Tranh cãi ‘truyện cổ’ hay ‘chuyện cổ’ trong một bài thơ
Cùng một bài thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ, sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 6 in “Chuyện cổ nước mình”, trong khi sách Tiếng Việt lớp 4 là “ Truyện cổ nước mình”.
Trong một tiết dạy, thầy Võ Kim Bảo (THCS Nguyễn Du, quận 1) nhận được thắc mắc của học sinh về bài thơ Chuyện cổ nước mình, tác giả Lâm Thị Mỹ Dạ, trong sách Ngữ Văn lớp 6, tập 1 (Bộ sách Chân trời sáng tạo, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2021).
Học sinh nhận thấy cùng bài thơ và tác giả này, sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4, tập 1 mà các em học hai năm trước in là Truyện cổ nước mình. Bây giờ, sách Ngữ Văn lớp 6 thay toàn bộ từ “truyện cổ” thành “chuyện cổ”.
“Tôi cũng băn khoăn không khác gì học sinh. Tôi chỉ giải thích cho các em hiểu truyện và chuyện khác nhau thế nào. Còn việc vì sao có sự khác nhau ở các sách, tôi hẹn dịp khác, khi tìm hiểu đủ thông tin”, thầy Bảo nói.
Tên bài thơ được in trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 tập 1, năm 2019 (trên) và trong sách Ngữ Văn lớp 6 tập 1, bộ sách “Chân trời sáng tạo”, năm 2021 (dưới). Ảnh: Mạnh Tùng
Theo thầy Bảo, dị bản xuất hiện với tác phẩm văn học dân gian là bình thường, dễ giải thích. Nhưng “dị bản” xuất hiện ở một tác phẩm văn học hiện đại, lại in trong sách giáo khoa cùng một nhà xuất bản, là việc rất khó hiểu.
“Điều này khiến học sinh không biết thế nào mới đúng, lâu dần có thể tạo nên sự nhầm lẫn trong khái niệm. Chi tiết này tưởng nhỏ, nhưng không hề nhỏ. Bởi sách giáo khoa xưa nay luôn được xem là chuẩn mực, nguồn tri thức đáng tin nhất, nên sự bất nhất này sẽ khiến các em giảm niềm tin”, thầy Bảo nói.
Ngoài bộ sách Chân trời sáng tạo, bộ sách Kết nối Tri thức với cuộc sống, cùng nhà xuất bản, cũng sử dụng bài thơ này với tên gọi Chuyện cổ nước mình. Hai cuốn sách Ngữ Văn lớp 6 lần đầu được giảng dạy trong năm học 2021-2022 theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Cả hai đều dẫn nguồn bài thơ từ cuốn Lâm Thị Mỹ Dạ, Tuyển tập của Nhà xuất bản Hội Nhà văn, năm 2011.
PGS.TS Nguyễn Thị Hồng Nam, Chủ biên sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 6, bộ “Chân trời sáng tạo” cho biết, trong quá trình soạn, các tác giả lấy văn bản Truyện cổ nước mình từ cuốn “Thơ viết về văn học trong nhà trường” (Nguyễn Đức Khuông tuyển chọn và giới thiệu, Nhà xuất bản Giáo dục, nay là Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, ấn hành năm 2005). Tức là ban đầu, nhóm đã chọn bản in “Truyện cổ”.
Sau đó, có ý kiến cho rằng, hai bộ sách Ngữ Văn lớp 6 của cùng nhà xuất bản, sử dụng chung một bài thơ nhưng trích dẫn nguồn khác nhau thì không ổn. Do vậy, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam thống nhất cả hai cuốn đều sử dụng văn bản in trong Lâm Thị Mỹ Dạ, Tuyển tập. Vì vậy, bản in cuối cùng của sách dùng từ “Chuyện cổ”.
PGS.TS Bùi Mạnh Hùng, Tổng chủ biên sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 6, bộ “Kết nối Tri thức với cuộc sống”, cho biết, khi soạn sách, nhóm tác giả có nhận ra sự khác nhau giữa từ “chuyện” trong bản in từ cuốn Lâm Thị Mỹ Dạ, Tuyển tập và từ “truyện” của chính bài thơ này trong sách Tiếng Việt lớp 4. PGS Hùng cũng cho rằng, hai từ này khác nhau. “Truyện” chỉ một tác phẩm, trong khi “chuyện” chỉ những gì được kể.
Trong bản thảo đầu tiên, nhóm làm sách này dùng bản “truyện cổ”. Nhưng sau đó, họ quyết định dùng bản “chuyện cổ” vì bản này được in trong tuyển tập đứng tên nhà thơ và công bố gần đây nhất – tức Lâm Thị Mỹ Dạ, Tuyển tập, năm 2011. Đồng thời, tuyển tập do Nhà xuất bản Hội Nhà văn – một đơn vị có uy tín, đặc biệt trong lĩnh vực sách văn học – xuất bản.
Ông Hùng cho biết, trong quy trình làm sách giáo khoa Ngữ Văn, nếu gặp sự khác biệt giữa các bản in, nhóm biên soạn thường liên hệ với tác giả hoặc dịch giả để kiểm tra. Tuy nhiên, có những trường hợp nhóm không thể thực hiện được việc này, thường là do tác giả có vấn đề về sức khỏe hoặc đã mất.
Video đang HOT
Bài thơ Truyện cổ nước tôi được in trong sách Tiếng Việt lớp 4 tập một, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, năm 2019. Ảnh: Mạnh Tùng
Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ, 72 tuổi, mắc chứng mất trí nhớ do bệnh Alzheimer nhiều năm nay. Chị Hoàng Thị Dạ Thư, con gái bà cho biết, nhà thơ không đủ minh mẫn để nêu quan điểm về sự việc.
Khi tìm lại các tập thơ khoảng 40 năm trước trong tủ sách của mẹ, chị Thư nhận thấy, bài thơ đều được in với tên gọi Truyện cổ nước mình. Đây cũng là tên của bản in đầu tiên, trong tập “Bài thơ không năm tháng”(1983) – chính là bản được sử dụng trong sách Tiếng Việt lớp 4.
“Hiện mẹ tôi không thể trả lời, nên ý kiến của tôi chỉ mang tính cá nhân. Tôi thì thấy chữ chuyện dùng trong bài này nghe gần gũi hơn, kiểu cháu nghe bà kể chuyện”, chị Thư cho biết.
Thạc sĩ Phan Thế Hoài (giáo viên Văn trường THPT Bình Hưng Hoà, TP HCM) lại cho rằng, trong trường hợp này, nhóm biên soạn sách giáo khoa nên dùng từ “truyện” mới hợp tình, hợp lý.
Bởi theo ông, đây là tên được tác giả sử dụng trong bản in đầu tiên và nhiều tuyển tập sau đó (thời gian nhà thơ còn minh mẫn), và nó đã trở nên quen thuộc với nhiều thế hệ độc giả. Tác phẩm được đăng trong sách giáo khoa Tiếng Việt 4 là “truyện cổ” nên các bản sách sau cần có tính kế thừa.
Về mặt ngôn ngữ, từ “truyện” dùng trong bài thơ này chính xác hơn “chuyện”. Theo Từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên, Nhà xuất bản Hồng Đức, 2018), một trong những nghĩa của từ “truyện” là “Tác phẩm văn học miêu tả tính cách nhân vật và diễn biến của sự kiện thông qua lời kể của nhà văn. Ví dụ: Truyện dài, Truyện cổ tích…
Trong khi đó, “chuyện” có nghĩa là “Sự việc được kể lại”. Ví dụ: Chuyện đời xưa, Nghe chuyện tâm tình hoặc “Việc, công việc, nói chung”. Ví dụ: Chưa làm nên chuyện. Đâu phải chuyện đơn giản…
Những câu thơ trong tác phẩm của Lâm Thị Mỹ Dạ nhắc đến những truyện cổ tích cụ thể của Việt Nam như Tấm Cám, Đẽo cày giữa đường… Nội dung bài thơ ca ngợi ý nghĩa sâu sắc, những bài học về đạo lý làm người chứa trong kho tàng truyện cổ dân gian. Do đó, Thạc sĩ Hoài cho rằng, phải dùng từ “truyện” với ý nghĩa như một thể loại, tác phẩm văn học.
Bài thơ Truyện cổ nước mình trong tuyển tập “Thơ Việt Nam 1945-1985″, Nhà xuất bản Văn học, năm 1985.
Nhiều giáo viên dạy văn THCS cũng tán thành dùng từ “truyện” trong trường hợp này. Nếu nhà xuất bản muốn thay đổi thành “chuyện” với một lý do nào đó, theo họ, cần phải hiệu đính để giáo viên, học sinh không bỡ ngỡ.
Một tiết lên truyền hình, mất ba ngày soạn bài giảng
Sở GD-ĐT TP.HCM đã phối hợp với Đài truyền hình TP.HCM tổ chức dạy học qua truyền hình cho học sinh một số khối lớp. Và để có tiết dạy 25 - 35 phút lên sóng thành công, thầy cô phải dày công đầu tư.
Cô Đỗ Ngọc Anh Thư, dạy lớp 1 Trường tiểu học Nguyễn Thái Học (quận 1, TP.HCM), dạy học trên truyền hình - Ảnh: NVCC
Dạy trên truyền hình đơn thuần chỉ là thuyết trình, có câu hỏi dừng lại cho học sinh suy nghĩ thì chính lúc đó giáo viên như đang độc thoại: À các em suy nghĩ ra chưa? Các em chắc trả lời đúng rồi ha? Thầy mong các em chinh phục được nhiều dạng bài tập này... kiểu như thế.
Thầy VÕ KIM BẢO
Giữa tháng 10-2021, phải mất ba lần tôi mới liên lạc được với thầy Võ Kim Bảo, giáo viên văn Trường THCS Nguyễn Du, (quận 1, TP.HCM).
Để có tiết dạy "đẹp"
Giọng nói thầy khàn khàn do mất ngủ một tuần. Thầy kể bận rộn với lịch giảng dạy online ở trường cho khối 6, 9, buổi tối là lúc làm giáo án mới cho tiết dạy trên truyền hình.
"Dạy ở lớp khác dạy trên truyền hình lắm. Cùng một bài, nhưng dạy trên tivi không dành cho đối tượng học sinh nào trực tiếp nên mình phải soạn lại. Phải đổi sang thuyết trình, đảm bảo tính tương tác, nhất là khi ngưng nghỉ 1-2 phút cho học sinh trả lời câu hỏi" - thầy Bảo tâm sự.
Xong việc soạn giảng, thầy tự quay video, tự thu clip giọng mình để sao cho trọn đúng 35 phút. Sau đó thầy xem lại và học thuộc trong cả tuần để có một tiết dạy "đẹp" trên truyền hình.
Thầy Bảo kể: "Lên đài 35 phút, nếu chênh một xíu thì rất cực cho người quay nên tôi phải giảng thử, quay thử, ghi âm thử để xem chỗ nào chưa ổn. Đi ngủ cũng phải mở clip mình tự quay lại để nghe cho thuộc lời. Thậm chí lúc nào rảnh cũng phải "lập bập" lại lời giảng.
Bên ngoài nhìn vào cứ tưởng 35 phút trôi qua cái vèo. Hình ảnh giáo viên trông lung linh, lóng lánh trên màn hình chứ thực ra cả tuần thầy cô "sầu úa" ăn ngủ không yên với nội dung sẽ dạy".
Trong khi đó, 25 phút một tiết dạy trên truyền hình với cô Đỗ Ngọc Anh Thư (dạy lớp 1 Trường tiểu học Nguyễn Thái Học, quận 1, TP.HCM) khá căng thẳng.
"Một tiết 25 phút, tôi mất ba ngày soạn giảng, tập luyện. Tôi phải thức 2-3h sáng để đọc kỹ sách giáo khoa, sách giáo viên, soạn giáo án điện tử, sau đó gửi sở để duyệt, rồi đưa cho đồng nghiệp góp ý. Tôi thì không học thuộc vì sẽ nhìn phần ghi chú trên màn hình Power Point. Nhưng áp lực nhất là mường tượng ống kính là học sinh để tương tác, để giảng thật tự nhiên".
Thầy Phạm Thanh Bình - giáo viên tiếng Anh Trường THCS Lê Văn Tám (quận Bình Thạnh, TP.HCM) - lần đầu được trải nghiệm việc dạy trên truyền hình. Mặc dù không được tập huấn nhưng được "tiền bối" và đồng nghiệp tư vấn qua điện thoại nên thầy dạy thành công các tiết cho khối 6 và 9.
Thầy háo hức kể về tiết ghi hình: "Cái khó là dạy nhưng không tương tác với học sinh, dạy học theo chủ đề buộc giáo viên phải biết tổng hợp. Ví dụ khi dạy một chủ đề về các loại đại từ và thì hiện tại đơn, giáo viên phải soạn lọc chủ điểm nhỏ như đại từ chủ ngữ, đại từ tân ngữ; động từ "to be", động từ thường..., tức là đòi hỏi giáo viên phải đi sâu, chuyên nghiệp.
Việc chuẩn bị phải tốn công sức gấp 5-6 lần soạn giảng bình thường. Dạy trên truyền hình ngoài việc cho trải nghiệm phim trường, giúp tôi có kinh nghiệm mới khi trước mặt mình là đối tượng học sinh đông đảo".
Gần 90 giáo viên giảng dạy
Một kỹ thuật viên quay phim của Đài truyền hình TP.HCM (HTV) cho biết có gần 90 giáo viên thực hiện tiết dạy trên truyền hình cho các khối 1, 2, 6, 9.
"Chúng tôi quay tập trung, đã quay hết chương trình của học kỳ I. Bây giờ lần lượt phát sóng. Khi làm việc với các thầy cô, lần đầu ai cũng bỡ ngỡ nên sự tương tác, ghi hình còn khựng. Nhưng bắt đầu tiết thứ 2, thầy cô vào guồng thực hiện rất tốt.
Tuy chỉ là công tác kỹ thuật nhưng để có một tiết ghi hình 25-35 phút, chúng tôi biết giáo viên phải chuẩn bị giáo án, hậu trường rất kỹ và vất vả vì thời gian quá ít. Để thành công một tiết ghi hình, đương nhiên giáo viên không thể nào hời hợt mà rất gạn lọc, đầu tư soạn giảng" - người này nói.
Trong khi đó, theo lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM, việc dạy học trên truyền hình để hỗ trợ thêm quá trình học tập online trong mùa dịch cho học sinh.
Vị này cho biết: "Giáo viên được chọn ghi hình là những giáo viên cốt cán, có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng. Vì dịch giã, không được tập huấn nhưng đa số thầy cô phản xạ tự nhiên theo kinh nghiệm, năng lực đã có để tổng hợp, truyền tải nội dung cốt lõi của bài trong thời lượng quy định.
Giáo án soạn giảng được sở, phòng và tổ chuyên môn ở trường duyệt, sau đó mới ghi hình. Về hình thức, sở có kịch bản đưa cho các thầy cô tập luyện, nhưng đa số giáo viên uyển chuyển linh hoạt khi mở màn, hay chuyển tiết và kết thúc. Nhìn chung, các thầy cô làm việc rất tốt".
Lên sóng
Thầy Võ Kim Bảo, giáo viên văn Trường THCS Nguyễn Du (quận 1, TP.HCM), soạn giáo án rất kỹ trước khi dạy học trên truyền hình - Ảnh: NVCC
Xuất hiện trên truyền hình, nhớ lại những giây đầu tiên run run, thầy Bảo kể: "Mở đầu môtip quen thuộc: "Mến chào các em học sinh lớp 9, thầy rất vui khi gặp các em với tiết dạy học trên truyền hình ngày hôm nay. Trước khi vào bài học mới, chúng ta khởi động ôn nhanh kiến thức cũ các em nhé"..., mà trước mặt mình chỉ có chục ánh đèn chiếu vào mặt, ba máy quay, rồi có đồng nghiệp nhìn, người trong đài nhìn...
Lần đầu tôi dạy mà lo khó trôi chảy, khó tự nhiên, hơi gượng. May mà tiết đầu tôi vượt qua được, suôn sẻ".
Còn cô Anh Thư kể: "Bao nhiêu máy quay, ánh sáng chiếu trực tiếp vào mặt. Hai tuần tôi dạy trên truyền hình sáu tiết. Đó là sáu bộ trang phục áo dài khác nhau, quay vèo trong một buổi. Mệt, áp lực nhưng luyện cho tôi môi trường chuyên nghiệp với trải nghiệm khó quên.
Nếu như không học online, giáo viên khó có những lần dạy học trên tivi đáng nhớ như thế này. Bản lĩnh, tự tin hơn và giúp giáo viên nhanh vào guồng".
Học sinh lớp 6 sẽ kiểm tra môn nghệ thuật như thế nào? Lần đầu tiên học sinh lớp 6 học môn nghệ thuật theo chương trình giáo dục phổ thông mới và có những quy định về kiểm tra cụ thể. Học sinh lớp 6 trong tiết học môn nghệ thuật - NGUYỄN THÔNG Ngày 3.11, Sở GD-ĐT TP.HCM đã có hướng dẫn các trường về thực hiện kiểm tra đánh giá môn nghệ thuật...