyển đổi mô hình trường như thế sẽ giảm áp lực kinh phí cho nhà nước. Đây là điều nên làm. Không nên lúc nào cũng trông chờ vào sự bao cấp của nhà nước. Người dân Việt Nam ở các vùng thành phố lớn thì không phải là quá nghèo.
Quan điểm của tôi, các gia đình cho con học ở các trường THPT top cao chủ yếu tìm cách vào trường vì danh tiếng của trường chứ không phải vì nghèo, không có khả năng đóng học phí.
Hơn nữa, điều này cũng sẽ giúp các trường top dưới nếu muốn cạnh tranh thì vươn canh tranh dễ dàng hơn về chất lượng.
Theo tôi, nên cho một số trường THPT công lập được tự chủ và nên có quy định học phí không quá con số nào đó, vừa giảm bớt áp lực kinh tế cho nhà nước, vừa đảm bảo phần lớn các gia đình theo được.
Bà Hương cho rằng, khi đã thu học phí, các trường sẽ không thể lạm thu. Ngoài ra, khi thu học phí rồi, chất lượng giảng dạy sẽ được chú trọng hơn để khỏi bị mất uy tín.
Tại sao không cho phép 1 số trường chuyển đổi mô hình mà cứ chỉ vì 1 vài gia đình khó khăn không thể đóng học phí mà cứ giữ nguyên mọi thứ như thời mới giải phóng? Tư tưởng bao cấp sẽ gây ra nhiều tiêu cực chứ không phải là việc thu phí gây ra tiêu cực...
Hà Nội có thêm một trường chất lượng cao UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 4722/QĐ-UBND về việc công nhận trường THPT Lê Lợi (quận Hà Đông) đạt tiêu chí trường chất lượng cao. Cô trò trường THPT Lê Lợi UBND TP giao Sở GD&ĐT chịu trách nhiệm về việc xét đề nghị, kiểm định công nhận trường chất lượng cao; duy trì và tổ chức, hoạt động...